Ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước hay còn gọi là quản lý hành chính nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. Cùng tìm hiểu về các hình thức quản lý hành chính nhà nước và cho ví dụ về quản lý hành chính nhà nước.

Bạn đang xem:

Tham khảo thêm các bài viết sau:

+ Quản lý Nhà nước về đất đai và vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai

+ Một số vấn đề Lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước hay còn gọi là quản lý hành chính nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người. 

Ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước

2. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì3. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước thực hiện, như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp … Có các hình thức quản lý hành chính nhà nước sau:

2.1 Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Đây là hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. Nó dựa trên chức năng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước. Luật thường chỉ quy định những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, không quy định chi tiết việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện cần phải có những văn bản quản lý quy định chi tiết những vấn đề mà luật chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể.

Những văn bản này đảm bảo việc chấp hành luật bằng cách bổ sung những quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy phạm của luật, làm cơ sở cần thiết để các đối tượng quản lý có liên quan thực hiện luật một cách đầy đủ và đạt hiệu quả cao.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình, các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là hoạt động xây dựng pháp luật, còn được gọi là hoạt động lập quy.

Ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước

 Các hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì

2.2 Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, bãi miễn viên chức nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động.

2.3 Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp:

Nội dung những hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực nhà nước, không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản lý. Những hoạt động mang tính chất tổ chức trực tiếp này rất đa dạng. Chúng thường xuyên được sử dụng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt động đó, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm tra, hướng dẫn các đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm công tác thực hiện pháp luật.

2.4 Những hoạt động mang tính chất pháp lý khác như:

Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, …cũng là những hình thức quản lý hành chính nhà nước. Chúng có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Chúng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường các hoạt động này gắn chặt với các hoạt động ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: hoạt động lập biên bản về vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền đã tạo cơ sở cần thiết cho việc ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm; quyết định xử phạt sẽ dẫn đến việc vào sổ, thu tiền phạt, …

2.5 Những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật:

Đó là những hoạt động dung kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này không mang tính chất pháp lý. Chúng ngày càng được chú trọng và góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Khoa học ngày càng phát triển thì hình thức hoạt động này càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, ở nước ta, các cơ quan nhà nước sử dụng máy móc tự động vào một số việc như: điều khiển giao thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản … Những hoạt động đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm cho bộ máy quản lý ngày càng tinh giản. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ chỉnh sửa luận văn để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Trung tâm luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

Xem thêm:

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo kế hoạch định trước. Có các phương pháp quản lý hành chính nhà nước sau:

Ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

3.1 Phương pháp thuyết phục:

Thuyết phục là phương pháp quản lý bao gồm một loạt những hoạt động như giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bày, chứng minh, để đảm bảo sự cộng tác, tuân thủ hay phục tùng tự giác của đối tượng quản lý nhằm đạt được một kết quả nhất định. Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích của nhân dân lao động, của tập thể và của nhà nước về cơ bản là nhất trí với nhau. Sự thống nhất ấy thuộc bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân là cơ sở để thực hiện phương pháp thuyết phục.

3.2 Phương pháp cưỡng chế nhà nước:

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định do pháp luật quy định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân đó.

Phương pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu không có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị lung lay, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển và kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước.

Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:

+ Cưỡng chế hình sự

+ Cưỡng chế dân sự

+ Cưỡng chế kỷ luật

+ Cưỡng chế hành chính

– Phương pháp hành chính: Đây là phương pháp ra chỉ thị từ cấp trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với các đối tượng quản lý. Nếu đối tượng quản lý không tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Phương pháp này bao hàm cả hai nhân tố: thuyết phục và cưỡng chế. Nó dực trên nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa thể hiện hoạt động chỉ đạo, điều hành đối với các đối tượng quản lý vừa tạo ra những điều kiện cần thiết, tối thiểu cho đối tượng quản lý để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.3 Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính:

Đây là biện pháp dung đòn bẩy kinh tế, nhằm động viên cá nhân, tập thể tích cực lao động sản xuất, phát huy tài năng sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất chất lượng hiệu quả cao, bảo đảm kết hợp chặt chẽ lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của người lao động. Ở phương pháp quản lý này, yếu tố lãnh đạo đơn thuần bằng chỉ thị không phải là yếu tố chính. Hoạt động quản lý được thực hiện trên cơ sở trách nhiệm vật chất của đối tượng quản lý.

Xem thêm:

Tất cả kiến thức trên Luận văn 1080 đã giúp bạn trả lời “Quản lý hành chính nhà nước là gì?” “Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì”.

Chuyên mục:

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?

Ví dụ về hình thức quản lý hành chính nhà nước

TỪ KHÓA: Luật hành chính, Quản lý nhà nước

1. Quản lý hành chính nhà nước là gì?

Quản lý hành chính nhà nước là hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên trong công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính-chính trị.

2. Các đặc điểm của quản lý nhà nước

– Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước: Hoạt động chấp hành được thể hiện trên phương diện tuân thủ các quy định của pháp luật của các chủ thể khi tham gia quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động điều hành thể hiện việc các chủ thể đặc biệt áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu Quốc hội có chức năng cơ bản, quan trọng là lập pháp, Toà án có chức năng bảo vệ pháp luật là chủ yếu thì các cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quốc hội, Tòa án có thể tham gia quản lý hành chính nhà nước nhưng các cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể chủ yếu thực hiện hoạt động này.

VD1: Hoạt động làm tạm trú cho công dân tại Trụ sở công an phường Láng Thượng: Các đồng chí Công an phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết công việc, các thủ tục giải quyết. Trong khi đó, các đồng chí công an áp dụng những quy phạm pháp luật hành chính về giải quyết tạm trú cho công dân, các đồng chí công an có quyền xem xét hoặc không xem xét nếu không đủ giấy tờ và yêu cầu công dân cung cấp thêm giấy tờ.

VD2: Quốc hội quản lý hành chính nhà nước bằng cách ban hành các quyết định hành chính như: Quyết định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga.

VD3: Toà án tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng việc quản lý nhân sự của ngành toà án: Quyết định bổ nhiệm nhân sự …

– Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước, có tính thống nhất chặt chẽ: Quản lý hành chính được thực hiện bởi các chủ thể sử dụng quyền hành pháp để áp đặt ý chí lên các chủ thể khác nên hoạt động này mang tính quyền lực rõ ràng. Tính thống nhất chặt chẽ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở việc các hoạt động quản lý đều tuân theo các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, các quyết định hành chính của cấp dưới không được phép trái với các quyết định hành chính của cấp trên …

VD: UBND huyện Sóc Sơn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông A do chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp với diện tích 0.05ha tương ứng với mức xử phạt là 15 triệu đồng.

– Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: Các chủ thể nhân danh nhà nước sử dụng quyền hành pháp.

VD: Các chiến sĩ công an giao thông đang thi hành nhiệm vụ, UBND các cấp, Bộ và cơ quan ngang bộ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ …

– Khách thể quản lý hành chính nhà nước: Trật tự quản lý được quy định bởi quy phạm pháp luật. Trật tự quản lý là trạng thái được thiết lập bởi tổng thể các hành vi cần thiết của đối tượng quản lý theo đúng yêu cầu của chủ thể quản lý.

VD: Trật tự quản lý giao thông có thể là việc các phương tiện đi đúng làn đường, đi đúng tốc độ, tuân thủ các biển báo và hiệu lệnh của các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ.

– Đối tượng quản lý hành chính nhà nước: Là những quan hệ xã hội.

VD1: UBND quận Đống Đa ra quyết định thu hồi đất với ông A. Quyết định hành chính này nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng đất với nhà nước.

VD2: Cấp giấy khai sinh là hành vi hành chính xác nhận sự ra đời của một công dân, nó xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đó.

– Phương tiện quản lý hành chính nhà nước: Quy phạm pháp luật.

VD: Căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, các chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ trên đường Nguyễn Chí Thanh đã xử phạt 300.000 đồng với anh A vì hành vi đỗ xe trên hè phố trái quy định của pháp luật.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động quản lý hành chính nhà nước?-Nguồn: Xóm Luật