Ví dụ về thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực nghiệm thích hợp và có thể làm được (định nghĩa của cô Nguyễn thị Cành)

“Thiết kế nghiên cứu là một kế hoạch tổng quan về cách thức tiến hành nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu”(Nhóm 10)

Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu

  • Yêu cầu thứ nhất là cần chọn mục đích nghiên cứu
  • Yêu cầu thứ hai là cần có các giả thiết có liên quan

Dựa vào cấu trúc vấn đề, chia làm 3 loại thiết kế nghiên cứu:

1. Thiết kế thăm dò: khi vấn đề nghiên cứu rất khó hiểu, một thiết kế thăm ḍ (dù ít hay nhiều) là thích hợp

Ví dụ: Doanh số bán hàng của công ty A giảm liên tục trong 3 tháng. Ban giám đốc không hiểu nguyên nhân. Trường hợp này phải tiến hành khảo sát thăm ḍ, điều tra nguyên nhân, thu thập tin tức

2. Thiết kế mô tả: khi vấn đề nghiên cứu được cấu trúc (hoạch định) và hiểu rơ

Ví dụ: xem xét trường hợp một công ty cần xem xét “quy mô thị trường A” cho một sản phẩm X. Vấn đề cần làm trước tiên là định nghĩa “thị trường”, đưa ra thông tin người mua thực tại, người mua tiềm năng đối với sản phẩm X trên địa bàn cụ thể trong một thời điểm xác định…

3. Thiết kế nguyên nhân

Trong thiết kế nguyên nhân, các vấn đề với các khảo sát kỹ lưỡng cũng đă được cấu trúc. Tuy nhiên, ngược lại với thiết kế mô tả, trong trường hợp này,người nghiên cứu phải đối diện với vấn đề “nguyên nhân và kết quả”. Nhiệm vụ chính trong nghiên cứu này là phải tách biệt các nguyên nhân, và nói lên xem có hay không và trong chừng mực nào th́ nguyên nhân dẫn đến kết quả

Ví dụ: giả sử 100 với chuẩn đoán cúm đă được chỉ đinh ngẫu nhiên với 2 nhóm: nhóm thử nghiệm gồm bệnh nhân có sử dụng thuốc và nhóm kiểm chứng không dùng thuốc. Sau một tuần, 2 nhóm được đặt câu hỏi “anh/chị có thấy tốt hơn không?”. Sự luận giả kết quả thống kê được xem như là “nguyên nhân” trong trường hợp này .

+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào mục tiêu

– Tóm lược mục tiêu nghiên cứu

  • Mô tả đặc điểm và tính chất của vấn đề
  • Giải thích mối quan hệ giữa các biến số

– Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

  • Nghiên cứu mô tả
  • Nghiên cứu giải thích (nghiên cứu quan hệ nhân quả)

+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào phương pháp:

– Tóm tắt ưu, nhược điểm từng phương pháp nghiên cứu

  • Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
  • Nghiên cứu điều tra
  • Nghiên cứu quan sát

– Lựa chọn thiết kế nghiên cứu

Bước 1: Lựa chọn loại dữ liệu nghiên cứu sẽ sử dụng

Bước 2: Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Bước 3: Lựa chọn công cụ điều tra.

  1. Phỏng vấn cá nhân
  2. Phỏng vấn qua điện thoại
  3. Gửi bảng câu hỏi điều tra
  4. Căn cứ cho sự lựa chọn công cụ điều tra
  5. Qui mô mẫu điều tra
  6. Địa bàn thực hiện điều tra
  7. Sự phức tạp của dữ liệu cần điều tra
  8. Thời gian cho phép thực hiện điều tra
  9. Ngân sách dành cho cuộc điều tra

+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào thời gian:

  • Nghiên cứu thời điểm
  • Nghiên cứu thời kỳ

+ Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào chiến lược nghiên cứu: Thực nghiệm, khảo sát, nghiên cứu tình huống

Nghiên cứu từ xưa đến nay luôn là vấn đề được các nhà khoa học, cá nhân quan tâm và tìm hiểu. Có thể đâu đó bạn nghe nhắc đến hoặc nói về thiết kế nghiên cứu, tuy nhiên lại không hiểu rõ hoặc băn khoăn về vấn đề trên.

Chúng tôi hiểu băn khoăn của độc giả và xin đưa ra nội dung giải đáp Thiết kế nghiên cứu là gì qua bài viết sau đây.

Có thể thấy hoạt động nghiên cứu bao gồm “hoạt động sáng tạo được thực hiện một cách có hệ thống nhằm làm giàu tri thức, bao gồm tri thức về con người, văn hóa và xã hội, và sử dụng vốn tri thức này để tạo ra những ứng dụng mới.” Hoạt động nghiên cứu được dùng để thiết lập hay xác nhận các dữ kiện, tái xác nhận kết quả của công trình trước đó, giải quyết những vấn đề mới hay đang tồn tại, chứng minh các định lý, hay phát triển những lý thuyết mới.

Thiết kế nghiên cứu là tầm nhìn của nhà nghiên cứu về kết quả nghiên cứu với các chuẩn mực về độ chặt chẽ và tính phổ quát, cùng quy trình và nguồn lực tương ứng nhằm đạt các chuẩn mực nhất định. Thiết kế nghiên cứu cũng có thể được hiểu là một kế hoạch tổng quan về cách thức tiến hành nhằm đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể hơn thì có thể hiểu thiết kế nghiên cứu là việc hoạch định quy trình, phương pháp và nguồn lực nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách chặt chẽ, thuyết phục.

Thiết kế nghiên cứu là trung tâm kết nối các hoạt động cơ bản của dự án nghiên cứu: xác định mẫu, thước đo, quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Thiết kế quan tâm tới quá trình thực hiện nghiên cứu là chính chứ không quá chú trọng vào trình bày kết quả nghiên cứu.

Ví dụ về thiết kế nghiên cứu

Vai trò của thiết kế nghiên cứu

Sau khi đã giải đáp thiết kế nghiên cứu là gì thì chắc hẳn bạn đọc cũng phần nào thấy ý nghĩa và vai trò của thiết kế nghiên cứu. Có thể thấy thiết kế nghiên cứu giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với việc nghiên cứu.

Trước hết thiết kế nghiên cứu sẽ mô hình hóa ý tưởng nghiên cứu và giúp toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức về vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực nghiệm một cách thích hợp và có thể thực hiện được. Khi lựa chọn một thiết kế, các nhà nghiên cứu đã tính toán trước hạn chế của nghiên cứu và xác định liệu hạn chế này chấp nhận được không.

Thiết kế nghiên cứu cũng được coi là bước khởi đầu của một quá trình nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu sẽ giúp người nghiên cứu đi đúng hướng và hoàn thành kế hoạch đã lập ra. Thiết kế nghiên cứu cũng cần tìm ra được cách tiếp cận phù hợp trả lời cho vấn đề nghiên cứu bằng cách tốt nhất trong khuôn khổ các ràng buộc cho trước và cần có hiệu quả để có thể mang lại các thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu tạo ra nền tảng của toàn bộ nghiên cứu sẽ được thực hiện. Thiết kế nghiên cứu giúp người nghiên cứu thực hiện công việc dễ dàng trong một định hướng có hệ thống

Bên cạnh đó thiết kế nghiên cứu giúp đảm bảo các dữ liệu thu thập cho phép trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và chặt chẽ nhất để nội dung nghiên cứu khoa học và chính xác nhất có thể.

Một khi thiết kế nghiên cứu được hoàn thành, thì công việc nghiên cứu sẽ bắt đầu.

Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu

Để có thể nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào thì việc thiết kế nghiên cứu với các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu cần được quan tâm và lưu ý. Theo đó để có thể thiết kế nghiên cứu thành công thì chủ thể cần chọn mục đích nghiên cứu sao cho phù hợp, khách quan, có tính mới… Bên cạnh đó là cần có các giả thiết có liên quan để có thể tiến hành nghiên cứu.

Một số các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu bao gồm:

+ Tính chặt chẽ: Một nghiên cứu không chỉ đơn giản là đi tìm dữ liệu và bằng chứng phù hợp với giả thuyết hay luận điểm định trước. Tính chặt chẽ đòi hỏi nghiên cứu phải tìm đủ bằng chứng/dữ liễu để bác bỏ hoặc kiểm soát các giả thuyết “cạnh tranh” khác.

+ Tính khái quát: Tính khái quát hóa của nghiên cứu đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải có khả năng suy rộng.

+ Tính khả thi” Không có nghiên cứu nào có nguồn lực vô hạn. Kết quả nghiên cứu còn phụ thuộc vào dữ liệu sẵn có. Nếu thiết kế nghiên cứu vượt ra ngoài khả năng về nguồn lực và tiếp cận dữ liệu thì cũng không có ý nghĩa thực thi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Thiết kế nghiên cứu là gì đến bạn đọc. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.