Vì sao bé chấm hấp thu

Đi ngoài phân lỏng hay chứng tiêu chảy là một hiện tượng có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bị nhẹ thì tình trạng này có thể kết thúc sớm trong 1 - 2 ngày, nhưng khi diễn tiến nặng hơn thì bệnh lại gây nên nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân đi ngoài phân lỏng là do đâu?

1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng theo từng cấp độ

Đi ngoài ra phân lỏng có thể bắt nguồn từ vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý và được chia thành cấp tính hoặc mạn tính. Khi bị đi ngoài phân lỏng cấp tính, bệnh nhân có thể tự khỏi trong thời gian ngắn nhưng nếu bị mạn tính thì sẽ lâu khỏi hơn. Cũng có trường hợp nghiêm trọng, đi ngoài phân lỏng cấp tính biến chứng thành mạn tính cảnh báo dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó.

1.1. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng cấp tính

Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đi ngoài phân lỏng. Các tác nhân gây nên hiện tượng này là các ký sinh trùng, virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sôi và phát triển, gây tình trạng viêm và giải phóng ra các độc tố khiến người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, kèm nhầy và có thể lẫn máu. Việc nhiễm khuẩn xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với đồ dùng hoặc ở trong môi trường có nguồn bệnh sinh sôi. Điều kiện ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn phải thức ăn bị ôi thiu cũng là yếu tố khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại cho đường ruột.

Vùng bụng bị nhiễm lạnh.

Cơ địa không dung nạp được một số chất như: chất ngọt nhân tạo sorbitol, chế phẩm từ đường lactose, fructose, glucose-galactose, hoặc cơ thể thiếu hụt các men tiêu hóa như lactase hay sucrase-isomaltase sẽ khiến bệnh nhân bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến đi ngoài phân lỏng

Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: ăn không đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no gây ảnh hưởng tới dạ dày, rối loạn hệ tiêu hóa. Ngoài ra những người có thói quen thức khuya, thiếu ngủ cũng khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi và làm tổn thương cả hệ tiêu hóa. Theo nghiên cứu, từ 5 - 7 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất để đi đại tiện, tống đạt các chất thải ra ngoài thanh lọc cơ thể. Nếu sinh hoạt theo múi giờ bất thường sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc và dần dẫn tới rối loạn cho hệ tiêu hóa.

Tác dụng phụ do các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng cũng có thể khiến bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu ngừng thuốc thì có thể chấm dứt tình trạng đi ngoài phân lỏng.

1.2. Nguyên nhân đi ngoài phân lỏng mạn tính

Hiện tượng đi ngoài phân lỏng mạn tính thường do 2 bệnh lý phổ biến là Viêm đại tràng và đại tràng co thắt gây nên.

Viêm đại tràng:

Đây là một trong các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng và trên niêm mạc của đại tràng khi mắc bệnh lý này thường xuất hiện triệu chứng viêm và có tổn thương.

Khi bị viêm đại tràng, sau khi thức dậy vào buổi sáng bệnh nhân thường bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí còn bị đi ngoài “nhắc lại” một lần nữa sau bữa ăn sáng. Đi ngoài phân lỏng đặc biệt xảy ra khi người bệnh ăn những đồ lạ, đồ ăn kích thích hoặc sau khi uống cafe, bia, rượu,...

Cần phải lưu ý đó là nếu viêm đại tràng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn tới những biến chứng khôn lường, nghiêm trọng nhất là bị ung thư đại tràng gây nhiều khó khăn trong điều trị và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng cần chú ý tới triệu chứng đi ngoài phân lỏng

Đại tràng co thắt:

Đại tràng co thắt hay còn được biết đến là hội chứng ruột kích thích, xảy ra khi có sự co thắt bất thường ở nhu động ruột khiến chức năng của đại tràng trở nên rối loạn. Bệnh nhân bị co thắt đại tràng dễ đi ngoài phân lỏng và tiêu chảy.

So với viêm đại tràng là bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lỏng sau khi ăn khoảng 40 phút, khi bị đại tràng co thắt người bệnh có thể bị đi ngoài ngay sau khi ăn khoảng 10 - 15 phút hoặc ngay khi vừa ăn xong. Mặc dù không để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh viêm đại tràng nhưng mức độ khó chịu lại cao hơn, khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều bất tiện.

Các nguyên nhân đi ngoài phân lỏng khác:

Bên cạnh những rối loạn trong đường tiêu hóa, nguyên nhân đi ngoài phân lỏng còn có thể là do các bất thường ở gan và túi mật. Các bệnh lý như sỏi mật hoặc xơ gan khiến chức năng hoạt động của 2 bộ phận này bị suy giảm và dẫn tới tiêu chảy.

Ngoài ra, một bệnh lý khác cũng có khả năng gây ra triệu chứng đi ngoài phân lỏng đó là bệnh cường giáp. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp sẽ tiết ra dư thừa hormone làm rối loạn chức năng vốn có của nó. Không chỉ bị đi ngoài phân lỏng, bệnh nhân còn gặp các biểu hiện khác như: ngủ kém, tâm trạng thất thường, sưng quanh cổ, hay cáu gắt, nhiệt độ cơ thể không ổn định, sút cân,...

Tuy ít gặp nhưng cường giáp cũng có thể là nguyên nhân đi ngoài phân lỏng

Mặt khác, nếu tụy của một người bị viêm thì các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, protein sẽ khó được phân hủy gây nên tình trạng phân lỏng, người bệnh hay có cảm giác buồn nôn, nôn và đau bụng.

2. Đi ngoài phân lỏng cần làm gì để khắc phục?

Nhằm phòng tránh và điều trị kịp thời khi gặp tình trạng đi ngoài phân lỏng, mỗi người nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Có một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Nên ăn chín uống sôi và nếu thức ăn có dấu hiệu bị ôi thiu cần loại bỏ ngay. Không ăn quá nhiều những thức ăn gây kích thích nhu động ruột và dạ dày như dưa, cà muối chua và đồ cay nóng, chế biến với nhiều dầu mỡ.

  • Ở trẻ nhỏ, tốt hơn hết nên cho bé bú sữa mẹ đồng thời tham gia đầy đủ chương trình tiêm chủng. Thực đơn ăn uống của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh.

  • Đối với những người bị đi ngoài phân lỏng, cần:

  • Tích cực bù nước và điện giải bằng các loại nước trái cây, nước khoáng, nước gạo rang,...

  • Không ăn những loại thực phẩm dễ lên men, đầy hơi khó hấp thu như sữa, trứng, thịt mỡ, phô mai, rau có nhiều xơ.

  • Tăng dần khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn: từ thức ăn lỏng chuyển dần sang những món đặc hơn. Ví dụ như thời gian đầu khi bị đi ngoài phân lỏng thì bệnh nhân ăn các món súp, cháo loãng. Sau khi bệnh đã được cải thiện thì chuyển sang ăn ngũ cốc, thịt nạc băm, ngoai lang nghiền,...

  • Thời gian biểu trong ăn uống: sắp xếp giờ ăn phù hợp với tình trạng bệnh và không để bệnh nhân bỏ bữa.

Nếu thức ăn có dấu hiệu ôi thiu cần phải rục bỏ ngay

Nếu bệnh nhân đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 1 tuần mà không thuyên giảm thì cần tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và khắc phục sớm. Bởi vì lúc này có thể không chỉ là tiêu chảy bình thường mà là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn đằng sau.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ là một lựa chọn hợp lý để khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ khám bệnh. Nếu gặp các bất thường về sức khỏe, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới trung tâm hỗ trợ 1900565656 của MEDLATEC để được tư vấn từ A - Z các thông tin về gói khám phù hợp!

Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ thường hay bị rối loạn tiêu hóa. Tuy vậy, bị bệnh thường xuyên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách

Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  • Nôn trớ: Tình trạng này thường gặp ở những trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện.
  • Chướng bụng, đầy hơi: Khi bị rối loạn tiêu hóa, có thể sờ thấy bụng trẻ căng to, trẻ ợ hơi liên tục.
  • Táo bón: Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ dễ bị táo bón sau khi ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm giàu đạm… Trẻ bị táo bón thường ít đi tiêu, 2 – 3 ngày mới đi một lần, phân cứng, khuôn phân to, thậm chí có lẫn máu ở phân.
  • Tiêu chảy: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượng tiêu chảy cấp, phân lỏng, đi trên 3 lần/ngày.
  • Phân sống: Phân thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa. Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài phân sống.

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

1. Chú ý chế độ dinh dưỡng

  • Ăn chín, uống sôi: Bố mẹ nên cho bé ăn những món đã được nấu chín kỹ, tránh ăn thực phẩm còn tươi sống, dễ nhiễm ký sinh trùng.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đạm gây khó tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, tránh nhồi nhét trong một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau khiến bé khó tiêu hóa và hấp thu.
  • Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.


Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để phòng tránh rối loạn tiêu hóa

2. Chú ý giữ vệ sinh tốt

Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh không chỉ thực phẩm mà cả môi trường sống

  • Tránh cho bé ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng.
  • Rửa tay cho bé thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh…
  • Vệ sinh đồ chơi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần.
  • Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là nên rửa tay thường xuyên.

>> Xem thêm Giải quyết nỗi lo trẻ biếng ăn - Con ăn khỏe, mẹ nhàn tênh

3. Khuyến khích trẻ vận động để tăng đề kháng

Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao, cha mẹ nên tìm cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để tăng đề kháng, cha mẹ nên:

  • Khuyến khích con chơi các trò chơi vận động ngoài trời
  • Với những trẻ lớn, có thể dạy trẻ đi xe đạp, đá bóng, đánh cầu lông…

4. Bổ sung men vi sinh khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng vi khuẩn có hại tăng cao. Để thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột, có một biện pháp an toàn và hiệu quả nhanh chóng thường được các chuyên gia khuyến cáo, đó chính là bổ sung men vi sinh.

Men vi sinh là các chế phẩm chứa vi sinh vật có ích, khi bổ sung vào đường ruột sẽ giúp ức chế các loài vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, với tỉ lệ lợi khuẩn 85%, hại khuẩn 15%, các tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ chấm dứt.

Bổ sung men vi sinh không những ngăn ngừa được rối loạn tiêu hóa mà còn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó sẽ tăng cân tốt hơn, hết biếng ăn, chậm lớn.

Khi bổ sung men vi sinh cho con, bố mẹ lưu ý chọn các sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Bởi, lợi khuẩn ở dạng bào tử sẽ dễ dàng vượt qua dịch vị, acid dạ dày, không bị tiêu diệt như đa số các dạng lợi khuẩn bình thường khác. Sau khi vượt qua “hàng rào” bảo vệ của dạ dày, bào tử sẽ vào đến ruột non và nảy mầm thành những vi khuẩn có lợi, phát huy công dụng của mình.

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ, vẫn ăn ngủ và sinh hoạt bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Bố mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh, ăn uống và bổ sung men vi sinh cho trẻ để tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng chấm dứt.

Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác mới có biện pháp điều trị phù hợp.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, mệt mỏi, quấy khóc liên tục.
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước.
  • Trẻ bị táo bón nhiều ngày, đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, chậm lớn.
  • Trẻ bị sốt cao, không ăn uống.

Xuân Khánh

Theo Đời sống Plus/GĐVN



Men vi sinh Bio Vigor

Chuyển giao công nghệ từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Mỹ


Thành phần: 100 triệu bào tử Bacillus Clausii

Công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống

Đối tượng sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng
  • Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.

Cách sử dụng: Không uống cùng nước nóng quá 40 độ, nên uống cách thời gian dùng kháng sinh 2 giờ

- Trẻ em dưới 15 tuổi: Trẻ dùng kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa: Dùng 2-3 gói/ngày. Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, kém hấp thu, hay ốm yếu, trong giai đoạn phát triển trí não: Dùng 2 gói/ngày, tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút. Dùng pha với sữa, nước hay thức ăn cho trẻ em

- Người lớn: Uống 3 gói/ngày, trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh, uống nhiều rượu bia…

Quy cách: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Xuất xứ: Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA

HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì

Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Hotline miễn phí: 1800.6689 [giờ hành chính].
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo:01346/2019/ATTP-XNQC
Thông tin chi tiết xem tại://nhatnhat.com/men-vi-sinh-bio-vigor.html


Video liên quan

Chủ Đề