Vì lười học nam bị điểm kém là câu gì năm 2024

Trong rất đông phụ huynh chúng ta cũng từng trải qua thời đi học bị điểm kém, trượt thi, bị ám ảnh trong cả giấc mơ khi điểm thi không được như gia đình kỳ vọng.

Đối diện với việc con học kém, bị điểm kém, thi trượt... là một áp lực của phụ huynh. Khi đó, mỗi phụ huynh sẽ phải đối diện với sự lo lắng, buồn bã, đối diện với sự thất vọng lớn. Trong nỗi buồn, nỗi thất vọng còn có cả sự bất lực, không biết sẽ phải làm gì với tương lai của con.

Tuy nhiên, đừng quên rằng, rất đông phụ huynh chúng ta cũng từng trải qua thời đi học, chúng ta cũng từng bị điểm kém, bị trượt thi, thậm chí đã “ám ảnh” vì không thể có được điểm số như gia đình kỳ vọng. Khi đã đi qua tất cả cung bậc cảm xúc đó, phụ huynh hãy đặt mình trong vị trí của con để hiểu rằng, con cũng đang trải qua những cảm xúc không dễ dàng.

Không nên đổ lỗi cho con

Khi nhìn điểm số “gây thất vọng” của con, nhiều phụ huynh sẽ chọn cách mắng nhiếc, chì chiết, đổ lỗi cho con. Lý giải cho việc bị điểm kém sẽ do “con lười học”, “con chểnh mảng học hành”, “con không tập trung”, “ham vui bạn bè cho lắm vào”, “con học dốt”... Việc đổ lỗi cho con sẽ khiến đứa trẻ càng cảm thấy nặng nề, chán nản với kết quả học tập.

Kết quả đã có, điểm số bây giờ là việc đã xảy ra, không thể thay đổi. Theo các chuyên gia giáo dục, thay vì đổ lỗi cho con để không khí nặng nề, thậm chí tạo khoảng cách giữa con cái và phụ huynh, bố mẹ nên chọn cách trò chuyện phù hợp để động viên, khích lệ con vượt qua chuyện đáng tiếc này, và nỗ lực cố gắng thay đổi kết quả học tập trong tương lai.

Với những đứa trẻ, việc nói những câu chuyện khơi gợi về niềm tin, về tương lai rất quan trọng. Bố mẹ không nên cho con thấy sai lầm, thất bại là thứ ghê gớm, khủng khiếp, là dấu chấm hết cho tất cả.

Việc nhiếc móc đứa trẻ về một chuyện đã xảy ra là hoàn toàn vô nghĩa, việc tiếp cho đứa trẻ sức mạnh để đứng dậy từ sai lầm, thất bại mới là điều quan trọng.

Bố mẹ ở độ tuổi trưởng thành đã đi qua đủ sóng gió, sai lầm và cả những thất bại trong đời, nhưng vẫn đứng dậy bước tiếp. Hãy cho con thấy chính câu chuyện vượt qua thất bại, sai lầm của bạn, để tiếp thêm cho con niềm tin rằng, chỉ cần đủ sức mạnh, đủ vững vàng, đủ nỗ lực, con sẽ vẫn thay đổi được, vẫn làm nên những kỳ tích khác.

Hãy trò chuyện chân thành để con bạn thấy rằng, tương lai vẫn rộng mở phía trước nếu con không nản chí và tiếp tục cố gắng.

Không so sánh con và bạn bè đạt điểm cao

Giới chuyên gia giáo dục từng nhiều lần cảnh báo các phụ huynh những tác hại khôn lường của việc so sánh con mình với “con nhà người ta”, nhưng nhiều phụ huynh vẫn làm điều này, nhất là trong thời điểm xem điểm số hay nhận kết quả thi trượt của con.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, và việc so sánh mình với người khác, con mình với con nhà người khác là hoàn toàn vô nghĩa. Việc so sánh 2 con người với 2 cá tính, 2 hoàn cảnh, 2 năng lực, 2 thế mạnh khác nhau là không cần thiết, và không giải quyết được bất cứ chuyện gì, còn là cách thức giao tiếp phi giáo dục.

Khi so sánh con mình với con người khác là phụ huynh đã “xóa sổ” giá trị, năng lực, thế mạnh của chính con mình. Mỗi đứa trẻ đều có niềm tự hào, kiêu hãnh, sự tự tôn riêng.

Thay vì so sánh, hãy nhìn vào thực lực của con, nhìn rõ thế mạnh, sở thích, sự đặc biệt riêng của con mình và động viên, giúp con phát huy.

Theo SCMP, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thế mạnh riêng ở một lĩnh vực nào đó. Nếu “con nhà người ta” giỏi toán lý, con nhà mình sẽ giỏi ở một tố chất đặc biệt không trùng lắp với ai, điều quan trọng nhất là phụ huynh phải tìm ra điều đó.

Hãy hiểu rằng, không có công thức thành công, hạnh phúc chung cho mọi đứa trẻ. Không phải ai lớn lên cũng cần phải học giỏi, đỗ đạt cao ở các kỳ thi, mới có được thành công, hạnh phúc.

Sự thất bại hôm nay chỉ là khởi đầu cho sự nỗ lực mới, hoài bão mới, trên con đường mới, mà phụ huynh cần đồng hành cùng con.

Nhiều gia đình vò đầu, bứt tai vì chuyện con liên tục bị nhắc tên ở sổ đầu bài của lớp. Thậm chí, nhiều phụ huynh cảm thấy bất lực, xỉ vả con khiến con sợ việc học mà chưa có "cách chữa".

Do bản chất hay phương pháp dạy dỗ?

Năm học mới bắt đầu được mấy tháng nhưng nhiều cha mẹ có con ở bậc tiểu học bước vào cuộc chiến nảy lửa: Kèm con học đọc, học viết, làm bài tập. Những ngày qua, trên các diễn đàn không khó để tìm những lời than vãn: "Con học kém quá, phải làm sao bây giờ?”

Chị Nguyễn Thị Hương [Cầu Giấy, Hà Nội] có con vào lớp 4 ở một trường tiểu học của quận này cho biết, con chị tối về học luôn trong tình trạng phải bố mẹ kèm cặp. Ngày nào cũng thế, không bố thì mẹ đến đón con ở trường là lại mượn vở của bạn lớp để photo để tối về con chép cho đủ bài trên lớp.

“Con trai đã lên lớp 4 nhưng tính hiếu động, mải chơi, ở lớp thì không tập trung, trêu bạn bè. Ở nhà, nếu bố mẹ không kèm là không chịu làm bài, cứ chơi đã, làm bài sau. Vì thế, con ngày càng trở lên lười học. Hôm nọ, cô giáo bộ môn nhắn tin bố mẹ tới gặp về vấn đề học của con thì mới biết, con thuộc top 5 bạn học yếu nhất lớp. Ngay tối hôm đó, vợ chồng ngồi lại bàn với nhau phải có cách dạy con vượt qua “tình trạng tồi tệ” như thời điểm này” – chị Hương chia sẻ.

Chị Hương cũng chia sẻ, trước đây, ở nhà bố mẹ phải thay phiên nhau ngồi kèm học suốt cả tối, có hôm mẹ hò hét khản cả cổ, đến hôm khác bố mẹ thay nhau quát. Nhưng hiếm hôm nào con trai làm bài xong bài tập trước 10h30. Đỉnh điểm, có hôm bị cô nhắn tin nhiều, bực mình đành bắt con học muộn đến hơn 11 đêm để hoàn hiện bài tập cô giáo giao ở lớp.

Một phụ huynh có con gái học lớp 2 ở quận Hoàng Mai chia sẻ, chị có con gái tuy không nghịch nhưng việc học trên lớp luôn bị giáo viên nhắc nhở, nhất là môn Toán vì tội "ẩu". Nhìn những lần con bị nhắc trong sổ mà thấy ngại ngùng với phụ huynh trong lớp. Rõ ràng, ngày nào bố mẹ đã có ý thức ngồi kèm cặp con học, nhưng trên lớp không có bố mẹ thì y như rằng lại làm sai. Giờ không biết làm sao để con chủ động việc học đây”- phụ huynh này cho hay.

Chuyên gia “mách nước”

Vậy việc học kém của con, hay việc bị thầy cô nhắc nhở thì các phụ huynh có nên thúc ép, thậm chí biến việc học thành cuộc chiến hay không?

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, thay vì la mắng, thúc ép con học hay than phiền rằng sao con mình học dốt, lười nhác, kém cỏi, tệ hại, phụ huynh có thể giải quyết vấn đề này. Đặc biệt, phụ huynh cần hiểu, trẻ con lười học không phải do bản chất mà chính là do phương pháp dạy dỗ và điều kiện học chứa nhiều yếu tố không phù hợp với trẻ khiến trẻ sợ học và sinh lười học ngay từ đầu.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra, phụ huynh đầu tiên phải đi tìm câu trả lời, lý do con lười là gì, vì sao con lại bị điểm kém sau đó sẽ tìm cách cùng giải quyết hết mọi vấn đề xem con có đỡ lười học được không?

Bà Hương chỉ ra một thực tế, hiện nay, các con được bố mẹ, ông bà chăm bẵm quá nhiều, toàn làm hộ nên lười và ỉ lại. Vậy, muốn con bớt lười trong việc học thì cần “ngưng” chăm bẵm, làm hộ nữa cho bớt lười.

Mặt khác, bà Hương chỉ ra một lí do nữa là khi con thấy việc học quá nặng nề thì mẹ mắng, bố chửi, cô gào thét thì trẻ nào cũng sợ học cả. Vì thế, bố mẹ ngưng việc thúc giục, mắng mỏ con, nó sẽ đỡ sợ hơn.

“Có một lí do nữa là bố mẹ cần xem lại đòi hỏi của mình với con đi. Có bố mẹ bảo tôi rằng, em có bắt nó học nhiều đâu. Mỗi học ở trường, học thêm tiếng Anh và học võ thôi mà. Vậy bố mẹ hãy thử sống với thời gian biểu đó 1 tuần đi rồi bố mẹ nghĩ xem mình có hành hạ, đòi hỏi con quá sức không. Đừng ngồi đó mà phỏng đoán, rồi đánh giá con. Vừa sức mới tải nổi. Quá sức thì ai cũng lười, huống chi trẻ con”- bà Hương nói

Với những lí do trên, bà Hương cho rằng, để con bớt lười hãy dạy con cách học chủ động. Học kiểu đến lớp nghe cô rồi về nhà làm bài tập là học bị động, chủ động ở đây là mở sách ra, lật mục lục lên, ngồi đọc và ghi ra là mình sẽ học gì cả năm, có mấy chương, trong chương đó học gì. Đến lớp nghe cô giảng bài sẽ hứng thú hơn nhiều.

Thêm nữa, theo vị chuyên gia này, cần dạy trẻ ôn tập bằng sơ đồ tư duy vì cách này nhớ sẽ hệ thống hơn nhiều. Lập sơ đồ tư duy và dán giữa nhà, việc học sẽ đơn giản và thú vị hơn. Cần sắp xếp công việc khoa học. Làm việc bằng thời gian biểu bao giờ cũng đơn giản, nhàn hạ mà hiệu quả. Vậy các bố mẹ hãy giúp con xây dựng thời gian biểu và yêu cầu con thực hiện đúng. Mọi việc sẽ nhàn hạ hơn nhiều.

“Tuyệt đối không làm hộ con, tìm cách dạy con vội vàng để cô không biết là bài đó mẹ làm. Nhưng theo tôi cần cho con chịu phạt vài lần cho nhớ. Tóm lại, học kém phần lớn nguyên nhân là do các con chưa biết cách học chứ không phải không thông minh”- bà Hương nhấn mạnh.

Chủ Đề