Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Khái niệm

Hội thoại là hình thức giao tiếp rất phổ biến. Một ngày, mỗi người tham gia hội thoại rất nhiều lần với những đối tượng khác nhau. Nếu không nắm được các đặc điểm về vai trò xã hội, người tham gia hội thoại có thể không thành công.

Các phương châm hội thoại

1. Phương châm về lượng

  • Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
  Câu “Nó đá bóng bằng chân” không đáp ứng phương châm về lượng.

Sửa lại: “Nó đá bóng bằng chân trái”.

2. Phương châm về chất

  • Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
  Đọc câu chuyện sau và chú ý câu được in đậm liên quan đến phương châm về chất

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

3. Phương châm quan hệ

  • Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

4. Phương châm cách thức

  • Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói tối nghĩa, mơ hồ về nghĩa.

Ví dụ các câu thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức: Nói có đầu có đũa, Dây cà ra dây muống, Nửa úp nửa mở, Nói nước đôi,…

5. Phương châm lịch sự

  • Khi giao tiếp cần phải tế nhị, tôn trọng người khác.
  • Để đảm bảo lịch sự trong hội thoại, những người tham gia giao tiếp phải biết tuân thủ những quy ước giao tiếp mà cộng đồng đã chấp nhận, ví dụ xưng hô phải đúng với quan hệ xã hội.
  • Đồng thời, những người tham gia hội thoại còn phải biết lựa chọn đề tài giao tiếp và thực hiện các hành động ngôn ngữ thích hợp, để tránh làm mất thể diện của những người khác.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Sự vi phạm các phương châm hội thoại

  • Cần lưu ý, trong hội thoại, nhiều câu cùng lúc vi phạm nhiều phương châm. Ví dụ, khi vi phạm phương châm về lượng là vi phạm phương châm về quan hệ và phương châm cách thức.
  • Các phương châm hội thoại chỉ áp dụng cho các cuộc hội thoại có tính tường minh. Trong thực tế, khi hội thoại, để tế nhị, người ta có thể cố tình vi phạm các phương châm hội thoại về mặt hình thức. Để cho chúng vẫn tuân thủ các phương châm hội thoại, những người tham gia hội thoại phải hiểu khác đi.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Về mặt hình thức, có thể thấy hai câu của A và B ít liên quan đến nhau. Nhưng, câu của A có ý rủ bạn đi ăn, còn câu của B có ý từ chối đi ăn. Do đó, chúng vẫn tuân thủ phương châm quan hệ.

  • Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
  • Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

           - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

           - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

           - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Xưng hô trong hội thoại

  • Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
  • Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
  • Trong giao tiếp, người Việt có thể xưng hô bằng các đại từ:

           - Ngôi thứ nhất (người nói): tôi, tao, tớ… (số ít); chúng tôi, chúng tao,… (số nhiều)

           - Ngôi thứ hai (người nghe): mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều)

           - Các từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, chú, bác, cô, anh, chị, em…

           - Các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư,…

           - Các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn,…

  • Bạn bè thân mật thường xưng hô bằng tên riêng.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
Trang còn nhớ chùm ổi này không? Không à? Quả của cây ổi găng góc ao đấy thôi!”.

(Trần Hoài Dương)

Lời dẫn [edit]

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

1. Dẫn trực tiếp

Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức

Có người nói xa xôi: “Trời có mắt đấy, anh em ạ!”. Người khác thì nói toạc: “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”.

(Nam Cao)

  • Về mặt vị trí: Lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên hỏi lại”.

2. Dẫn gián tiếp

Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
 “Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại”.

(Thạch Lam)

3. Chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp

Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần chú ý
  • Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
Thầy giáo dặn: “Ngày mai các em đến sớm 5 phút”

=> Thầy giáo dặn chúng mình ngày mai đến sớm 5 phút.

Ví dụ tình huống về phương châm cách thức
Bà tôi dặn: “Cháu đi, nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!”

=> Bà tôi dặn tôi đi nhớ giữ gìn sức khỏe.