Vì sao cây ổi bị vàng lá

Theo quan niệm của người Ấn Độ, chỉ với vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ cả năm, nói lên tầm quan trọng của ổi đối với sức khỏe. Không chỉ ngon mà ổi còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp. Cây ổi lại khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, để có được những trái ổi thơm ngon và chất lượng thì chúng ta cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây ổi.  

1. Rầy mềm [Aphis spp.]


Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.
Cách phòng trị: Phun Bassa 50ND, Trebon 10EC, Applaud 10WP, Sevin 85WP nồng độ 0,1-0,2%.

2. Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng


Đeo trên thân, dọc theo gân chính ở mặt d­ới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.
Cách phòng trị: Bi 58 40 EC, Suppracide 40 ND, Confidor 100 SL, Admire 50 EC nồng độ 0,1-0,2%. Nên kết hợp với chất dính ST 0,1%.

3. Ruồi đục trái [Dacus dorsalis]


Thành trùng đẻ trứng bên trong trái, trứng nở thành giò ăn phá thịt trái và làm thối trái. Thành trùng dễ bị quyến rũ bởi chất chua ngọt nên có thể bẫy bắt bằng bã mồi. Thường xuất hiện trên ổi trong mùa mư­a.
Cách phòng trị: Biện pháp có hiệu quả cao là đặt bẫy. Dùng chất Methyl Eugenol để bẫy ruồi. Hiệu quả cao nếu bẫy màu vàng. Tuy nhiên, hơn 95% ruồi vào bẫy chết là ruồi đực, trong lúc ruồi cái vẫn tiếp tục đẻ trứng ở các cây kế cận.
Tránh kéo dài mùa thu hoạch ổi. Nhặt bỏ trái rụng, vệ sinh vườn hạn chế ruồi làm nhộng trong đất.

4. Sâu đục trái [Conogethes punctiferalis]


Sâu non ăn lá và ăn vào trái nơi đài hoa, đục phá làm rụng trái.
Cách phòng trị: Chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu. Phun thuốc sớm và định kỳ 7-10 ngày/lần bằng các loại thuốc nh­ Cymbus 5 EC, Karate 2,5 EC, Decis 2,5 EC, Fenbis 2,5 EC, Baythroid 5 SL nồng độ 0,1-0,2%, ngư­ng tụ thuốc trước thu hoạch 15 ngày. Có thể dùng nylon bao ngoài trái [lớp trong là giấy báo] sau khi đã chà bỏ đài hoa để hạn chế sâu đục trái, trái có màu sắc đẹp hơn.

5. Bọ xít hại trái [Helopeltis bakeri và H. collari]


Cả hai loài đều có màu vàng hơi nâu và kích thước gần giống nhau. Thành trùng và ấu trùng chích hút chồi và trái non làm chết cành và rụng trái.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc giốn nh­ sâu đục trái.

6. Sâu đục cành [Zeuzera coffeae]


Sâu non có màu hồng, đục vào bên trong cành nhất là những cành mọc thẳng đứng, đùn phân và mạt gỗ ra ngoài, thường gặp một sâu phá hại một cành. Sâu làm nhộng bên trong cành. Cành bị chết khô và gãy.
Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu hay nhét thuốc hạt trộn với cát vào lỗ đục.

7. Bệnh ghẻ


Đây là bệnh do nấm Venturia inaequalis gây ra. Nấm thường tấn công trên các phiến lá, cuống lá, hoa và trái non, ít khi tấn công trên các chồi non. Các sợi nấm thường lây lan qua các giọt nước, gió… và xâm nhiễm vào các lỗ khí khổng của các bộ phận non ở lá, cuống hoa, quả non để phát triển và gây hại. Trên lá, bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới lá trước sau đó mới lan dần. Khi mới xuất hiện đốm bệnh có hình tròn, màu xám xanh, viền dần rõ nét hơn và có tơ màu đen hơi xanh. Sau một thời gian thì các sợi tơ này biến mất, vết bệnh mọc nhô lên trông như những chiếc gai nhỏ. 
Bệnh nặng làm cho lá bị nhỏ lại, rộp phồng lên và khô chết dọc theo bìa lá. Trên quả, vết bệnh có hình tròn, rõ nét, màu xanh xám, có các sợi tơ phát triển trên đó. Giai đoạn sau các vết bệnh chuyển màu nâu sẫm, nổi thành ghẻ và nứt. Nếu trên bề mặt quả có nhiều vết bệnh và bệnh phát triển mạnh sẽ làm cho quả bị biến dạng, méo mó, chất lượng kém, thịt quả cứng, ít nước và ăn không ngon, thậm chí bị rụng sớm. 
Biện pháp phòng trị:
+ Đốn tỉa cành lá cho cây thông thoáng,ngắt bỏ và tiêu hủy các lá và ngọn bị bệnh
+ Phun các thuốc CAROSAL 50SC, CANAZOLE SUPER 320EC, Azoxystrobin, Benomyl, Metalaxyl

8. Bệnh thán th­ư [anthracnose, do Gloesporium psidii và Glomerella psidii]


Nấm tấn công trên cành, lá, hoa và trái. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy điều kiện môi trường.
Triệu chứng trên trái thường dễ gặp, nhất là vào mùa mư­a. Bệnh làm thành những chấm nhỏ, màu hồng trên trái ch­a chín, mầm bệnh tồn tại ở trạng thái ngủ suốt trong thời gian trái phát triển và bắt đầu lan rộng thành những đốm tròn, màu nâu đen khi trái chín, trung tâm vết bệnh còn nổi rõ những hạch cứng, trái bệnh nhỏ, cứng, khô và dễ rụng.
Triệu chứng chết đọt cũng thường xảy ra. Chồi và lá non có thể bị nấm tấn công, chồi ngọn trở nên hơi tím, sau đó thành nâu đen, khô giòn và dễ gãy.
Cách phòng trị: Phun Dithane M-45 [Mancozeb 80 WP, Pencozeb 80 WP, Manzate 80 WP], Bayfidan 25 EC, Antracol 70 WP, Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2%.

9. Bệnh đốm lá


Do nấm Cercospora psidii gây ra. Nấm gây những đốm bệnh tròn, tâm màu nâu nhạt, chung quanh màu nâu đậm. Bệnh làm giảm diện tích lá xanh và làm rụng lá.
Cách phòng trị: Phun Copper-B 65 BHN, Mancozeb 80 WP, Score 250 EC nồng độ 0,1-0,2%.

10. Bệnh đốm rong


Do rong Cephaleuros mycoides hay C. virescens phát triển và gây bệnh trên lá, trái vào mùa có ẩm độ cao. Các đốm rong thường nhỏ hơn đốm do nấm Cercospora gây ra và có màu từ xanh đậm đến nâu hay đen. Phân tích lá bệnh thấy lượng đường glucose và sucrose giảm trong khi hàm lượng đường fructose tăng. Ngoài ra lượng tinh bột, cellulose và pectin trong tế bào lá bệnh cũng cao hơn. Rong gây ra sự giảm hàm lượng protein, acid amin và đạm amid trong lá ổi trong khi đó lượng đạm nitrat gia tăng. Như­ vậy rong phân giải các chất dinh dưỡng trong tế bào lá.
Cách phòng trị: Quét vôi lên gốc để phòng bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng như:­ Copper Zinc 62 BHN, Copper-B 65 BHN nồng độ 0,2-0,3%; Ridomil 72 WP nồng độ 0,1-0,2%.
Cắt tỉa cành tạo điều kiện thoáng khí cũng giảm được bệnh.

11. Bệnh đốm mắt ếch:[Do nấm Cercospora psidii-Lớp :Deuteromycetes]:


Bệnh gây hại chủ yếu trên lá.Vết bệnh là các đốm nhỏ tròn màu nâu với mép viền nâu đậm.Chổ vết bệnh có thể rách đi làm lá bị thủng lỗ chỗ.Lá bị nặng,biến vàng và rụng
Bệnh có thể phát sinh quanh năm,thướng nhiều vào các tháng nóng và khô,cây chăm sóc kém.
Biện pháp phòng trị:
+Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng,chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưởng tốt
+Thu nhặt tiêu hủy các lá bệnh
+Phun các thuốc CAROSAL 50SC, CANAZOLE SUPER 320EC, Mancozeb, Chloropthalonil

12. Bệnh héo khô [Do nấm Fusarium oxysporum]


Bệnh hại trên lá, cành và rễ. Trên lá bệnh tạo thành những vết màu nâu, sau lan rộng ra làm cả lá biến vàng rồi khô và rụng. Trên cành vết bệnh màu nâu đen, lúc đầu nhỏ sau lan rộng bao quanh cả cành. Chỗ vết bệnh vỏ cành bị nứt tróc ra, lá rụng, cuối cùng cả cành bị héo khô. Nhiều cành bị bệnh có thể làm chết cả cây. Nấm còn phá hại rễ làm cây sinh trưởng kém và có thể làm chết cây
Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 300C. Nấm tồn tại trên cây bệnh ở dạng sợi và bào tử, lây lan theo nước mưa và gió, xâm nhập vào cây qua các vết sây sát. Bệnh phát sinh nhiều trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ: 
+ Căt bỏ tập trung tiêu hủy cành bệnh
+ Vườn cần thoát nước và bón thêm vôi
+ Đầu và cuối mùa mưa dùng thuốc Bordeaux và các THUỐC NUSTAR 40EC, thuốc gốc đồng [ZINCOPPER 50WP, CANTHOMIL47WP], phun đẫm vào thân cây hoặc tưới vào gốc.

13. Thu hoạch


Ở Đồng bằng Sông Cửu Long ổi thường được điều khiển cho ra trái thu hoạch tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch. Ở một số nơi ổi cho thu hoạch quanh năm, tuy nhiên sản lượng trái vào mùa m­ưa thường kém hơn mùa nắng. Thu hoạch trái khoảng 6 tháng sau khi ra hoa. Năng suất ổi thay đổi tùy thuộc vào giống, tuổi cây, cách xử lý ra hoa và chăm sóc…
Trái chín khi vỏ chuyển màu, trở nên sáng, bóng láng và mềm đi. Nên thu trái khi trái tăng trưởng đầy đủ, giòn. Không nên để trái quá chín, mềm, giảm trọng lượng và dễ bầm giập khi chuyên chở.


Hoài Nam tổng hợp [Vietq.vn , sinhhocvietnam.vn, tstcantho.com.vn]


Video liên quan

Chủ Đề