Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo

Ngày 9/11, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo, tập huấn Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo, Công nghệ thiết kế bài giảng E-learning. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử trong toàn ngành giáo dục và đào tạo

Ngày 14/10/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, trong đó yêu cầu các Bộ ngành và địa phương phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai Chính phủ điện tử. Thực hiện chủ trương này, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Dự thảo kiến trúc Chính phủ điện tử trong ngành giáo dục và đào tạo.


Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Kiến trúc Chính phủ điện tử được hiểu như một bản thiết kế hệ thống tổng thể về ứng dụng CNTT, giúp lãnh đạo các cấp có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai Chính phủ điện tử kịp thời, chính xác, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ Chính phủ điện tử [đảm bảo ứng dụng tốt CNTT cả về chiều sâu và chiều rộng].

Hội thảo, tập huấn lần này nhằm hoàn thiện dự thảo kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT trước khi được ban hành. Ngoài ra, Hội thảo cũng thảo luận, xin ý kiến việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, trao đổi kinh nghiệm triển khai áp dụng CNTT nhằm tăng cường công tác quản lí, kết nối thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Việc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử có tầm quan trọng nhất định, trước hết sẽ giúp tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử, từ đó tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin.


Hội thảo, tập huấn Chính phủ điện tử trong giáo dục và đào tạo thu hút sự có mặt của các đại biểu đến từ các phòng, sở giáo dục và đào tạo trong cả nước. Bên cạnh đó còn tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, tập huấn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, việc ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, với sự phát triển của CNTT, của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đang tới rất nhanh, buộc chúng ta phải phát triển và theo kịp, chủ động đón nhận. Điều này nhằm mở ra triển vọng to lớn trong sự phát triển giáo dục, của nhân loại nói chung để mang lại kiến thức cho con người. Đây là xu thế của thế giới, nhiệm vụ của toàn ngành là nhanh chóng bắt kịp để phát triển.

Thứ trưởng cho biết, trước đó Bộ đã trình Chính phủ Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch hành động thực hiện NQ36a của Chính phủ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là sắp xếp, nghiên cứu ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần, chức năng và mối quan hệ giữa các thành phần trong phạm vi toàn ngành.


Ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin [Bộ GD&ĐT] phát biểu tại Hội thảo.

Việc này sẽ tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử trong ngành giáo dục đào tạo; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng cho toàn ngành; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai tại các cấp quản lí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, đồng thời nâng cao tính linh hoạt xây dựng, triển khai các thành phần hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế.

Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Trong những năm qua, toàn ngành Giáo dục đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,...

Tham gia các hệ thống CNTT dùng chung của ngành như: PCGD XMC, EMIS, EQMS, cũng đã triển khai quản lý hành chính điện tử [e-office]; triển khai họp, tập huấn chuyên môn qua mạng, tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến [phục vụ phụ huynh, học sinh, giáo viên, ..]; xét tuyển đầu cấp; kết nối nhà trường - phụ huynh.

Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, vai trò của CNTT đã thể hiện ngày một rõ nét. Theo đó, đã triển khai các giải pháp lớp học điện tử, lớp học thông minh. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình, cách thức thực hiện phù hợp. Ngoài ra, đã xây dựng kho học liệu số, thư viện điện tử, sách giáo khoa điện tử, kho bài giảng e-learning dùng chung.Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, trong trường học cần nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ, bởi nhân lực ứng dụng CNTT có vai trò quyết định thành công ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiệu quả đầu tư.

Các đại biểu tham gia tham luận hiến kế giúp tăng cường ứng dụng công nghệ tông tin trong giáo dục. Trong ảnh là ông Lê Hồng Quang - chuyên gia của Công ty MISA giới thiệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo [AI] và công nghệ Cloud-Mobile trong hệ thống quản lí giáo dục thông minh. Bắt nhịp với xu hướng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công ty MISA đã ứng dụng AI để phát triển một Trợ lí nhập liệu với tính năng nhập điểm bằng giọng nói cho phần mềm quản lí trường học QLTH.VN giúp giảm nhẹ công sức cho giáo viên khi nhập điểm và đánh giá học sinh.

Ngoài ra, cần triển khai các lớp bồi dưỡng CNTT cho nhân viên, giáo viên, cán bộ quản lí, bám sát nhu cầu ứng dụng trong công việc, đảm bảo chuẩn ứng dụng cơ bản, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, kỹ năng khai thác sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin trong nhà trường và đẩy mạnh phương thức tập huấn qua mạng.

Chủ Đề