Vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

Trong hoạt động chuyên môn của trường Tiểu học thì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết qủa giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học,... một cách sát thực nhất. Tổ chuyên môn còn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - học tập. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chiụ trách nhiệm trước hiệu trưởng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.

Để tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả người tổ trưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng sau:

a/ Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn:

- Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của trong khối lớp.

- Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.

- Kết hợp với hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

- Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.

- Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.

b/ Chức năng của tổ trưởng chuyên môn:

- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.

- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy hoc.

- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu.

- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.

- Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn.

- Tập huấn công tác giảng dạy, giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, chế độ chấm và cho điểm, đánh giá, xếp loại HS....

- Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục.

Để đưa chuyên môn của tổ ở trường học đi lên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin đưa ra các nội dung công việc sau:

I. Định hướng công việc cần làm

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học :Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)

2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.

3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề (1 tháng/2 giáo viên) về soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)

4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ.

5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào sáng thứ bảy hàng tuần,).

6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.

7. Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.

8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.

9. Động viên các đ/c viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.

II. Công việc cụ thể

Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:

1. Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên : soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần.

2. người tổ trưởng phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời .

3. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của Vì thế, các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn.

4.Từ việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.

5. người tổ trưởng phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa CNTT vào dạy học

III. Phẩm chất của người tổ trưởng

Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần:

- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,... Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may...

- Phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.

- Luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp,để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.

- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.

- Quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.

- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.

- Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.

Ngoài những yệu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên san có liên quan đến chuyên môn.

Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Ngoài ra, người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất mọi lúc mọi nơi trong công tác cũng như trong sinh hoạt thì việc khó mấy cũng vượt qua.

Cập nhật: 26/04/2017

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS. Vai trò, nhiệm vụ, các chức năng của tổ chuyên môn trong trường THCS là những thắc mắc của rất nhiều giáo viên. Để giải đáp các thắc mắc, các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

>> Xem thêm:Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

Quy định về tổ chuyên môn trong nhà trường

  • I. Những vấn đề chung về quản lý Tổ chuyên môn trong trường THCS
  • II. Tổ chuyên môn THCS
  • III. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Tổ chuyên môn THCS

Ở trường Trung học, Tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Người Tổ chuyên môn được ví như "cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường", trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy và học. Công tác Tổ chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường

I. Những vấn đề chung về quản lý Tổ chuyên môn trong trường THCS

Để điều hành hoạt động của Tổ chuyên môn hiệu quả, Tổ chuyên môn cần cả lãnh đạo và quản lý.

* Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng vể một mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển.

* Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chức năng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Nói đến nét đẹp văn hóa thì "Lãnh đạo là người thức dậy hôm nay, suy nghĩ tìm ra hướng đi cho ngày mai. Quản lý là sự đi thức tỉnh tâm hồn con người.".

* Các vai trò cơ bản của người quản lý và yêu cầu về phẩm chất, năng lực:

Người quản lý có 10 vai trò chia ra thành 3 nhóm chính (theo Mintberg). Tổ chuyên môn muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý tổ theo quy định cần làm tốt tất cả các vai trò này:

  • Vai trò quan hệ con người: người đại diện, người lãnh đạo, người liên lạc.
  • Vai trò thông tin: người giám sát, người truyền tin, người phát ngôn.
  • Vai trò quyết định: người ra quyết định, người điều hành, người đảm bảo nguồn lực, người đàm phán.

Về phẩm chất:

  • Tận tâm với nghề nghiệp và công việc được giao.
  • Sống có đạo đức, văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Về năng lực:

  • Năng lực chuyên môn kỹ thuật. (Hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tác nghiệp có liên quan, có khả năng hướng dẫn và kiểm tra người khác thực hiện.)
  • Năng lực quan hệ con người. (Tập hợp, định hướng dẫn dắt người khác thông qua giao tiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ người- người, giải quyết xung đột, động viên, khích lệ, tạo động lực...)
  • Năng lực tư duy chiến lược. (Dự báo, xác định tầm nhìn, hoạch định chiến lược, sáng tạo và đổi mới.)

* Các chức năng quản lý cơ bản:

  • Chức năng kế hoạch: là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để đạt các mục tiêu đó.
  • Chức năng tổ chức: là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển.
  • Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu đề ra.
  • Chức năng kiểm tra: là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn.

* Phương pháp quản lý:

- PP Hành chính: Tác động dựa trên mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức, thông qua mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định...có tính chất bắt buộc mọi người thực hiện.

- PP Tâm lý - xã hội: Tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức để họ tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ. (GD, thuyết phục, động viên, gây áp lực tâm lý...)

- PP Kinh tế: Tác động thông qua lợi ích vật chất, tạo động lực cho con người làm việc hướng đến mục tiêu. (Chế độ lương, thưởng)

Tất cả các tài liệu về kinh nghiệm giảng dạy học tập, các thầy cô tham khảo các nhóm dành cho giáo viên sau đây: Nhóm Cộng Đồng Giáo Viên. Tại đây các thầy cô có thể chia sẻ kinh nghiệm dạy học, kinh nghiệm soạn bài, các vấn đề liên quan đến giáo dục, .....

II. Tổ chuyên môn THCS

* Tổ chuyên môn cần nắm vững hệ thống chương trình GDPT gồm các vấn đề:

  • Mục tiêu giáo dục;
  • Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục;
  • Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học;
  • Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục;
  • Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp học, cấp học.

* Tổ chuyên môn cần nắm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong nhà trường và mô hình hoạt động.

III. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Tổ chuyên môn THCS

* Thế nào là Tổ chuyên môn? – Các loại Tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay?

Theo Điều lệ Trường Trung học có thể hiểu:

  • Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm GV (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.
  • Mỗi Tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ 1 đến 2 tổ phó do HT bổ nhiệm vào đầu năm học.
  • Trong trường trung học có 2 loại Tổ chuyên môn phổ biến: Tổ đơn môn (tổ Toán, tổ Văn...) và tổ liên môn (tổ KHTN, tổ KHXH, tổ Hóa – Sinh...). Đối với tổ liên môn, trong sinh hoạt chuyên môn đôi khi lại được tách thành các nhóm chuyên môn để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

* Vị trí, vai trò của Tổ chuyên môn:

  • Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THPT và THCS. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
  • Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
  • Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà HT nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của GV.

* Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn

  • Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
  • Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Đặc biệt, Tổ chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV trong trường trung học.

Ngoài ra, các thầy cô tham khảo các quyển lời, các chính sách về lương, giảng dạy của nhà giáo, tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên. Các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Mời các thầy cô cùng theo dõi.