Ví dụ về tính từ trong tiếng Việt

Lê Đình Tư

1. Xác định tính từ trong tiếng Việt

Việc phân biệt tính từ trong tiếng Việt có phần hơi phức tạp, vì nhiều khi tính từ có dạng như động từ hoặc danh từ. Chẳng hạn, khi nói “cuộc sống thành thị” thì thành thị vừa có thể coi là danh từ vừa có thể coi là tính từ, hoặc trong “hành động ăn cướp” thì ăn cướp vừa có thể coi là động từ vừa có thể coi là tính từ. Chính vì vậy, người ta thường phân biệt trong tiếng Việt hai loại tính từ:

1.1 Tính từ tự thân: Là những tính từ chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, màu sắc, kích thước, hình dáng, âm thanh, hương vị, mức độ, dung lượng… của sự vật hay hiện tượng, ví dụ:
– Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
– Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xám, đen, trắng, nâu.
– Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dầy.
– Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, quanh co.
– Tính từ chỉ âm thanh: ồn, ồn ào, trầm, bổng, vang.
– Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
– Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
– Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.

Việc phân loại tính từ như trên chỉ mang tính tương đối vì trong tiếng Việt tính từ có thể được sử dụng trong chức năng của trạng từ và khi ấy ý nghĩa của tính từ có thể thay đổi. Ví dụ, so sánh:
Anh ấy cao 1m75/ Tôi đánh giá cao khả năng của anh ấy.
Cái vali này rất nhẹ/ Chiếc thuyền lướt nhẹ trên sông.

1.2 Tính từ không tự thân: Là những từ vốn không phải là tính từ mà là những từ thuộc các nhóm từ loại khác (ví dụ: danh từ, động từ) nhưng được sử dụng như là tính từ. Tính từ loại này chỉ có thể xác định được trên cơ sở quan hệ của chúng với các từ khác trong cụm từ hay câu. Bình thường, nếu không có quan hệ với các từ khác, chúng không được coi là tính từ. Như vậy, đây là loại tính từ lâm thời. Tuy nhiên, khi được sử dụng làm tính từ, các danh từ hoặc động từ sẽ có ý nghĩa hơi khác với ý nghĩa vốn có của chúng, thường thì đó là ý nghĩa khái quát hơn. Chẳng hạn, khi nói “hành động ăn cướp” thì ăn cướp thường có ý nghĩa “giống như ăn cướp” hay “có tính chất giống như ăn cướp” chứ không phải là ăn cướp thật. Vì vậy, việc nhận biết tính từ loại này sẽ giúp ta hiểu đúng ý nghĩa của từ được sử dụng. Trong tiếng Việt có các loại tính từ không tự thân sau đây:
* Tính từ do danh từ chuyển loại. Ví dụ: công nhân (trong: vải xanh công nhân); nhà quê (trong: cách sống nhà quê); cửa quyền (trong: thái độ cửa quyền); sắt đá (trong: trái tim sắt đá); côn đồ (trong: hành động côn đồ).
* Tính từ do động từ chuyển loại. Ví dụ: chạy làng (trong: thái độ chạy làng); đả kích (trong: tranh đả kích); phản đối (trong: thư phản đối); buông thả (trong: lối sống buông thả).

2. Cách tạo tính từ ghép trong tiếng Việt

Tính từ ghép trong tiếng Việt có thể được tạo ra bằng những cách sau đây:
– Ghép một tính từ với một tính từ, ví dụ: xinh đẹp, cao lớn, to béo, đắng cay, ngay thẳng, mau chóng, khôn ngoan, ngu đần.
– Ghép một tính từ với một danh từ, ví dụ: méo miệng, to gan, cứng đầu, cứng cổ, ngắn ngày, vàng chanh
– Ghép một tính từ với một động từ, ví dụ: khó hiểu, dễ chịu, chậm hiểu, dễ coi, khó nói.
– Láy tính từ gốc, nghĩa là lặp lại toàn bộ hoặc một bộ phận của tính từ gốc để tạo ra tính từ mới. Ví dụ: đen đen, trăng trắng, đo đỏ, vàng vàng, nâu nâu; sạch sẽ, may mắn, chậm chạp, nhanh nhẹn, đắt đỏ.
___________________________________

Câu hỏi và bài tập

1/ Tính từ trong tiếng Việt có gì đặc biệt? Hãy nêu các loại tính từ trong tiếng Việt. 2/ Hãy cho biết các từ in nghiêng dưới đây có phải là tính từ không:

sinh viên đại học; cuộc sống thành thị; nghề tay trái; bạn vàng; chính quyền của nhân dân; thái độ phân biệt đối xử; thư khen; sự phê phán.

3/ Hãy phân biệt sự khác nhau của các cặp từ/cụm từ sau đây bằng ví dụ:

Cụt chân/chân cụt; đẹp người/người đẹp; ngon mắt/mắt ngon; ế vở/vở ế.

4/ Hãy phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa của các tính từ/không phải tính từ trong các cặp ví dụ sau đây:

– Rau này rất tươi./ Gặp lại anh, chị Thuận cười tươi roi rói.


– Anh ta là người rất khó gần./ Ai cũng thấy rất khó đến gần chỗ đám cháy.
– Giá vàng gần đây lên xuống thất thường./ Đây là anh bạn vàng của tôi.
– Con đường chạy quanh co qua mấy quả núi./ Chị ấy nói quanh co mãi mà chẳng ai hiểu được nên đành phải nói thẳng.
– Giá dầu mỏ tăng chóng mặt./ Tôi cảm thấy bị chóng mặt.

________________________________________________

Tính từ và cụm tính từ là gì? Đặt câu ví dụ

Tìm hiểu một số thông tin về bài học tính từ và cụm tính từ giúp các em lớp 6 hiểu bài học và sử dụng trong những bài tập trên lớp. Sau đây là thuật ngữ tính từ, cụm tính từ và đặt các câu ví dụ minh họa dễ hiểu nhất.

Tính từ, cụm tính từ là gì

Tính từ là gì

Định nghĩa tính từ là những từ loại dùng để chỉ đặc điểm, tính chất sự vật, hiện tượng, hành động. Tính từ có thể dùng chung với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ.

Ví dụ: Yêu, thích, ghét, ngọt, đắng, cay…

Tình từ phức tạp và khó xác định bởi nhiều khi tính từ được chuyển từ danh từ, động từ. Tính từ sẽ được chia làm 2 loại:

-Tính từ tự thân: biểu thị về quy mô, màu sắc, phầm chất, âm thanh, hình dáng, mức độ…

Ví dụ tính từ màu sắc: vàng, xanh, đỏ tím…

Ví dụ tính từ phẩm chất: tốt, xấu, keo kiệt, hèn nhát…

-Tính từ không tự thân: không phải là tính từ nhưng được sử dụng với chức năng là tính từ. Để dễ hiểu hơn các bạn xem thêm các ví dụ:

Ví dụ: nhà quê (trong cách sống nhà quê), sắt đá (trong câu trái tim sắt đá), côn đồ (trong câu hành động côn đồ).

=> Danh từ chuyển sang tính từ.

Ví dụ: đả kích (trong tranh đả kích), phản đối (trong thư phản đối), buông thả (trong lối sống buông thả).

=> Động từ chuyển sang tính từ

Trong tiếng Việt còn có tính từ ghép tạo thành bằng việc ghép các tính từ với nhau, động từ với tính từ, danh từ với tính từ.

Cụm tính từ là gì? Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.

Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…

Vị trí trong câu

Trong câu tính từ thường đảm nhận vị trí chủ ngữ, cũng có trường hợp tính từ làm vị ngữ nhưng không phổ biến cho lắm.

Phân loại: tính từ chia làm 2 loại khác nhau đó là:

– Tính từ chỉ các đặc điểm tương đối (thường sẽ kết hợp với từ chỉ mức độ): bé, thấp, cao…

– Tính từ chỉ các đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp cùng từ chỉ mức độ): vàng đậm, đỏ chót, xanh lè…

Cụm tính từ bao gồm tính từ làm vị trí trung tâm và bao gồm các thành phần phụ khác. Cấu tạo gồm cóphần phụ trước + trung tâm + phần phụ sau.

Ví dụ: – Quả bóng đang to thêm

=> Phụ trước: đang; trung tâm: to; phụ sau: thêm

– Bầu trời hôm nay cao vời vợi.

=> trung tâm: cao; phụ sau: vời vợi

Xem thêm >>> Ngữ văn 6 Bài 15 Tính từ và cụm tính từ

Đặt câu ví dụ

Anh ấy chơi cờ rất giỏi, tôi đánh giá cao trình độ của anh ta.

=> “Cao” tính từ chỉ trình độ của người được nói đến.

Mai là bạn của em, cô ấy rất tốt bụng.

=> “Tốt bụng” tính từ chỉ phẩm chất.

Còn rất nhiều các tình từ chỉ sự vật hiện tượng như màu sắc (xanh, đỏ,vàng,cam), kích thước (cao, ngắn, dài, rộng), âm thanh (ồn ào, yên lặng, náo nhiệt), hình dáng (cong, thẳng, tròn,) cách thức (xa, gần)…

Chiếc xe này máy còn tốt lắm.

=> Trong câu “máy còn tốt lắm” có vai trò là vị ngữ và cũng là một cụm chủ – vị. “Máy” làm chủ ngữ, “còn tốt lắm” có vai trò là vị ngữ, cụm chủ – vị có vai trò là vị ngữ trong câu “Chiếc xe này máy còn tốt lắm”.

Luyện tập:

LT1: Đặt 5 câu có sử dụng tính từ, cụm tính từ

– Cô ấy có cái váy rất đẹp

– Hoa hồng hôm nay nở rộ một màu hồng rực

– Nắng buổi trưa rừng rừng một màu vàng chói

– Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi

– Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ

LT2: Đặt câu sử dụng tính từ chỉ:

– Tính tình: Đó là một cô gái thùy mị, nết na

– Âm thanh: Tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời

– Tính cách: Cậu bé ấy tuy nghèo nhưng lại rất hiền lành

– Sắc thái: Cô giáo bước vào nở nụ cười tươi tắn với lũ học trò

LT3: Viết đoạn văn có sử dụng tính từ hoặc cụm tính từ

Cô giáo tôi tên là Hiền. Cô dạy bộ môn Văn. Với tôi, dù đã không còn học cô nữa nhưng cô mãi là người mẹ thứ hai mà tôi luôn kính trọng. Cô không cao nhưng lại có nước da trắng. Cô có một mái tóc dài ngang lưngóng ả. Tôi thích nhất là đôi mắt cô. Đôi mắt ấy to, trònsáng long lanh. Nó càng trở nên sáng và trìu mến mỗi khi cô nhìn lũ học trò chúng tôi. Nó toát lên sự ấm ápnhiệt huyết của một giáo viên. Không chỉ tận tâm với nghề mà cô còn coi chúng tôi như những đứa con của mình vậy. Trong giảng dạy, cô rất nghiêm khắc nhưng cũng rất hiền và lo cho học sinh. Ai có khó khăn cô đều tâm sự và tìm cách giải quyết. Vì vậy, chúng tôi rất yêu quý cô và luôn coi cô là người mẹ hiền thứ hai vậy.

– Các tính từ: trắng, óng ả, to, tròn, trìu mến, ấm áp, nhiệt huyết, tận tâm

– Các cụm tính từ: không cao, dài ngang lưng, sáng long lanh, rất nghiêm khắc, rất hiền, rất yêu quý

» Tình thái từ là gì

»Câu cầu khiến là gì

Thuật Ngữ -
  • Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán

  • Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ

  • Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến

  • Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu

  • Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ

  • Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ