Về hành chính huyện Thạch thất có bao nhiêu Xã phường thị trấn em hãy kể tên

Thành Trung   -   Thứ ba, 15/01/2019 19:30 (GMT+7)

Hà Nội hiện nay đang có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Số đơn vị hành chính cấp xã là 584 (386 xã, 177 phường, 21 thị trấn), gần 8.000 thôn, tổ dân phố - nhiều nhất cả nước.

Về hành chính huyện Thạch thất có bao nhiêu Xã phường thị trấn em hãy kể tên
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Zing

Cụ thể, hiện Hà Nội có 12 quận gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.

17 huyện gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và Ứng Hòa và 1 thị xã (Sơn Tây).

Về hành chính huyện Thạch thất có bao nhiêu Xã phường thị trấn em hãy kể tên
Bản đồ hành chính Hà Nội. Ảnh: Internet

Số đơn vị hành chính trực thuộc Hà Nội như hiện nay được hình thành sau lần chuyển đổi địa giới hành chính năm 2008.

Theo đó, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất, mở rộng bao gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).

Tiếp đó, năm 2013, Hà Nội tách huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc và Nam Từ Liêm.

Theo thông tin từ Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích tự nhiên lên tới 334.470,02ha, lớn gấp hơn ba lần diện tích cũ và đứng vào top 17 thủ đô trên thế giới có diện tích lớn nhất.

Trong đó, huyện Ba Vì có diện tích lớn nhất là 424 km2 , tiếp đó là huyện Sóc Sơn (306,5km2) và huyện Chương Mỹ (237,4km2).

Quận có diện tích nhỏ nhất là Hoàn Kiếm (5,29 km2), tiếp đó là quận Thanh Xuân (9,08 km2) và quận Ba Đình (9,244 km2).

Ngày 15.1, tại Hội nghị ngành Nội vụ toàn quốc, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng đã đề xuất chuyển 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh lên thành quận.

Việc chuyển 4 huyện trên thành quận sẽ giảm được 164 cán bộ chuyên trách, hơn 2.000 đại biểu HĐND cấp phường xã.

Về hành chính huyện Thạch thất có bao nhiêu Xã phường thị trấn em hãy kể tên

Thạch Thất là huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 32km. Trên địa bàn huyện có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 32, đường cao tốc Láng – Hòa Lạc; Quốc lộ 21A – điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận, tạo cho Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi về giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa xã hội.

Thông tin chung

– Đơn vị: Huyện ủy-HĐND-UBND huyện Thạch Thất

– Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội

– Số điện thoại: (024)33.842.245; Email: [email protected]

– Diện tích: 184,59km2

– Dấn số: khoảng 194.100 người

– Các đơn vị hành chính của huyện gồm 01 thị trấn và 22 xã; Thị trấn: Liên Quan; Các xã: Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Tiến Xuân, Thạch Hòa, Thạch Xá, Yên Bình, Yên Trung.

– Về địa lý,Thạch Thất là một huyện nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội; Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Phúc Thọ. Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quốc Oai. Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì. Phía Tây Nam giáp huyện Lương Sơn của tỉnh Hoà Bình. Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Thạch Thất có lịch sử dân cư và tổ chức hành chính từ rất sớm. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành chính, tên gọi của huyện cũng thay đổi nhiều lần. Nhiều học giả có những đánh giá khác nhau; đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) tên huyện gọi là Thạch Thất.

Trước Cách mạng Tháng 8/1945 huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai – tỉnh Sơn Tây, năm 1948 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận… huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Theo đó, huyện Thạch Thất được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Huyện Thạch Thất khi đó có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Liên Quan.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, chuyển huyện Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.

Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện tỉnh Hà Tây. Theo đó, thành lập thị trấn Liên Quan thuộc huyện Thạch Thất trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Liên Quan. Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Thạch Thất có 19 đơn vị hành chính, gồm: thị trấn Liên Quan và 18 xã.

Ngày 28/8/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Thạch Hòa trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng và Đồng Trúc. Sau khi điều chỉnh, huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Liên Quan và 19 xã.

Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ngày 01/8/2008, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Thạch Thất quản lý.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất. Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Liên Quan và 22 xã, được giữ ổn định cho đến ngày nay.

Văn hóa – di tích danh thắng

Huyện Thạch Thất là vùng đất có truyền thống văn hóa hiếu học từng nổi tiếng với Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, nhà viết kịch Tào Mạt, nhà thơ Bằng Việt, võ sư Nguyễn Lộc,… Đồng thời cũng là mảnh đất kiên cường, bất khuất, giàu truyền thống yêu nước cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân huyện Thạch Thất và 5 xã là Cẩm Yên, Lai Thượng, Hương Ngải, Cần Kiệm, Hạ Bằng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Thạch Thất là huyện có nhiều làng nghề nhất Hà Nội hiện nay, với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng có bề dày truyền thống hàng trăm năm và nổi tiếng cả nước như: làng mộc Chàng Sơn, làng cơ kim khí Phùng Xá; làng dệt Hữu Bằng, làng đan lát Bình Phú,… Thạch Thất được đánh giá rất có tiềm năng để phát triển các ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Huyện cũng còn lưu giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống múa rối nước Chàng Sơn, Thạch Xá; Chèo Canh Nậu, Đại Đồng…

Ngoài ra, Thạch Thất còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa, theo thống kê của TP Hà Nội toàn huyện có 209 di tích, tiêu biểu như: chùa Tây Phương, đình Trúc Động, đình Đại Đồng, chùa Đặng, chùa Cẩm Bảo, đình, chùa Kim Quan, chùa Thôn Bến, đình Đào Viên, chùa Hữu Bằng… nhà thờ danh nhân văn hóa Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Cần Kiệm… Di tích đặc biệt và nổi bật nhất phải nói đến chùa Tây Phương, ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam. Không chỉ vì lịch sử của nó vào loại cổ nhất nước ta mà ngôi chùa này còn nổi tiếng là một công trình có kiểu dáng kiến trúc độc đáo, cùng với hơn 70 pho tượng và các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Mặc dù chùa có tên chữ là Sùng Phúc Tự nhưng người xưa vẫn gọi là “chùa Tây Phương” – thế giới Phật, như ví cảnh chùa là nơi cõi Phật cao thanh, huyền thoại – cõi Tây Phương cực lạc.

Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của địa phương, kinh tế Thạch Thất đã có bước chuyển thực sự và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Ngoài việc đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả, bền vững, huyện tập trung vào quy hoạch sản xuất và chăn nuôi theo vùng với nhiều mô hình đa dạng. Huyện Thạch Thất rất chú trọng đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, phát triển mạnh ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng sẵn có. Đặc biệt, với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,… trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp sôi động nhất trong toàn tỉnh Hà Tây trước đây và là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội hiện nay.