Văn thuyết minh về lăng ông bà chiểu năm 2024

Giữa Sài Gòn sầm uất, tấp nập nhưng vẫn có nhiều góc trầm mặc, tĩnh lặng dành cho những ai thích tìm về sự bình yên, giản dị. Lăng Ông Bà Chiểu là một địa điểm như thế. Nơi đây được mệnh danh là một trong những ngôi lăng miếu cổ xưa bậc nhất tại Sài Gòn.

Lăng ông bà Chiểu là một trong những lăng miếu cổ xưa bậc nhất Sài Gòn. Lăng Ông Bà Chiểu tọa lại tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, thế nhưng Lăng Ông Bà Chiểu lại được bao quanh bởi tận 4 con đường đó là: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức, ngay sát chợ Bà Chiểu.

Đây là khu đền và ngôi mộ đôi của Tả Quân Lê Văn Duyệt – Tổng trấn thành Gia Định lúc xưa và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Ngoài lăng mộ của ông bà, còn có 2 ngôi mộ của hai cô hầu nằm bên ngoài khuôn viên lăng. Một mộ ở đường Trịnh Hoài Đức, mộ kia ở đường Lê Văn Duyệt [trong khuôn viên Trường Cán bộ TP.HCM].

Cái tên "Lăng ông bà Chiểu" xuất phát từ việc khu lăng miếu nằm sát bên cạnh chợ bà Chiểu nên thường được gọi như vậy. Do tục lệ kiêng cữ tên nên không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “Lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để gọi địa điểm này.

Tả quân Duyệt là một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ông phục vụ dưới 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng. Ông sinh năm 1763 tại Định Tường [nay là Tiền Giang]. Lê Văn Duyệt gia nhập quân đội Gia Định, cùng chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn từ năm 1781. Ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nên nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ của quân Gia Định tới chức chỉ huy Tả Quân vào thời điểm cuộc chiến kết thúc. Sau khi nhà Nguyễn thành lập, ông trở thành một vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành.

Tuy nhiên, dưới thời vua Minh Mạng năm 1835 đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Kết cục, Lê Văn Duyệt bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi này ông đã mất, vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, dựng bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” [chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội]. Mãi đến đời vua Thiệu Trị [năm 1841], ông mới được giải oan, trụ đá được dẹp bỏ, mộ ông được đắp lại cao và rộng hơn.

Bàn thờ chánh điện Tả quân Lê Văn Duyệt

Lịch sử lăng mộ Ông Bà Chiểu bắt đầu từ 1848, khi khu lăng mộ về cơ bản được xây dựng xong. Năm 1914, Hội Thượng Công Quý Tế được thành lập. Việc cúng tế miếu lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức hằng năm và công tác trùng tu cũng được thực hiện nhiều lần. Ngày 06/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Tổng quan Lăng Ông Bà Chiểu gồm 3 phần, đó là Cổng Tam Quan, Bia đá và Miếu thờ.

Cổng Tam quan đặt ở hướng Nam, mở ra đường Vũ Tùng. Trên cổng là dòng chữ Hán, dịch ra là “Thượng Công miếu”, nghĩa là Thượng Công - một chức quan lớn thời xưa. Từ cổng Tam quan đi qua một khu vườn cảnh sẽ vào khu lăng chính.

Cổng Tam quan

Nhà bia là nơi đặt bia đá ghi nhớ công đức của Tả quân. Nơi đây được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường lát gạch và lợp ngói âm dương. Trên bia đá được khắc chữ Hán “Lê công miếu bi” ca ngợi công lao của tướng Lê Văn Duyệt đối với nhân dân và triều đình. Trước bia đá đặt đôi hạc vàng cưỡi rùa, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, hỗ trợ lẫn nhau giữa muôn loài.

Bia đá ca ngợi công ơn Tả Quân Lê Văn Duyệt

Lăng mộ là công trình được xây dựng đầu tiên trong lăng, vì thế đây cũng là nơi cổ nhất. Phần mộ gồm 2 ngôi mộ song táng: Tả quân bên phải [hướng từ nhà bia nhìn vào] và vợ là bà Đỗ Thị Phận bên trái. Mộ lăng Ông Bà Chiểu được gọi là mộ “quy”, vì có hình dáng như con rùa đang nằm. Bao quanh mộ là bức tường dày bằng đá ong, thông ra sân đốt nhang đèn.

Lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phận

Khu miếu thờ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng tướng Lê Văn Duyệt. Với kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ vô cùng tinh xảo, khu miếu thờ là nơi đẹp nhất trong toàn bộ khuôn viên.

Kiến trúc công trình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn các chi tiết chạm trổ gỗ, khảm sứ, tạc đá hay, ngói âm dương mà nơi thờ cúng này còn giữ được vẻ đẹp cổ kính . Màu sắc chủ đạo ở khu miếu thờ là vàng và đỏ, trông khá rực rỡ và cực kỳ bắt mắt.

Các chi tiết kiến trúc nổi bật

Theo tìm hiểu của tôi thì Lăng miếu Ông Bà Chiểu rất thiêng. Mọi người hay tới đây cầu xin tài lộc hoặc xin cầu bình an. Khi đến đây mình cảm thấy rất là bình yên, tâm hồn rất thoải mái.

Hàng năm, tại lăng đều có tổ chức lễ giỗ ông Lê Văn Duyệt long trọng vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch, thu hút nhiều người đến tham quan. Lưu ý rằng khi đến chốn tâm linh linh thiêng nơi đây thì các bạn hãy mang trang phục lịch sự, đi nhẹ nói khẽ, không xả rác để không làm anh hưởng chốn tâm linh thanh tịnh này.

Chủ Đề