Ví dụ so sánh ngang bằng tiếng việt

"Trời trong, nắng đẹp thế này, không ra vườn thì thật là tiếc” - thế là tôi chạy ngay ra khu vườn xinh đẹp của trường tôi.

Lối vào vườn rộng rãi với những bậc thang xinh xắn, được trải một tấm thảm vàng bằng nắng. Ngay bên cạnh là những khóm tre đằng ngà. Tre cao tre thấp, tre non, tre già ken vào nhau trông như bức tường đang xây dang dở nhưng đầy vững chãi. Thân tre vàng óng, lá tre xanh mát, sắc như lá thép vừa mài dũa… Những rặng tre đưa tôi trở về những cái “ngày xửa, ngày xưa”, có chàng trai làng Phù Đổng, cưỡi ngựa sắt ra trận, đánh tan quần thù, giữ bình yên cho xóm làng. Đất nước hòa bình, thân tre khoe sắc vàng óng rả, ru êm những trưa hè. Ngắm rặng tre đằng ngà trong khu vườn của trường mình, tôi thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản.


Khu vườn được chia thành nhiều ô, ô nào cũng được trải một tấm thảm bằng cỏ xanh. Vươn cao trên thảm cỏ ấy là những nàng bồ công anh diện váy xù trắng muốt, những cây cọ như những ông mặt trời thắp sáng cho khu vườn một màu xanh dịu; những cây trắc bách diệp vẫy gọi lũ chim chóc tới chuyền cành, hót líu lo. Ở các góc vườn có những cây chuối cảnh, lá xếp tầng, cành hoa đỏ chót thả xuống trông thật tuyệt.

Nắng lên…

Cả khu vườn được choàng bởi một tấm áo rộng dệt bằng muôn vàn tia nắng. Tia nắng xuyên qua kẽ lá, đâm xuống đất như những cây kim vàng. Có những tia nắng đáp không đúng chỗ, bị gẫy trên những đám lá khô… Bướm cải, bướm tro… bay dập dờn khoe váy mới. Ong chăm chỉ làm việc, vo ve chuyền qua chuyền lại trên những bông cúc dại hoặc râm bụt. Khu vườn thật sinh động biết bao.

Một cơn gió mạnh chợt vụt qua. Cây lá lao xao. Ngọn gió nghiêng mình làm dáng. Vài chiếc lá lìa cành. Tội nghiệp những cây cỏ mềm yếu, những chiếc lá già nua.

Tôi bước đến cuối vườn phía bên trái – nơi có hồ nước nhỏ hình bán nguyệt. Hồ nước gợn sóng lăn tăn. Có con nhái tịnh nghịch ngồi trên chiếc lá, bơi trên mặt hồ. Con nhái mở to mắt, thích thú mỗi khi sóng dập dềnh. Thỉnh thoảng những cột nước giữa lòng hồ tuôn trào, mát mẻ. Khu vườn trường mình “đẳng cấp” thật …

Bao quanh vườn trường tôi là những hàng rào râm bụt. Bây giờ đang mùa. Những bông hoa đỏ son, cánh hoa mỏng như giấy. Nhị hoa mảnh và vàng như sợi chỉ. Nhuỵ hoa như được bọc một lớp nhung mềm, mỏng mượt. Men theo hàng rào râm bụt đó sẽ thấy lối ra, nối với sân trường phía cổng.

Khu vườn như người bạn thân thiết của chúng tôi. Mỗi khi ra vườn, chúng tôi luôn tìm thấy những trò thú vị. Có những giờ Sinh học, Ngữ văn, Mỹ thuật, hoặc học tiếng Anh với cô giáo bản ngữ… chúng tôi cũng được thầy cô cho quan sát hoặc làm bài thực hành tại vườn trường. Khu vườn đã cùng chúng tôi trải nghiệm rất nhiều hoạt động bổ ích ngoài giờ lên lớp.

Có trường học nào có được khu vườn xinh đẹp, đáng yêu như trường tôi?

Lấy ví dụ về :

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

1. Cách sử dụng
Ta dùng as... as ... khi muốn nói ai/cái gì ngang bằng nhau về mặt nào đó. Ví dụ:

She's as tall as her brother. (Cô ấy cao bằng anh trai mình.)


Is it as good as you expected? (Nó có hay như cậu nghĩ không?)
She speaks French as well as the rest of us. (Cô ấy nói tiếng Pháp cũng tốt như những người còn lại trong số chúng tôi.)

2. Dạng phủ định
Sau not, chúng ta có thể dùng so... as... thay cho as... as... Ví dụ:

He's not as/so friendly as she is. (Anh ấy không thân thiện như cô ấy.)


Cách nói này trang trọng hơn so với : He's less friendly than she is.

3. Dạng as... as + tính từ/trạng từ
Lưu ý ta có thể dùng dạng as... as + tính từ/trạng từ. Ví dụ:

Please get here as soon as possible. (Làm hơn hãy đến đây nhanh nhất có thể.)


I'll spend as much as neccessary. (Tớ sẽ chỉ tiêu nhiều như mức cần thiết.)
You're as beautiful as ever. (Cậu vẫn luôn xinh đẹp như thế.)

4. Đại từ đứng sau as
- Trong giao tiếp thân mật, chúng ta có thể dùng đại từ tân ngữ (me, you, him, her, them, us) sau as. Ví dụ:

She doesn't sing as well as me. (Cô ấy không hát hay bằng tôi.)

- Trong văn phong trang trọng thì ta thường dùng Chủ ngữ + trợ động từ sau as. Ví dụ:

She doesn't sing as well as I do. (Cô ấy không hát hay bằng tôi.)

- Trong tiếng Anh hiện đại không dùng chủ ngữ đứng 1 mình sau as (ví dụ as well as he).

5. So sánh bằng với much và many
-  Ta có thể dùng as much/many ... as... khi diễn tả sự so sánh ngang bằng về số lượng. Ví dụ:

I haven't got as much money as I thought. (Tớ không có nhiều tiền như tớ tưởng.)


We need as many people as possible. (Chúng ta cần nhiều người nhất có thể.)

- Sau as much/many có thể không cần danh từ. Ví dụ:

I ate as much as I could. (Tôi đã ăn nhiều nhất có thể.)


She didn't catch as many as she had hoped. (Cô ấy không bắt được nhiều như cô ấy kỳ vọng.)

- As much cũng có thể được dùng như một trạng từ. Ví dụ:

You ought to rest as much as possible. (Cậu nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.)

6. Dạng nhấn mạnh as much/many as + số từ
As much/many as có thể dùng trước số từ để nhấn mạnh một lượng lớn thứ gì đó. Ví dụ:

Some of these fish can weigh as much as 80kg. (Một vài trong số những con cá này có thể nặng đến 80kg.)


There are sometimes as many as 40 students in the classes. (Đôi khi có đến 40 học sinh trong lớp.)

As little/few cũng được dùng để nhấn mạnh số lượng ít. Ví dụ:

You can fly to Paris for as little as 20 euros. (Cậu có thể bay tới Paris mà chỉ mất có 20 euro.)

7. So sánh số lần
Ta có thể dùng half, twice, three times... trước as ... as... Ví dụ:

You are not half as clever as you think you are. (Cậu còn chẳng thông minh bằng 1 nửa so với cậu nghĩ.)


I'm not going out with a man who's twice as old as me. (Tớ sẽ không hẹn hò với người đàn ông nào gấp đôi tuổi tớ.)
It took three times as long as I expected. (Nó tốn gấp 3 lần số thời gian mà tớ nghĩ.)
Hoặc It took three times longer than I expected.

8. Các trạng từ bổ nghĩa
Trước as ... as ta cũng có thể dùng các trạng từ như (not) nearly, almost, just, nothing like, every bit, exactly, not quite. Ví dụ:

It's not nearly as cold as yesterday. (Trời không hề lạnh như ngày hôm qua/ Trời bớt lạnh hơn rất nhiều so với ngày hôm qua.)


You're nothing like as bad-tempered as you used to be. (Cậu không hề nóng tính như trước đây.)
She's every bit as beautiful as her sister. (Cô ấy xinh đẹp hệt như chị gái mình vậy.)
I'm not quite as tired as I was last week. (Tớ không hề mệt mỏi như hồi tuần trước.)

9. Động từ nguyên thể 
Khi as... as... được dùng trong câu có 2 động từ nguyên thể, thì động từ đứng sau thường không có to. Ví dụ:

It's as easy to do it right as (to) do it wrong. (Làm việc đó dễ đúng mà cũng dễ sai.)

10. Thì trong câu so sánh bằng
Trong mệnh đề chứa as ... as..., thường dùng thì hiện tại đơn khi nói về tương lai, và thì quá khứ có thể dùng trong câu điều kiện. Ví dụ:

We'll get there as soon as you do/will. (Chúng tớ sẽ đến đó ngay khi cậu đến.)


If you married me, I'd give you as much as freedom as you wanted. (Nếu em lấy anh, anh sẽ cho em tự do theo ý mình.)

11. Lược bỏ phần mệnh đề phía sau
Phần mệnh đề phía sau as... as... hoặc so... as... có thể được lược bỏ nếu như câu đã rõ nghĩa dựa trên thông tin trước đó. Ví dụ:

The train takes 40 minutes. By car it'll take you twice as long. (Đi tàu thì mất 40 phút, đi bằng ô tô thì sẽ lâu gấp đôi.)


I used to think he was clever. Now I'm not so sure. (Tớ đã từng nghĩ anh ấy rất thông minh. Giờ thì tớ không còn dám chắc như thế nữa.)

12. Các cụm thành ngữ cổ
Chúng ta dùng cụm so sánh as...as... trong rất nhiều câu thành ngữ cổ. Ví dụ:

as cold as ice: lạnh như đá


as hard as nails : lạnh như tiền, rắn như đanh
as black as night: đen/tối như hũ nút

Từ as đầu tiên có thể được lược bỏ trong giao tiếp thân mật. Ví dụ:

She's hard as nails. (Cô ấy cứ lạnh như tiền vậy.)


I'm tired as hell of listening to your problems. (Tớ mệt với việc phải lắng nghe những vấn đề của cậu lắm rồi.)

So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, cho ví dụ Văn 6

Các em đang đến với hướng dẫn khái niệm Văn 6 chương trình Ngữ Văn 6 làm quen với thuật ngữ khái niệm so sánh là gì, các kiểu và ví dụ về hình thức so sánh. Chỉ vài thông tin thôi bên dưới sẽ giúp các em lớp 6 sẽ hiểu hơn về hình thức diễn đạt quan trọng trong Tiếng Việt này.

Ví dụ so sánh ngang bằng tiếng việt

Khái niệm ví dụ so sánh

So sánh là gì?

Theo khái niệm so sánh là gì chuẩn xác trong Sách Giáo Khoa Ngữ Văn lớp 6 tập 2 đề cập so sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”

Tác dụng

Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Hoặc so sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

Cách nhận biết

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó làtừso sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

Có một số trường hợp câu nhân hóa không tuân theo cấu tạo.

– Phương diện và từ so sánh bị lược bỏ.

Ví dụ: Trường Sơn: chí lớn ông cha.

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Trường Sơn Chí lớn ông cha

– Đảo vế B lên đầu kèm theo từ so sánh.

Ví dụ: Như loài kiến, con người nên cố gắng chăm chỉ.

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Con người nên cố gắng chăm chỉ như loài kiến

Xem thêm >>> biện phá so sánh và cách áp dụng

Các kiểu so sánh

a.So sánh ngang bằng

-So sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Mục đích ngoài tìm sự giống nhau còn là để thể hiện sự hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc dễ hiểu.

-Các từ so sánh ngang bằng: như, y như, tựa như, giống như, giống, là…

Ví dụ: “Trẻ em là búp trên cành”

“Anh em như thể tay chân”

“Trên trời mây trắng như bông

Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây”

b. So sánh hơn kém

-So sánh hơn kém là loại so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

-Các từ so sánh hơn kém: hơn, kém, hơn là, kém hơn, kém gì…

-Để chuyển từ so sánh ngang bằng sang so sánh hơn kém, người ta chỉ cần thêm vào trong câu các từ phủ định như “không, chưa, chẳng..” và ngược lại để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sáng ngang bằng.

-Ví dụ:

“Những trò chơi game cuốn hút tôi hơn cả những bài học trên lớp” – Từ so sánh “hơn cả”

“Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng”

“Lịch trình làm việc của anh ấy dài hơn cả giấy sớ” => Thêm từ phủ định “không”, câu chuyển thành so sánh ngang bằng: “Lịch làm việc của anh ấy không dài hơn giấy sớ”.

Các phép so sánh thường dùng

Nhằm giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc làm bài tập chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các kiểu so sánh thường gặp trong chương trình ngữ văn 6.

1. So sánh sự vật này với sự vật khác.

Đây là cách so sánh thông dụng nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên nét tương đồng.

Ví dụ:

– Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– Màn đêm tối đen như mực.

2. So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Đây là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người. Tác dụng để làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

– Trẻ em như búp trên cành.

– Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

3. So sánh âm thanh với âm thanh

Đây là kiểu so sánh dựa trên sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, có tác dụng làm nổi bật sự vật được so sánh.

Ví dụ:

– Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.

4. So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Đây cũng là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa sự vật, hiện tượng, hay được dùng trong ca dao, tục ngữ.

Ví dụ:Con trâu đen chân đi như đập đất

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Xem thêm >>> biện phá so sánh và cách áp dụng

Phép so sánh biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng rất nhiều, qua hướng dẫn trên trên chắc chắn các em đã hiểu được so sánh là gì các kiểu so sánh đúng không nào ? Chúc các em học thật giỏi.

» Nhân hóa là gì

» Ẩn dụ là gì

Thuật Ngữ -
  • Câu trần thuật là gì? Nêu vài ví dụ

  • Phó từ là gì? Phân loại và nêu ví dụ về phó từ

  • Bổ ngữ, trạng ngữ là gì ? Nêu các ví dụ

  • Nói giảm nói tránh là gì? Cho ví dụ

  • Tính từ và cụm tính từ là gì? Đặt câu ví dụ

  • Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán

  • Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ