Vì sao chép nguyên vẹn bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ tế bào là kết quả của quá trình nào

Soạn Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về biến đổi hình thái, diễn biến nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 30.

Giải Sinh 9 Bài 9 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

– Một chu kì tế bào bao gồm: kì trung gian và thời gian phân bào hay nguyên phân.

– Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

– Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ.

– NST sẽ biến đổi hình thái qua các kì của chu kì tế bào:

– NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian, đóng xoắn cực đại ở kì giữa nguyên phân.

– Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống với tế bào mẹ, diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

– Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, NST ở dạng dài sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

– Nguyên phân trải qua 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

– Diễn biến của từng kì trong quá trình nguyên phân:

– Kết quả: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n → 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.

  • Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
  • Duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể.
  • Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Gợi ý đáp án

– Hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì giữa và kì trung gian. Ở kì giữa NST co ngắn và đóng xoắn cực đại (dạng đăc trưng), ở kì trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn).

– Sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì: Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Gợi ý đáp án

Đáp án: d.

Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Gợi ý đáp án

Kì đầu

– Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

– Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

Kì giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau 2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
Kì cuối Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.

Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

c) Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Gợi ý đáp án

Đáp án: b

Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32.

Gợi ý đáp án

Đáp án: c

Soạn Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về biến đổi hình thái, diễn biến nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh 9 trang 30.

Giải Sinh 9 Bài 9 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

– Một chu kì tế bào bao gồm: kì trung gian và thời gian phân bào hay nguyên phân.

– Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

– Mỗi NST thường giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và duy trì liên tục qua các thế hệ.

– NST sẽ biến đổi hình thái qua các kì của chu kì tế bào:

– NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian, đóng xoắn cực đại ở kì giữa nguyên phân.

– Nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống với tế bào mẹ, diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

– Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, NST ở dạng dài sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

– Nguyên phân trải qua 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Trong đó, phân chia nhân được chia thành 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

– Diễn biến của từng kì trong quá trình nguyên phân:

– Kết quả: Kết thúc quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n → 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ NST 2n.

  • Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể.
  • Duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể.
  • Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính của sinh vật.

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Gợi ý đáp án

– Hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở kì giữa và kì trung gian. Ở kì giữa NST co ngắn và đóng xoắn cực đại (dạng đăc trưng), ở kì trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn).

– Sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì: Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu

b) Kì giữa

c) Kì sau

d) Kì trung gian

Gợi ý đáp án

Đáp án: d.

Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.

Gợi ý đáp án

Kì đầu

– Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến.

– Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào.

Kì giữa Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau 2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào.
Kì cuối Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh.

Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

c) Sự phân li đồng đều của các crômatit về hai tế bào con.

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho hai tế bào con.

Gợi ý đáp án

Đáp án: b

Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?

a) 4

b) 8

c) 16

d) 32.

Gợi ý đáp án

Đáp án: c

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 có đáp án (Phần 4) hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu hỏi - Đáp ánBài 18.Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

B/ Nguyên phân

Câu 30:Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân ?

A.Kì cuối

B.Kì sau

C.Kì giữa

D.Kì đầu

Lời giải:

Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 31:Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:

A.Thoi phân bào biến mất

B.Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn

C.Màng nhân và nhân con xuất hiện

D.Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi

Lời giải:

Phân chia tế bào chất diễn ra ở đầu kì cuối, không diễn ra quá trình NST tiếp tục nhân đôi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 32:Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách

A.Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.

B.Kéo dài màng tế bào.

C.Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.

D.Cả A, B, C.

Lời giải:

Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cáchhình thành một rãnh phân cắt (cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh này ăn sâu vào trong và cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33:Trong nguyên phân, phân chia chất tế bào bằng cách cách thắt màng tế bào ở giữa bằng rãnh phân cắt có ở?

A.Tế bào vi khuẩn.

B.Tế bào động vật.

C.Tế bào thực vật.

D.Cả A, B, C.

Lời giải:

Tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cáchhình thành một rãnh phân cắt (cleavage furrow) chạy vòng quanh tế bào. Rãnh này ăn sâu vào trong và cắt ngang qua tế bào, tạo ra hai tế bào mới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 34:Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách

A.Tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo.

B.Kéo dài màng tế bào.

C.Thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào.

D.Cả A, B, C.

Lời giải:

Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ nên không thể tạo các rãnh phân cắt. Vách tế bào sẽ phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35:Vì sao trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng vách ngăn

A.Vì tế bào không có trung thể.

B.Vì màng tế bào không thể co dãn.

C.Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ.

D.Vì tế bào thực vật không tách tế bào chất hoàn toàn thành 2 tế bào con.

Lời giải:

Vì tế bào thực vật có vách xellulozơ nên không thể tạo các rãnh phân cắt. Vách tế bào sẽ phát triển vào bên trong tế bào cho đến khi hai mép gặp nhau và tách biệt hoàn toàn thành hai tế bào con.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 36:Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân tạo ra:

A.2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ.

B.2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác tế bào mẹ.

C.4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.

D.Nhiều cơ thể đơn bào.

Lời giải:

Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội giống mẹ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 37:Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n đã tạo ra mấy tế bào con?

A.2 tế bào con, 1 tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n giống với tế bào mẹ và 1 tế bào kia có bộ nhiễm sắc thể 2n khác với tế bào của mẹ.

B.4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là 2n.

C.2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống như tế bào mẹ.

D.2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n.

Lời giải:

Kết quả của nguyên phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội giống mẹ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 38:Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì ?

A.Tế bào chất ở động vật phân chia bằng co thắt, ở thực vật bằng vách tế bào

B.Ở thực vật không có trung tử và thoi vô sắc

C.Sự di chuyển của NST về hai cực

D.Cả A và B đúng

Lời giải:

Nguyên phân ở thực vật và động vật khác nhau ở sự phân chia tế bào chất, ở động vật thì màng tế bào co thắt tạo ra 2 tế bào con, còn ở thực vật thì tế bào mẹ hình thành vách ngăn tạo ra 2 tế bào con.

Ý B sai vì nguyên phân ở thực vật có thoi vô sắc.

Ý C sai vì sự di chuyển của NST về 2 cực là giống nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39:So sánh quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật thấy:

1. Chúng đều diễn ra các giai đoạn tương tự nhau.

2. Ở kì cuối tế bào động vật có sự co thắt tế bào chất ở giữa, còn tế bào thực vật là tế bào chất không co thắt ở giữa mà hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

3. Từ một tế bào mẹ tạo thành hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ.

4. Quá trình nguyên phân diễn ra ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể động vật và thực vật.

5. Nhờ nguyên phân mà cơ thể sinh vật lớn lên được.

Câu trả lời đúng là:

A.1, 2, 3, 4.

B.1, 2, 3, 5.

C.1, 3, 4, 5.

D.1, 2, 3, 4, 5.

Lời giải:

Các phát biểu đúng là: 1, 2, 3, 5.

4 sai vì tế bào sinh giao tử không nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 40:Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A.Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.

B.Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

C.Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.

D.Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Lời giải:

- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.

- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.

B sai vì loài sinh sản hữu tính trải qua quá trình giảm phân và thụ tinh mới duy trì được bộ NST 2n

C sai vì nguyên phân ở một số loại tế bào diễn ra trong thời gian dài, thậm chí không nguyên phân.

D chưa đầy đủ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 41:Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A.Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.

B.Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.

C.Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.

D.Cả a, b và c.

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

- Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.

- Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.

- Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên. Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42:Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là

A.Cơ chế của sinh sản hữu tính.

B.Cơ chế của sinh sản vô tính.

C.Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

D.Giúp cơ thể thay thế các mô bị tổn thương.

Lời giải:

Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa là cơ chế của sinh sản vô tính.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 43:Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân?

A.Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên.

B.Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính.

C.Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương.

D.Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau.

Lời giải:

D sai, nguyên phân tạo các tế bào giống nhau về mặt di truyền nên không tạo ra sự đa dạng di truyền.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 44:Ví dụ nào dưới đây cho thấy vai trò của nguyên phân đối với đời sống con người ?

A.Hiện tượng trương phình của xác động vật

B.Hiện tượng tế bào trứng đơn bội lớn lên

C.Hiện tượng hàn gắn, làm lành vết thương hở

D.Hiện tượng phồng, xẹp của bong bóng cá

Lời giải:

Nguyên phân giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 45:Các thế hệ cơ thể loài sinh sản sinh dưỡng được đảm bảo nhờ cơ chế:

A.Phân bào nguyên nhiễm.

B.Thụ tinh.

C.Phân bào giảm nhiễm.

D.Bào tử.

Lời giải:

Các thế hệ cơ thể loài sinh sản sinh dưỡng được đảm bảo nhờ cơ chế phân bào nguyên nhiễm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 46:Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:

A.Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

B.Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.

C.Sự nhân đôi đồng loạt của các cơ quan tử.

D.Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Lời giải:

Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Không phải là chia đều vì trong kỳ trung gian, bộ NST đã được nhân đôi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 47:Với di truyền học sự kiện quan trọng nhất trong phân bào là:

A.Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.

B.Sự thay đổi hình thái NST.

C.Sự hình thành thoi phân bào.

D.Sự biến mất của màng nhân và nhân con.

Lời giải:

Sự kiện quan trọng nhất là sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.

Sự tự nhân đôi và phân ly làm cho vật chất di truyền ở các tế bào của cơ thể là giống nhau

Sự tổ hợp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử, sự kết hợp của các giao tử tạo các biến dị tổ hợp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 48:Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây ?

1. Chiết cành, giâm cành

2. Nuôi cấy mô

3. Nhân bản vô tính

A.1, 2, 3

B.1, 2

C.1

D.1, 3

Lời giải:

Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của cả ba kĩ thuật: chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 49:Ứng dụng của nguyên phân vào thực tiễn là?

A.Giâm cành

B.Chiết cành, ghép cành

C.Nuôi cấy mô tế bào

D.Cả A, B, C

Lời giải:

Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của cả ba kĩ thuật: chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô, nhân bản vô tính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50:Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là:

A.Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào

B.Màng nhân và nhân con xuất hiện

C.Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn

D.Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép

Lời giải:

Ở kỳ cuối, màng nhân và nhân con xuất hiện

Đáp án cần chọn là: B

Câu 51:Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào:

A.Kỳ giữa

B.Kỳ sau

C.Kỳ đầu

D.Kỳ cuối

Lời giải:

Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào kỳ cuối

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52:Quan sát quá trình nguyên phân, người ta nhận thấy ở 1 NST không có sợi thoi phân bào đính vào NST ở kỳ giữa. Hiện tượng trên được giải thích là:

A.Tế bào tổng hợp thiếu thoi phân bào

B.NST này không có tâm động

C.Vì một lý do nào đó mà trình tự đầu mút của NST này bị mất

D.Vì một lý do nào đó mà trình tự tâm động của NST bị mất.

Lời giải:

Trong phân bào, thoi vô sắc được gắn vào tâm động của NST, nếu ta không quan sát thấy sợi thoi phân bào đính vào NST thì có thể giải thích là do tế bào tổng hợp thiếu thoi phân bào.

Ý B,D saivì nếu không có tâm động thì đoạn ADN đó sẽ bị enzyme nucleaza phân giải.

Ý C sai vì đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ và không để các NST dính vào nhau, không có tác dụng gắn với thoi phân bào

Đáp án cần chọn là: A