Vai trò và chức năng của nhân vật giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.

Cũng có thể nói kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật về cách ứng xử, đối đáp được đúc kết qua những kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể.

Vai trò và chức năng của nhân vật giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là gì

Vai trò của giao tiếp trong đời sống xã hội

Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng ta hãy thử hình dung xem xã hội sẽ như thế nào nếu mọi người tồn tại trong đó không có mối quan hệ với nhau, mỗi cá nhân chỉ biết mình mà không biết, không quan tâm, không có mối liên hệ gì với những người xung quanh? Đó không phải là một xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc những cá nhân đơn lẻ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người trong xã hội còn là điều kiện để xã hội phát triển.

Ví dụ: Nền sản xuất hàng hóa có phát triển được là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, người sản xuất nắm được nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng được những nhu cầu đó, nghĩa là được người tiêu dùng chấp nhận. Từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xem thêm: Linh hoạt là gì? 

Vai trò của giao tiếp đối với đời sống cá nhân

Trong đời sống của mỗi con người, vai trò của giao tiếp được biểu hiện ở những điểm cơ bản sau: Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường Về bản chất, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội và chuyển chúng thành tài sản của riêng mình. Trong giao tiếp nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển

Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, tồn tại trong xã hội, tức là những nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì không đẹp; cái gì cần làm, cái gì không nên làm mà từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người khác…chủ yếu được hình thành và phát triển trong giao tiếp.

Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu khác của con người

Những nhu cầu của con người như: nhu cầu thông tin, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được quan tâm, nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm xã hội nhất định…chỉ được thỏa mãn trong giao tiếp. Chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào nếu tự giam mình dù chỉ một ngày trong phòng, không gặp gỡ, tiếp xúc với ai, không liên hệ với ai qua điện thoại, không đọc, không xem ti vi?
Theo các nhà tâm lí học, trong cuộc đời của mỗi con người, nhu cầu giao tiếp xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ khi được sinh ra, đứa trẻ đã có những nhu cầu được thương yêu, nhu cầu được an toàn, khoảng 2 – 3 tháng tuổi đứa trẻ đã biết “trò chuyện” với người lớn. Những thiếu hụt trong tiếp xúc với người lớn ở giai đoạn ấu thơ sẽ để lại những dấu ấn tiêu cực trong tâm lí, nhân cách của con người trưởng thành sau này.

Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.
Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội:

– Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. – Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau. – Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp. – Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.

– Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. – Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người. – Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.

– Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.

Vai trò và chức năng của nhân vật giao tiếp
Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người

– Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ. – Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra. – Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.

Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…

Xem thêm: Đức tính nhiệt tình là gì?

Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

– Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. – Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. – Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được. – Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ. – Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn. – Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.

Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.

– Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. – Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội. – Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. – Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. – Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội. – Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém. – Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không. – Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó. Ví dụ: • Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất và gia đình họ.

Xem thêm: Kỹ năng điều hành công sở

Kết luận

– Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân. – Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.

“Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.