Văn bản hướng dẫn phụ cấp độc hại

Phụ cấp độc hại của công chức theo quy định mới nhất

[NLĐO] - Thời gian tới sẽ phải sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Riêng phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ được gộp chung với phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và được gọi chung là phụ cấp theo nghề.

  • 7 khoản phụ cấp với cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ 1-7-2022

  • Người tham gia chống dịch Covid-19 được hưởng những phụ cấp gì?

  • Các khoản phụ cấp của công chức, viên chức sẽ thay đổi từ 1-7-2022

  • Chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên từ 2022

Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị quy định đến năm 2021 sẽ "khai tử" nhiều khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Dưới đây là những quy định về phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức theo quy định mới nhất.

Mức hưởng mới nhất

Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định 204 năm 2004 của Chính phủ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức áp dụng với công chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Trong đó, theo Điều 1 Thông tư số 07 năm 2005, Bộ Nội vụ quy định các đối tượng sau sẽ được hưởng phụ cấp độc hại:

- Công chức kể cả dự bị, tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Công chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Cũng tại Thông tư 07 này, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính dựa vào mức lương cơ sở, theo công thức: Phụ cấp độc hại = [bằng] mức lương cơ sở x [nhân] hệ số

Trong đó, hệ số của loại phụ cấp này gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4. Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng [theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP].

Trước đây, theo Nghị quyết 86 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng nhưng do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp nên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 122/2020/QH14 với nội dung: Chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1-7-2020.

Như vậy, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm của công chức không tăng, vẫn giữ nguyên căn cứ vào mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.

Lưu ý: Mức hưởng được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm, cụ thể: Làm việc dưới 4 giờ/ngày: Tính là ½ ngày làm việc; Làm việc từ 4 giờ trở lên/ngày: Tính là làm việc cả ngày.

Dưới đây là chi tiết mức hưởng phụ cấp này của công chức:

STT

Đối tượng hưởng

Hệ số

Mức hưởng

[đồng/tháng]

1

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

0,1

149.000

2

Làm việc ở nơi có 2 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,2

298.000

3

Làm việc ở nơi có 3 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,3

447.000

4

Làm việc ở nơi có tất cả các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,4

596.000

Đồng thời, phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH.

Thực hiện chế độ tiền lương mới đến 1-7-2022

Hiện nay, thông tin về cải cách tiền lương đang được quy định tại Nghị quyết 27. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu rõ: Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

Lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới của công chức đến 1-7-2022

Do đó, thời gian tới sẽ phải sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành. Riêng phụ cấp độc hại, nguy hiểm, theo tinh thần của Nghị quyết này sẽ được gộp chung với phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và được gọi chung là phụ cấp theo nghề.

Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết này, trong năm 2021 sẽ thực hiện cải cách tiền lương và sẽ bãi bỏ phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, tại Hội nghị Trung ương 13, Ban Chấp hành đã tán thành lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới của công chức đến 1-7-2022.

Như vậy, dự kiến phải từ 1-7-2022 mới không còn tên gọi phụ cấp độc hại mà những công chức phải làm nghề, công việc với điều kiện độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng phụ cấp theo nghề.

H.Lê

Ngoài tiền lương, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của công việc mà người lao động sẽ được hưởng thêm một khoản tiền được gọi là phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách tính phụ cấp độc hại mới nhất.

    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phụ cấp độc hại là gì?

Hiện nay, không có văn bản nào quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Cách tính phụ cấp độc hại mới nhất

Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, công chức, viên chức nhận được như sau:

Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;

Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;

Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;

Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.

Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng:

Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

Đối với người lao động trong công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể tại khoản 1 Điều 11:

Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Thấp nhất bằng 5%

Cao nhất bằng 10%

Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Thấp nhất bằng nhất 7%

Cao nhất bằng 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.

Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên.

Đối với những lao động còn lại

Điều 102 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Lưu ý: Về tiền lương, theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề