Vì sao bôi kem chống nắng lại bị tróc da

Dị ứng kem chống nắng không còn là hiện tượng xa lạ do số người sử dụng ngày một nhiều lên kéo theo đó là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày một nhiều. Để kịp thời phát hiệu và có biện pháp xử lý, bạn cần nắm được các dấu hiệu của dị ứng kem chống nắng.

Dị ứng kem chống nắng là hiện tượng thường gặp hiện nay

Một số dấu hiệu giúp nhận biết da mặt bạn có đang gặp phải tình trạng dị ứng kem nắng hay không là:

Sau 5 – 10 phút hoặc 1 ngày thoa kem chống nắng nếu như da xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nổi nhiều mẩn đỏ hoặc các mụn nước li ti mọc thành đám trên vùng da sử dụng kem chống nắng thì chứng tỏ bạn đang bị dị ứng. Tình trạng này còn có thể đi kèm theo viêm da, phát ban trên những da nhạy cảm. Đây là tình trạng dị ứng mạnh, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ khiến da tổn thương nặng và vô cùng xấu xí.

Nổi mụn ở  gần tóc, các lỗ chân lông ngứa, châm chích là tình trạng thường gặp da bị dị ứng với các sản phẩm chống nắng dạng xịt. Tình trạng này thường xuất hiện ở các sản phẩm có chứa BHA, AHA, Retinol.

Đây là dấu hiệu mà nhiều người chủ quan và thường hay bỏ qua nhất. Một số làn da bị dị ứng kem chống nắng thì kem sẽ không có tác dụng mà còn khiến các lỗ chân lông giãn nở. Điều này khiến làn da của bạn sạm đi trông thấy sau một thời gian sử dụng. Thêm vào đó, da còn nổi mụn và có nguy cơ nổi mụn cao.

Khi da xuất hiện tình trạng bong tróc sau khi sử dụng kem chống nắng thì bạn nên đến ngay cơ sở uy tín về da liễu để được thăm khám. Da bong tróc là trường hợp dị ứng kem chống nắng cao nhất cần sự can thiệp của bác sĩ chứ không thể điều trị tại nhà.

Dị ứng kem chống nắng do nhiều nguyên nhân gây ra

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng kem chống nắng có thể kể đến như sau:

  • Dị ứng với thành phần của một số sản phẩm

Mỗi cơ địa khác nhau sẽ phù hợp với những sản phẩm khác nhau. Có thể người này sử dụng không xuất hiện tình trạng dị ứng nhưng người khác lại có.

  • Dị ứng với các loại kem chứa nhiều cồn, chất bảo quản, hương liệu

 Những làn da yếu, nhạy cảm thường dễ bị dị ứng, kích ứng với các loại kem chống nắng chứa các chất này. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hơn là các sản phẩm có chứa chất axit bara-aminobenzoic [PABA].

  • Dị ứng do hàng giả, hàng kém chất lượng

Mỗi loại kem chống nắng có một tính năng riêng. Nếu sử dụng những loại kem chống nắng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường thì nguy cơ dị ứng rất cao.

  • Dị ứng do kết hợp cùng sản phẩm khác

 Nhiều chị em cho rằng việc kết hợp hai loại kem chống nắng có thế mạnh khác nhau sẽ tốt hơn cho da. Tuy nhiên, đều này lại khiến các thành phần của chúng khiến da chúng ta không thể thích nghi. Điều này gây ra hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát.

  • Do sử dụng kem chống nắng hết hạn hoặc bị hỏng

 Bảo quản kem chống nắng không đúng cách khiến các thành phần hóa học biến đổi hoặc sử dụng kem bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị kích ứng.

Tùy theo tình trạng mà có cách trị dị ứng kem chống nắng khác nhau. Cụ thể:

Rửa mặt với nước trà xanh để làm sạch da

Ngay sau khi da xuất hiện tình trạng ngứa, nổi sẩn thì bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức. Dùng vòi nước rửa sạch lượng kem vừa sử dụng thì các triệu chứng sẽ giảm dần. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước trà xanh pha loãng để rửa mặt từ mỗi ngày để làm sạch da mặt. Với những trường hợp nhẹ, thì chỉ cần ngưng sử dụng mỹ phẩm một thời gian là các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Những trường hợp bị dị ứng kem chống nắng nặng thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh thì mới xác định được phương pháp điều trị phù hợp.

Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh bôi kem có Corticoid ngắn hạn như Dermovate, Eumovate, Flucinar… Nếu dị ứng nặng thì có thể được chỉ định uống kết hợp cùng thuốc kháng dị ứng [Cezil, Celestamine, Claritin…] và vitamin C liều cao.

Tuy nhiên, chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Có rất nhiều trường hợp người bệnh chỉ bị dị ứng nhẹ, tự ý mua thuốc về điều trị dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trường hợp nhẹ thường gặp là nổi mụn nước từng đám, da phồng rộp. Thậm chí còn có những trường hợp da lở loét và nguy cơ do nhiễm trùng.

Để không bị dị ứng thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất

Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng với loại mỹ phẩm bảo vệ da này, nhất là những ngày hè khó chịu. Chị em cần có biện pháp phòng ngừa dị ứng hiệu quả. Có thể thực hiện bằng cách lưu ý những vấn đề sau.

Nếu chị em đã từng bị dị ứng hẳn sẽ biết da mình thường bị kích ứng với các thành phần gì trong kem chống nắng. Việc kiểm tra kỹ các thành phần của sản phẩm sẽ giúp chị em xác định có nên mua hay không. Với những chị em lần đầu sử dụng, nên ưu tiên chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên vì nó khá an toàn và lành tính. Cũng cần kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm để ngăn ngừa tình trạng dị ứng.

Các bác sĩ da liễu cho biết, việc phòng ngừa dị ứng da do sử các loại mỹ phẩm, kem chống nắng khá đơn giản. Trước hết, chị em phải chọn được loại kem phù hợp với cơ địa của mình. Tùy vào chỉ số SPF [thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ của kem chống nắng], mà bạn thoa sao cho đủ.

Việc thoa kem quá dày không có nghĩa là làn da sẽ được bảo vệ tốt nhất. Điều này có thể làm kem không kịp thẩm thấu có thể khiến da bị dị ứng. Ngoài ra, cũng nên dùng kem chống nắng có công thức riêng để phù hợp với các vùng da như mặt, cổ, mu bàn tay.

Bảo quản kem chống nắng đúng cách

Kem chống nắng nên được bảo quản trong tủ lạnh, ở ngăn riêng. Nếu không có tủ lạnh, có thể để ở vị trí khô ráo, thoáng mát và không nên để sản phẩm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Không chỉ mua kem chống nắng mà tất cả các sản phẩm mỹ phẩm khác. Việc lựa chọn địa chỉ mua hàng tin cậy sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng của chị em.

Dị ứng mỹ phẩm ngày nay đã không còn là hiện tượng phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh sẽ để lại những hậu quả lớn cho da nếu như không được điều trị kịp thời. Khi gặp các vấn đề về da nhất là da mặt, chị em nên đến phòng khám da liễu có trình độ chuyên môn cao để được thăm khám, tư vấn và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Da mặt bị bong tróc có thể vì một số yếu tố từ bên trong cơ thể lẫn từ ngoại cảnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Mặt bị bong tróc da phải làm sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu 11 bí quyết chăm sóc da mặt bị bong tróc dưới đây để ngăn ngừa những cơn ngứa ngáy khó chịu vì bong da nhé.

1. Thoa kem dưỡng ẩm để trị da mặt bị bong tróc

Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa và lau khô mặt có thể giúp khóa ẩm, độ ẩm tự nhiên của da nhờ đó sẽ không mất đi vì tình trạng mất cân bằng độ pH. Phương pháp này hạn chế đáng kể tình trạng da mặt bong tróc vì khô. Tốt nhất bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm không có mùi hương thơm.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, các loại kem dưỡng ẩm có chứa một hoặc nhiều thành phần sau đây có thể giúp làm dịu da khô:

  • Bơ hạt mỡ [bơ shea]
  • Axit lactic
  • Axit hyaluronic
  • Dimethicone
  • Glycerin
  • Lanolin
  • Dầu khoáng

Nếu da bị cháy nắng, bạn nên tránh sử dụng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm có chứa dầu hoặc gốc dầu mỏ. Những thành phần này có thể giữ nhiệt dưới da.

Các sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu cũng có thể góp phần hình thành mụn trứng cá. Do đó, hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt không gây dị ứng và không chứa dầu.

2. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi hương

Nếu đang gặp phải tình trạng da mặt bị bong tróc, bạn hãy thử chuyển sang dùng các loại xà phòng rửa mặt hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn, không quá kiềm dầu và vẫn cân bằng độ pH cho da. Tránh sử dụng các sản phẩm rửa mặt có tính năng kháng khuẩn hoặc quá thơm hương liệu, vì những dòng này có thể làm da khô, căng hơn.

3. Dùng lô hội [nha đam] để chăm sóc da mặt bị bong tróc

Gel lô hội hay còn gọi là nha đam được xem như một vị cứu tính khi da bị bỏng rộp do nắng. Khi bị cháy nắng, bạn hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian da lành thương tổn. Nếu cần ra ngoài, hãy mặc quần áo có chỉ số chống tia UV [UPF] cao.

Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng [SPF] từ 30 – 45 trở lên. Nếu đã bị bỏng vì nắng, bạn có thể thoa gel lô hội trước, đợi gel thấm hẳn rồi sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài.

4. Tránh các sản phẩm làm khô da mặt

Khi da mặt bị bong tróc, bạn hãy sử dụng các sản phẩm không làm bong da dầu. Tránh sử dụng chất làm se hoặc các sản phẩm có chứa các thành phần như:

  • Cồn
  • Alpha hydroxy axid [AHA]
  • Benzoyl peroxide

Retinoid bôi da cũng có thể góp phần gây khô. Đây là một thành phần tổng hợp của vitamin A và chúng thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da. Bạn nên cân nhắc dùng sản phẩm khác có retinoid ít mạnh hơn hoặc sử dụng retinoid ít thường xuyên hơn nếu da quá khô.

5. Làm khô mặt nhẹ nhàng để chăm sóc da sau khi bong tróc

Sau khi rửa mặt, hãy dùng khăn sạch và mềm thấm nhẹ cho khô, tuyệt đối không chà xát. Cách tiếp cận da nhẹ nhàng hơn này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bong tróc hoặc đau nhức vùng mặt.

6. Rửa mặt nhanh bằng nước ấm

Hạn chế rửa mặt bằng nước ấm quá nhiều lần trong ngày hoặc chỉ rửa trong 5 – 10 phút có thể giúp da đỡ bị khô hơn. Ngoài ra, bạn hãy thử sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, vì nước nóng có thể làm lớp dầu tự nhiên bảo vệ da nhanh chóng hao hụt. Nếu có thể, rửa mặt bằng nước mát sẽ giúp làm mát da và giảm đau do cháy nắng.

7. Uống nhiều nước giúp chữa da mặt bị bong tróc

Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp giữ cho da ngậm nước, có sức sống và ngăn ngừa bong tróc. Những người bị cháy nắng càng cần uống nhiều nước để ngăn ngừa hiện tượng mất nước.

8. Cân nhắc sử dụng các loại kem cortisone

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bong tróc da, kem bôi cortisone không kê đơn như hydrocortisone có thể giúp giảm viêm và làm lành da. Phương pháp này rất hữu ích khi bạn mắc các bệnh về da liễu như vảy nến hoặc viêm da dị ứng gây bong tróc.

Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị mới nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu.

9. Bôi kem chống nắng mỗi ngày

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa những tổn thương da. Từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế tình trạng bong tróc. Kem chống nắng còn có khả năng chống lại các triệu chứng bệnh da liễu khác như bệnh hồng ban.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống nước với SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn nên có nhiều loại kem chống nắng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí, có thể giúp ngăn ngừa da bị khô. Những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường lạnh hoặc dùng máy lạnh nên trang bị một máy tạo ẩm. Ngoài ra, bạn cần tránh ngồi trực tiếp trước nguồn nhiệt như lò sưởi hay bếp củi vì điều này có thể làm da khô hơn, dễ bong tróc hơn. Cần lưu ý vấn đề vệ sinh máy tạo độ ẩm, vì khi không được làm sạch thường xuyên, máy sẽ dễ dàng trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

11. Điều trị nguyên nhân cơ bản

Tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây bong tróc da trên mặt. Do đó, mỗi người có những triệu chứng và phương pháp điều trị cụ thể riêng.

Nếu nguyên nhân gây ra bong tróc da mặt là nấm da, bạn có thể sử dụng thuốc chống nấm. Loại thuốc này thường là thuốc mỡ bôi ngoài da hoặc dạng viên uống. Nếu da bong tróc quá mức do suy giáp, bạn cần chú ý điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp.

Tình trạng da mặt bị bong tróc đôi khi là hậu quả của không khí quá khô hoặc da bị cháy nắng. Để phục hồi sức khỏe da, hãy giữ ẩm và chăm sóc da nhẹ nhàng. Trong vài trường hợp, bong da có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý về da. Hãy đến phòng khám da liễu nếu tình trạng này không đáp ứng với các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc gây nhiều khó chịu. Ngoài ra, hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn gặp các tình trạng sau:

  • Da bị cháy nắng diện rộng hoặc phồng rộp nghiêm trọng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Bị sốt
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc mất tỉnh táo.

Da mặt bị bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến bạn khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ viêm da. Với 11 cách xử lý vừa gợi ý, Hello Bacsi hy vọng bạn đã tìm được cách xử lý phù hợp để áp dụng ngay. Mong bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề