Ví dụ nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là gì? Nói giảm nói tránh được sử dụng nhiều trong ngữ pháp tiếng việt, chúng làm giảm bớt đi sự tiêu cực trong lời nói hay câu văn.

Ví dụ nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là gì

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nói giảm nói tránh. Định nghĩa như nào, cách dùng ra sao, ứng dụng như thế nào. Không những thế còn giúp bạn phân biệt được nói quá và nói giảm nói tránh. Cùng tìm hiểu nhé!

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Nói giảm nói tránh là gì?
  • 2 Cách sử dụng và một vài ví dụ về nói giảm nói tránh 
    • 2.1 Nói giảm nói tránh được sử dụng như thế nào?
    • 2.2 Một số ví dụ về nói giảm nói tránh
  • 3 Phân biệt nói giảm nói tránh với nói quá và ứng dụng
  • 4 Bài tập về nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng tế nhị. Chúng làm giảm đi cảm giác ghê sợ hay đau buồn đối với người nghe. Chúng được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với nhau. Bên cạnh đó trong văn học cũng sử dụng không ít.

Cách sử dụng và một vài ví dụ về nói giảm nói tránh 

Tìm hiểu về cách sử dụng cũng như đưa ra một số ví dụ cụ thể về nói giảm nói tránh. Điều này sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về biện pháp tu từ này.

Nói giảm nói tránh được sử dụng như thế nào?

Trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói. Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.

Một số ví dụ về nói giảm nói tránh

Những ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về nói giảm nói tránh.

  • Thay vì dùng câu:“Người ta phát hiện ra một xác chết đang trôi theo dòng nước”. Họ sẽ sử dụng câu: “Người ta phát hiện ra một thi thể đang trôi theo dòng nước”. Ở đây sử dụng từ “thi thể” thay cho từ “xác chết” làm giảm đi sự ghê rợn với người đọc hay người nghe.
  • “Người chiến sĩ đó đã chết khi đang làm nhiệm vụ”. Nói giảm nói tránh sẽ là:“Người chiến sĩ đó đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ”. Sử dụng từ “hi sinh” thay cho từ“ chết” làm tăng lên sự trang trọng hơn.
  • “ Cô ấy trông thật xấu xí”. Sử dụng nói giảm nói tránh sẽ là: “ Cô ấy trông không được xinh lắm nhỉ”. Điều này sẽ làm cho câu nói bớt tiêu cực hơn giảm mức độ của vấn đề được nói tới.
  • Thay vì dùng câu: “Bạn nam kia bị mù”. Họ sẽ dùng là “ Bạn nam kia bị khiếm thị”. Dùng từ “khiếm thị” thay cho từ “mù” vừa thể hiện sự tôn trọng vừa làm giảm mức độ vấn đề.

Phân biệt nói giảm nói tránh với nói quá và ứng dụng

Một số điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh và nói quá. Đó là đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra. Đây là hai biện pháp tu từ được sử dụng khá nhiều trong văn học hay trong giao tiếp.

Điểm khác nhau được nói tới dựa vào định nghĩa của chúng. Nói quá được sử dụng nằm phóng đại hay khoa trương một sự việc. Tạo sự nổi bật và gây ấn tượng đến người đọc hay người nghe. Nói giảm nói tránh lại không đi thẳng vấn đề làm giảm đi điều tiêu cực. Thể hiện sự tế nhị và lịch sự với người đọc hay người nghe. Như vậy chúng hoàn toàn trái ngược với nhau.

Trong nhiều tình huống giao tiếp nói giảm nói tránh được ứng dụng một cách linh hoạt. Chúng thể hiện sự nhã nhặn, tôn trọng và lịch sự với người khác. Không những vậy còn thể hiện được bạn là người có văn hóa có giáo dục và biết cách ứng xử. Tuy vậy tùy từng trường hợp để sử dụng cho đúng.

Bài tập về nói giảm nói tránh

Đề bài: Hãy đặt câu và dùng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập sau:

1. Bạn học môn văn tệ thật.

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Bạn cần chăm chỉ và cố gắng hơn trong môn Văn

2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Chiếc xe này trông không được đẹp cho lắm.

3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua

=> Dùng cách nói giảm nói tránh: Ông cụ mới qua đời vì bệnh tật hôm qua

4. Mai viết chữ xấu thật

=> Mai viết chữ không được đẹp lắm cần phải luyện nhiều hơn.

5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người,

=> Anh cứu hỏa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về nói giảm nói tránh một cách chi tiết. Đồng thời đưa ra bài tập cụ thể để hiểu hơn về biện pháp tu từ này. Hy vọng sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các bạn.

Trong giao tiếp chúng ta đôi khi không nên nói trực tiếp sự thật với người khác vì có thể điều này sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tự ái của họ. Và trong ngữ pháp tiếng Việt có một biện pháp nói giảm nói tránh để giúp chúng ta giao tiếp khôn khéo và linh động hơn. Hãy cùng giúp học tốt ngữ văn tìm hiểu biện pháp tu từ nói giảm nói tránh qua bài viết này nha.

Khái niệm biện pháp nói giảm nói tránh là gì?

a – Khái niệm nói giảm nói tránh 

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ từ vựng bằng cách sử dụng những cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển với mục đích là nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, hụt hẫng và trách cách nói chuyện thô tục, thiếu lịch sự.

Nói một cách đơn giản thì phép nói giảm nói tránh là cách sử dụng những từ gần nghĩa, từ đồng nghĩa để giảm nhẹ sự thật câu chuyện.

b – Tác dụng phép nói giảm nói tránh

  • Đây là một biện pháp tu từ vì vậy nó có tác dụng gợi hình, gợi cảm và tính diễn đạt cao.
  • Giúp người nghe giảm bớt sự đau thương, hụt hẫng khi đối diện với những sự thật đau buồn, mất mát.
  • Với người viết thì giúp nội dung văn bản tinh tế, uyển chuyển và linh động hơn.
  • Không phải trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng đều sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và đôi khi cũng cần phải nói thật, nói chính xác sẽ mang lại giá trị cao hơn.

c – Ví dụ phép nói giảm nói tránh

Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng khá phổ biến trong thơ ca, trong văn xuôi và cả trong giao tiếp.

Ví dụ 1: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! ( Bác ơi – Tố Hữu ) Từ “đi” là cách nói giảm nói tránh, đây là câu thơ bày tỏ niềm đau của nhà thơ Tố Hữu khi nghe tin Bác mất.

Ví dụ 2: Áo bào thay chiếu anh về đất – Sông mã gầm lên khúc độc hành ( Tây tiến – Quang Dũng). Ta thấy cụm từ “anh về đất” cũng có nghĩa là cái chết nhưng nhà thơ đã khéo léo sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh để giảm bớt sự mất mát của đoàn binh tây tiến. 

Ví dụ 3: Bạn Phương làm việc không được hiệu quả cho lắm. Cụm từ “không được hiệu quả” đã nói giảm nói tránh vấn đề bạn Phương làm việc không tốt.

Ví dụ 4: Gần đất xa trời  – ý của câu tục ngữ này là muốn nói đến một người có sức khỏe yếu, có thể chết bất kỳ lúc nào.

So sánh nói quá và nói giảm nói tránh

Điểm giống nhau

  • Cả hai đều là biện pháp tu từ từ vựng trong tiếng Việt.

Điểm khác nhau:

Điểm khác nhau rõ nhất là ở cách sử dụng và mục đích sử dụng như thế nào.

  • Nói giảm nói tránh: Sử dụng các biện pháp tu từ diễn đạt tế nhị, uyển chuyển. Có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, thô tục, nặng nề, thiếu lịch sự
  • Nói quá: Sử dụng biện pháp tu từ để phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc. Có tác dụng là để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng giá trị biểu đạt.

Những lưu ý khi sử dụng phép nói giảm nói tránh

Chỉ nên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp như thể hiện sự tôn trọng, tự tiếc thương, sự kính trọng với những người đã khuất, những người đang phải chịu những đau thương, mất mát.

Còn với những người mà mình không tôn trọng hoặc làm sai trái nhiều điều, có những hành động thiếu văn hóa, thực hiện những tội ác với cộng đồng thì nên sử dụng cách nói đúng sự thật, sử dụng những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh đó sẽ mang lại tác dụng tốt hơn cách nói giảm nói tránh.

Bài tập phép tu từ nói giảm nói tránh

Bài tập 1: Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép nói giảm nói tránh.

Đáp án bài tập 1: 

  • Ví dụ 1: gió đưa cây cải về trời – Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. ( Nói về cuộc chia ly của đôi nam nữ không thể nên duyên với nhau).
  • Ví dụ 2: Ai đem con sáo sang sông – Để cho con sáo sổ lồng bay cao. (Nói về tình cảm lứa đôi mỗi người một nẻo, con sáo là hình ảnh người phụ nữ).

Bài tập 2: Chỉ ra các biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau:

Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời Thị Kính mới được minh oan và được đức phật đưa về miền vĩnh cửu trong miền xót thương nuối tiếc. 

Rùa vàng đứng trên mặt nước và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân.

Mẹ đã có tuổi rồi, nên chú ý giữ gìn sức khỏe.

Anh không nên ở đây nữa.

Đây là lớp học cho trẻ em khiếm thị.

Đáp án bài tập 2: 

Câu 1: Các từ nói giảm nói tránh gồm “thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, về miền vĩnh cửu” đây đều là những cụm từ nói về cái chết của Thị Kính.

Câu 2: Từ “hoàn gươm” được nói giảm nói tránh thay vì từ trả lại gươm, đòi lại gươm.

Câu 3: Từ nói giảm nói tránh là “đã có tuổi” chỉ nói người mẹ đã già rồi.

Câu 4: Từ “không nên” được nói giảm thay vì từ anh về đi, anh cút đi.

Câu 5: từ “khiếm thị” được nói tránh thay vì dùng từ mù mắt, có bệnh liên quan về mắt.

Kết luận: Các em cần ghi nhớ những kiến thức về biện pháp nói giảm nói tránh mà giuphoctot.com đã hướng dẫn trong bài viết này nha.

Thế nào là nói giảm nói tránh cho ví dụ?

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Chúng ta thường dùng từ tử thi thay cho từ xác chết hoặc muốn nói lịch sự chúng ta không dùng từ già mà dùng từ có tuổi,…

Nói giảm nói tránh còn có tên gọi khác là gì?

Khinh từ, uyển ngữ hay nói giảm nói tránh là thuật ngữ ngôn ngữ học và văn học dùng để chỉ lối nói tinh tế và tế nhị. Nó biện pháp tu từ ngược lại với ngoa dụ và, ở phương diện nào đó, khá gần với nhã ngữ.

Khi nào nên sự dụng biện pháp nói giảm nói tránh?

Những trường hợp sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh: – Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự. – Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.

Thế nào là biện pháp nói quá cho ví dụ?

Nói quá là một phép tu từ thường được đùng nhằm mục đích để người nói có thể tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày cụ thể như: lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi hay nhiều câu nói quen thuộc khác.