Văn miếu được xây dựng để làm gì

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường học đầu tiên tại Việt Nam. Cũng là di tích lịch sử văn hóa về trường học đầu tiên của nước ta. Rất nhiều sĩ tử trước khi đi thi muốn tới đây để cầu may mắn mong có một kỳ thi thành công.

Bạn đang xem: Văn miếu là gì

Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

Giá vé vào cổng: 10.000đ đối với các bạn học sinh và sinh viên, 20.000đ đối với người lớn và du khách nước ngoài. Đây là mức giá khá thấp nhằm mục đích muốn giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn miếu.

Nếu bạn đi xe bus thì chọn các tuyến sau 02, 23, 38, 25, 41 sẽ đi qua Văn Miếu.

Văn miếu nằm ngay trên 4 con phố chính của Đông Đa, Hà hội. Gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Nếu bạn muốn tham quan một di tích cổ xưa thì Văn Miếu Quốc Tử Giám đã một địa điểm bạn không nên bỏ qua.

Văn miếu được xây dựng để làm gì

Toàn cảnh di tích lịch sử văn miếu quốc tử giám

Lịch sử văn miếu quốc tử giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời cai trị của vua Lý Thánh Tông. Nơi thờ các vị khổng tử nổi tiếng của việt nam như Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối.

1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc đến đây để học tập . Và được đổi tên thành quốc học viện trong thời vua Trần Thái Tông cai trị. Cho phép con cái thường dân những người có tài văn chương xuất sắc đến đây học tập.

Sau này sau khi vua Lê Thánh Tông cai trị thì bắt đầu xây dựng bia của những tiến sĩ thi đỗ. Và tới thời vua Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Cho người sửa chữa lại Văn miếu Thăng Long đổi tên thành Văn Miếu của trấn Bắc Thành. Cuối cùng đổi tên thành văn miếu Hà Nội đến ngày hôm nay. Đó là vài nét sơ lược về lịch sử văn miếu quốc tử giám.

Kiến trúc của văn miếu

Di tích lịch sử văn miếu có diện tích rộng 54331 m2, gồm các công trình thiết kế kiến trúc lớn, nhỏ khác nhau. Bên ngoài khuôn viên là những bức gạch vồ. Di tích này trải qua nhiều lần tu sửa vì có dấu hiệu xuống cấp do thời gian. Văn Miếu Quốc Tử Giám gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

Phía trước văn miếu có một hồ gọi là hồ Văn Chương ngày xưa chúng ta có thể trên lầu và ngắm cảnh dưới hồ. Cổng chính gồm 4 trụ lớn, hai bên có bia ghi trên đó là chữ “Hạ Mã”. Bản tên của Văn Miếu ghi bằng chữ Hán cổ xưa có tên là “Văn Miếu Môn”

Được chia làm 5 khu vực khác nhau, mỗi khu vực đều cách nhau bởi những tường ngăn cách lớn và cổng đi lại nối liền với nhau cho tiện việc di chuyển qua các khu khác nhau.

3 khu thường được tham quan khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

1. Khu thứ nhất

Đó là cổng chính của văn miếu từ đây chúng ta sẽ đi đến được Đại Trung Môn.

Xem thêm: Bản Dịch Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Tiếng Anh Là Gì ? Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Tiếng Anh Là Gì

2. Khu thứ hai

Khi vào Đại Trung Môn thì chúng ta sẽ tới Khuê Văn Các. Khuê Văn Các là công trình kiến trúc có tỉ lệ kiến trúc khá hài hòa và thu hút người tham quan khi đến đây. Ngôi nhà gồm 4 trụ chính phía trên là gác lửng ngày xưa là nơi để dạy học được làm hoàn toàn bằng gỗ rất tinh xảo và cầu kỳ.

Bên trái trái Khuê Văn các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu bia tiến sĩ những người đỗ đạt chức vị lớn ở các kỳ thi cử. Khuê Văn các ở Văn Miếu được coi là bộ mặt của Hà Nội.

Văn miếu được xây dựng để làm gì

Khu khuê văn các của văn miếu quốc tử giám

3. Khu thứ ba

Hồ nước Thiên Quang Tỉnh hồ có hình vuông rất đẹp nó còn có tên khác là giếng soi ánh mặt trời. Dọc hai bên hồ là nhà bia các tiến sĩ, mỗi tấm bia được làm bằng đá được đặt trên mỗi con rùa và khắc tên tiến sĩ đã đậu các chức vị như là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ.

Tính từ năm 1442 – 1779 hiện này còn 82 tấm bia. Đó là những điểm thu hút khách đến thăm quan nhất và đó cũng là những di tích lịch sử quý báu.

Văn miếu được xây dựng để làm gì

Nhà bia của các tiến sĩ đỗ chức vụ quan trọng trong các kỳ thi quan trọng

4. Khu thứ tư

Khu trung tâm văn miếu có hai công trình lớn và được thiết kế kỳ công nhất nằm song song và nối tiếp nhau.Tòa bên ngoài gọi là Bái đường, Tòa trong gọi là Thượng cung. Đây là khu vực thờ Khổng Tử và Tứ Phối.

Văn miếu được xây dựng để làm gì

Khu bái đường

5. Khu thứ năm

Đây là khu nhà Thái Học. Thời nhà Nguyễn đã bị bãi bỏ và trường Quốc Tử Giám cũng đóng cửa. Nơi này đổi tên thành Khải thánh là nơi thờ thân sinh phụ mẫu của Khổng Tử.

Vào thời gian kháng chiến chống Pháp khu nhà này bị phá hủy bởi chiến tranh. Được cải tạo và xây dựng lại năm 1999. Trong khu thứ năm còn là nơi thờ của các vị vua gồm vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

Văn miếu được xây dựng để làm gì

Khu thờ các vị vua của triều nhà lý và lê

Kết bài

Bài viết trên đây cho chúng ta hiểu vài nét sơ lược về Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nếu các bạn có thời gian đến Hà Nội hãy ghé thăm quan di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng văn miếu này nhé.


Gia Bảo Group có đội ngũ Kiến trúc sư, Kỹ sư tài giỏi và dày dạn kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng các hạng mục công trình. Chúng tôi lấy sự hài lòng của khách hàng làm mục tiêu lớn nhất và tự tin mang đến các mẫu thiết kế phong cách cùng dịch vụ chuyên nghiệp.

  • Kinh độ vĩ độ là gì
  • Luật kinh doanh là gì
  • Huyền vũ là gì
  • 18 vị la hán là gì

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

A. Ghi chép lại tình hình giáo dục của đất nước qua từng năm.

B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

C. Quy định việc thi cử, tuyển chọn tiến sĩ của nhà nước.

D. Ghi chép lại tình hình thi cử của đất nước qua từng năm.

Đáp án đúng:B. Tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Văn miếu Quốc Tử Giám nhé!

Kiến thức tham khảo về Văn miếu Quốc Tử Giám

1. Văn miếu Quốc Tử Giám là gì?

Văn Miếu – Quốc Tử Giámlà quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phốHà Nội, nằm ở phía Namkinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

2. Quốc Tử Giám – Ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam

- Văn miếu Quốc Tử Giámlà hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

-Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến vàcông trình Quốc Tử Giámchính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

-Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

-Giám sinh (học trò) Quốc Tử Giámlà những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ sẽ được vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng sách, làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.

- Khuôn viên của Văn Miếu Quốc Tử Giám-ngôi trường đại học đầu tiên tại Việt Nam

- Nhà Thái học ngày nay trong khu văn miếu Quốc Tử Giám vốn làQuốc Tử Giám xưađể các giám sinh học tập, bình văn học. Có thể xem đây là ngôi trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sinh ra hiền tài cho đất nước.

3. Bia tiến sĩ Văn Miếu – Tinh hoa dân tộc Việt Nam

- Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.

-Tất cả 82 bia tiến sỹ đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức sử dụng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và bài ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo của những người thợ.

-82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sỹ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh các tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về việc giáo dục, đào tạo, sử dụng nhân tài. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá.

-Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ty, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây là một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XVđến XVIII.

-Năm 2010, UNESCO đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ( Hà Nội) là Di sản Tư liệu thế giới thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO.