Ví dụ về phương pháp cải chính trong kế toán

13/07/2020 07:35

Khi phát hiện sai sót trên sổ kế toán thì phải thực hiện ngay việc sửa chữa sổ. Bài viết sau đây, Kế toán Đức Minh mách bạn 3 phương pháp chữa sổ thường dùng nhất nhé!

Ví dụ về phương pháp cải chính trong kế toán

1.Các loại sổ kế toán

Nhận biết được từng loại sổ kế toán giúp cho người làm công tác kế toán nắm vững được cách ghi chép và tác dụng từng loại sổ kế toán. Căn cứ theo nội dung ghi chép, sổ kế toán được phân thành ba loại là sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, sổ kế toán kết hợp giữa tổng hợp và chi tiết.

Những loại sổ thuộc loại sổ kế toán tổng hợp thường có các sổ kế toán như:

+ Sổ Cái.

+ Sổ Nhật ký chung.

+ Số đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Một số nhật ký chứng từ…

Sổ kế toán chi tiết là loại sổ kế toán mở cho từng đối tượng kế toán chi tiết. Thuộc loại sổ kế toán chi tiết thường của các số kế toán như:

+ Sổ chi tiết tài sản: sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết hàng hóa, …

+ Sổ chi tiết thanh toán: sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, với người bán,…

+ Sổ chi tiết chi phí: sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng,…

+ Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.

+ Sổ kế toán kết hợp giữa tổng hợp và chi tiết có các số kế toán như một số sổ Cái tài khoản, một số Nhật ký chứng từ,…

2.Các phương pháp chữa sổ kế toán

Khi phát hiện sai sót trên sổ kế toán thì phải thực hiện ngay việc chữa sổ theo đúng quy tắc, phương pháp sửa sổ. Nguyên tắc chữa sổ kế toán là không được làm mất đi số đã ghi sai.

Tùy theo từng trường hợp sai sót trên sổ, kế toán sử dụng phương pháp chữa sổ phù hợp. Thông thường có 3 phương pháp sửa sổ kế toán là:

+ Phương pháp cải chính.

+ Phương pháp ghi bổ sung.

+ Phương pháp ghi số âm.

a.Phương pháp cải chính

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp: sai sót trong diễn giải hoặc số liệu ghi sai nhưng không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng, không sai quan hệ đối ứng tài khoản. Tức là việc ghi sai này được phát hiện trước khi cộng sổ kế toán.

Theo phương pháp này, kế toán chữa số bằng cách: dùng mực đỏ gạch ngang chỗ đã ghi sai, sau đó ghi lại số đúng bằng mực thường lên phía trên. Sau đó người chữa sổ và kế toán trưởng ký xác nhận.

Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong kế toán thủ công.

b.Phương pháp ghi bổ sung

Phương pháp ghi bổ sung thường áp dụng trong các trường hợp:

Ghi sót nghiệp vụ phát hiện trước khi hoặc sau khi cộng sổ kế toán.

Số tiền đã ghi nhỏ hơn số tiền thực tế phải ghi, không sai quan hệ đối ứng tài khoản, phát hiện sau khi cộng sổ.

Cách sửa sổ:

Nếu ghi sót nghiệp vụ: thì ghi bổ sung nghiệp vụ đã bị bỏ sót vào dòng tiếp theo của trang sổ trong trường hợp phát hiện trước khi cộng sổ. Hoặc ghi vào dòng tiếp theo của dòng cộng trong trường hợp phát hiện sau khi cộng sổ, sau đó cộng lại sổ.

Nếu ghi thiếu số tiền thì ghi bổ sung số tiền đã ghi thiếu (chênh lệch giữa số phải ghi với số đã ghi) vào dòng tiếp theo của dòng cộng, theo quan hệ đối ứng tài khoản đúng. Sau đó cộng và khóa lại sổ kế toán.

c.Phương pháp ghi số âm

Phương pháp ghi số âm thường được áp dụng trong các trường hợp như:

Số đã ghi sai lớn hơn số đúng phải ghi nhưng không sai quan hệ đối ứng tài khoản và phát hiện được sau khi cộng sổ.

Ghi trùng số tiền nhiều lần.

Ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản.

Cách chữa sổ theo phương pháp ghi số âm:

Trường hợp số đã ghi sai lớn hơn số đúng phải ghi

Trường hợp này chữa bằng cách là ghi số tiền đã ghi thừa ở dòng tiếp theo của dòng cộng. Số đã ghi thừa là chênh lệch giữa số đã ghi với số phải ghi. Ghi bằng mực đỏ hoặc bằng mực thường với số tiền để trong khung chữ nhật hoặc dấu ngoặc đơn để triệt tiêu số đã ghi thừa. Sau đó khóa lại sổ kế toán.

Trường hợp ghi trùng số tiền nhiều lần

Trường hợp này chữa bằng cách ghi lại nghiệp vụ đã ghi trùng ở dòng tiếp theo của trang sổ hoặc sau dòng cộng. Ghi bằng mực đỏ hoặc bằng mực thường, có đóng khung chữ nhật hoặc dấu ngoặc đơn để triệt tiêu số đã ghi trùng.

Trường hợp ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản

Trường hợp này chữa bằng cách ghi lại nghiệp vụ theo quan hệ đối ứng tài khoản đã ghi sai ở dòng tiếp theo của trang sổ hoặc sau dòng cộng. Ghi bằng mực đó hoặc bằng mực thường, có đóng khung chữ nhật hoặc dấu ngoặc đơn để triệt tiêu quan hệ đối ứng đã ghi sai. Sau đó dùng mực thường ghi lại nghiệp vụ theo quan hệ đối ứng tài khoản đúng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Kế toán – Những sai sót và mức phạt - Kế toán Đức Minh.

>>> Kế toán hay gặp những sai sót gì khi lập bảng cân đối kế toán

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Ví dụ về phương pháp cải chính trong kế toán

Làm kế toán ai cũng ít nhiều gặp phải sai sót và hầu hết những lỗi sai ấy, dù lớn dù nhỏ cũng khiến kế toán viên gặp phải những phiền toái nhất định. Bài viết dưới đây chúng tôi tổng hợp một số sai sót thường gặp trong kế toán và cách khắc phục, xử lý để các bạn kế toán mới, chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo.

Ví dụ về phương pháp cải chính trong kế toán

1. Phân loại sai sót

Trong ngành kế toán có nhiều loại sai sót, trong đó, 4 loại sai sót chủ yếu là: sai sót trọng yếu và sai sót không trọng yếu (phân loại theo quy mô và mức độ ảnh hưởng); sai sót cần điều chỉnh và sai sót không cần điều chỉnh (phân loại theo tính chất). - Sai sót trọng yếu chính là những sai sót có khả năng tác động rất lớn đến báo cáo tài chính. Người xem báo cáo có thể hiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến những quyết định kinh tế sau đó. Sai sót không trọng yếu là những sai sót mà tác động của nó không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Những sai sót cần điều chỉnh là những sai sót liên quan đến số liệu kế toán hoặc nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; còn những sai sót không cần điều chỉnh là những sai sót về: câu chữ, cách trình bày, lỗi chính tả, lỗi do đánh máy...

2. Sửa chữa sai sót


  • Nếu là sai sót không trọng yếu
Kế toán thực hiện điều chỉnh luôn vào sổ kế toán của kỳ phát hiện, không quan trọng là sai sót đó phát sinh ở kỳ nào. Các phương pháp điều chỉnh sổ kế toán bao gồm: - Phương pháp ghi bổ sung: Thực hiện đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh bị bỏ sót chưa ghi sổ. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ đó vào sổ kế toán bình thường như các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Ví dụ: Ngày 29/7/2017, kế toán phát hiện 1 hóa đơn mua hàng hóa ngày 20/12/2016, giá trị hóa đơn này được xác định là không có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tồn kho cũng như số liệu kế toán của năm 2016. Kế toán hạch toán luôn vào sổ kế toán tại ngày 29/7/2017 như sau: Nợ TK 156 Nợ TK 133 Có TK liên quan - Phương pháp ghi số âm: Áp dụng trong các trường hợp ghi sổ bị thừa, bị trùng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán ghi số âm để điều chỉnh giảm chính các bút toán bị trùng, bị thừa. Ví dụ: Ngày 25/7/2017, kế toán phát hiện một phiếu nhập kho NVL từ tháng 10/2016 bị hạch toán trùng 2 lần, giá trị số NVL này được xác định không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tồn kho cũng như các yếu tố tài chính của DN. Kế toán điều chỉnh bằng bút toán như sau: Nợ TK 152: (Ghi số âm) Có TK liên quan: (ghi số âm) hoặc Nợ TK liên quan: Ghi số dương Có TK 152: Ghi số dương. - Phương pháp cải chính: Áp dụng trong các trường hợp ghi nhầm, ghi sai tài khoản, ghi sai số liệu do tính toán số học và các trường hợp sai sót khác. Ví dụ: Ngày 30/7/2017, phát hiện một hóa đơn mua NVL từ tháng 11/2016 nhưng bị ghi sổ nhầm thành CCDC. Số NVL này được xác định không ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của DN, kế toán thực hiện điều chỉnh như sau: Nợ TK 153 Có TK 152
  • Nếu sai sót được xác định là có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
Ta chia ra thành 3 trường hợp sau đây: - Trường hợp sai sót trong cùng kỳ kế toán và được phát hiện trước ngày kết thúc niên độ kế toán: Thực hiện điều chỉnh vào sổ kế toán tại ngày phát hiện theo các phương pháp điều chỉnh đã nêu trên; - Trường hợp sai sót của năm trước liền kề, được phát hiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán nhưng trước ngày DN phát hành BCTC, kế toán thực hiện điều chỉnh vào sổ sách của năm phát sinh sai sót, đồng thời ghi rõ nội dung điều chỉnh vào mục "Các sự kiện phát sinh cần điều chỉnh sau ngày kết thúc niên độ kế toán" trên bản Thuyết minh BCTC của năm phát sinh sai sót. Cách thức điều chỉnh vẫn là chọn 1 trong 3 phương pháp đã nêu ở trên. - Trường hợp sai sót của năm trước hoặc các năm trước nhưng được phát hiện sau ngày phát hành BCTC, kế toán phải thực hiện các thủ tục gọi là ĐIỀU CHỈNH HỒI TỐ theo trình tự sau: + Bước 1: Tính toán ảnh hưởng của sai sót đối với BCTC, bao gồm: Sự ảnh hưởng lên những số từng năm và sự ảnh hưởng lên số lũy kế; + Bước 2: Điều chỉnh ảnh hưởng lũy kế của sai sót vào số dư đầu năm phát hiện của các tài khoản liên quan; + Bước 3: Khi kết thúc niên độ kế toán của năm phát hiện, trước khi sử dụng số liệu trên BCTC năm trước để lập cột thông tin so sánh (cột "số năm trước" trên BC KQKD hoặc cột "Số đầu năm" trên Bảng CĐKT) cho BCTC năm phát hiện thì phải điều chỉnh ảnh hưởng của sai sót đối với các số liệu này; Bước 4: Công bố thông tin về sai sót trên bản TM BCTC năm phát hiện gồm: Bản chất và nguyên nhân sai sót; ảnh hưởng của sai sót đến các khoản mục và phương pháp đã áp dụng để điều chỉnh sai sót. Ví dụ: Ngày 30 tháng 7 năm 2017, kế toán phát hiện bỏ sót chưa ghi sổ đối với một hóa đơn bán hàng cho khách hàng A vào ngày 30/6/2016, giá bán chưa thuế là 200.000.000, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền khách hàng. Giá vốn lô hàng này 150.000.000. Nghiệp vụ này được xác định là có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của DN. Kế toán thực hiện điều chỉnh theo các bước như sau: * Ảnh hưởng lên số từng năm: Nghiệp vụ kia đã làm sai lệch số liệu trên các tài khoản năm 2016 cụ thể là: Tài 131 tổng hợp và chi tiết theo khách hàng A bị thiếu: 220.000.000 Tài khoản 511 bị thiếu: 200.000.000 Tài khoản 3331 bị thiếu: 20.000.000 Tài khoản 632 bị thiếu: 150.000.000 Tài khoản 156 bị thừa: 150.000.000 Dẫn đến: Lợi nhuận kế toán trước thuế bị thiếu: 50.000.000 Thuế TNDN phải nộp bị thiếu: 10.000.000 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị thiếu: 40.000.000 * Ảnh hưởng lên số lũy kế: Từ sự ảnh hưởng lên các tài khoản trên, kế toán xác định số cần điều chỉnh vào số dư các sổ tài khoản đầu năm 2017 như sau: Điều chỉnh tăng sổ tổng hợp 131 và sổ chi tiết 131(A): 220.000.000 Điều chỉnh tăng tài khoản 333: 30.000.000 (chi tiết 3331: 20.000.000 và 3334: 10.000.000). Điều chỉnh giảm tài khoản 156: 150.000.000 Điều chỉnh tăng tài khoản 421: 40.000.000 Khi lập BCTC năm 2017, kế toán phải điều chỉnh lại số liệu cuối năm 2016 của các khoản mục liên quan các tài khoản nêu trên để trước khi đưa vào cột thông tin so sánh của BCTC năm 2017. Khi lập bản Thuyết minh BCTC năm 2017, kế toán phải công bố thông tin sai sót gồm: + Bản chất và nguyên nhân sai sót: Bỏ sót nghiệp vụ bán hàng chưa ghi sổ. + Ảnh hưởng của sai sót: (nêu lại giống như phần đánh giá ảnh hưởng ở trên). + Phương pháp áp dụng để điều chỉnh sai sót: (Nêu lại các phương pháp đã thực hiện cho từng tài khoản, từng khoản mục... Ví dụ: “Tài khoản 156 thực hiện ghi số âm: 150.000.000” hay “Tài khoản 421 thực hiện ghi bổ sung: 40.000.000”).

Ngoài ra, cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để tránh các sai sót không đáng có trong ngành kế toán hiện nay, các bạn có thể sử dụng các phần mềm công nghệ dành cho kế toán và hỗ trợ kế toán. CMC Soft hiện đang cung cấp rất nhiều phần mềm chuyên dụng giúp cho kế toán có thể làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và chính xác hơn. Nổi bật nhất là Phần mềm Kế toán Doanh nghiệp CeAC mà các bạn có thể cân nhắc lựa chọn.