Vì sao chon npv hơn irr

Giá trị tương lai là khái niệm dễ nắm bắt, vì hầu hết chúng ta đều hiểu được nguyên tắc lãi kép. Tiền để càng lâu thì tỷ suất lãi kép càng cao hoặc giá trị tương lai càng lớn hoặc cả hai. Giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lai ít quen thuộc và ít tính trực giác thế nhưng tại sao những người trong giới tài chính và các nhà quản lý hiểu biết đều sử dụng thường xuyên?

Mở rộng khái niệm của giá trị hiện tại thành hiện giá thuần NPV (Net present value) là giá trị tại thời điểm hiện nay của một hay toàn bộ dòng tiền trong tương lai được chiết khấu về hiện tại

Hiện giá thuần NPV (Net present value) = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) - giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)

Hiện giá thuần (NPV) còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Nếu NPV dương thì dự án được đánh giá khả thi. Khả thi bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá. NPV dương sẽ thể hiện kết quả đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.

Thực tế kinh doanh luôn rất phức tạp, các dự án đầu tư hiếm khi gói gọn ngay tại thời điểm bắt đầu và các dòng tiền thường không tuân theo một quy tắc nào: số này dương, số khác âm – theo thời gian. Thêm vào đó, rất khó hoặc thậm chí không thể ước tính được chính  xác dòng tiền trong tương lai sẽ như thế nào và khi nào dòng tiền đó sẽ chấm dứt. Vì vậy, phương pháp NPV đòi hỏi tính toán chính xác chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, tiếp thị, và tất cả các chi phí khác) liên quan mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài.

Giá trị của NPV sẽ được nâng lên nếu NPV của một khoản đầu tư được tính đến trong những trường hợp tệ hại nhất, trường hợp có khả năng xảy ra nhất và trường hợp tốt đẹp nhất. Phương pháp này sẽ nắm bắt được phạm vi quan điểm rộng lớn hơn trong một tổ chức về doanh số đơn vị sản phẩm trong tương lai, các chi phí sản xuất khác nhau và các giả định khác nhau.

Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)

Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là một công cụ quan trọng trong số những cách thức mà các nhà quản lý có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một cơ hội đầu tư cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều cơ hội khác nhau.  Để tính IRR, chúng ta cần xác định tỷ suất chiết khấu sẽ làm giảm NPV = 0. IRR chính là tỷ suất chiết khấu đó. Tuy nhiên, nhờ ứng dụng trên máy tính tài chính và bảng tính trên máy vi tính cá nhân, việc tính IRR trở nên dễ dàng hơn. Điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của IRR. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án được đánh giá khả thi.

Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.

Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không biết được mình có bao nhiêu tiền trong tay. Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một công cụ nữa mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.

Vậy nên sử dụng NPV hay IRR để đánh giá quyết định đầu tư của dự án?

Nhìn chung, IRR thì dễ hình dung vì tỷ lệ % cụ thể, NPV thể hiện bằng tiền nên khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả 2 cách để đánh giá mức độ khả thi của dự án đầu tư. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư.

Nếu tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư cùng sử dụng chung một tỷ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng có thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên bản thân tỷ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian. Nếu không có sự điều chỉnh, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.

Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỷ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỷ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỷ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Không biết tỷ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị.

Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV

Ưu điểm của việc sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép sử dụng các tỷ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.

Vậy thì tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn?

 Phương pháp IRR đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất từ đó nhà quản lý có thể xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung thì IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỷ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số tốt mà NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn. Vì vậy, khi so sánh hiệu quả của các dự án, cần xem xét bản chất của ngành nghề kinh doanh và chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có những so sánh kết luận chính xác.

– Cẩm nang kinh doanh Havard

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC KINH DOANH - CCO

(CHIEF CUSTOMER OFFICER)

Với nhận thức sâu sắc về những thay đổi của ngành quản trị bán hàng tại Việt Nam và trên thế giới, các chuyên gia của PACE đã nghiên cứu và biên soạn Chương trình đào tạo Giám đốc Kinh doanh (CCO). Chương trình đặc biệt này được triển khai nhằm góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Vì sao chon npv hơn irr

IRR là một chỉ số liên quan đến việc đánh giá và đo lường một dự án đầu tư xem chúng có tính khả thi hay không. Nếu mở rộng hơn IRR chính là một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư đặt tiền đúng chỗ, đúng dự án, hạn chế rủi ro về các “dự án ma” Vậy IRR là gì mà được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng đến vậy? làm sao để biết được khi nào nên dùng IRR và khi nào nên ứng dụng chỉ số NPV. Câu trả lời sẽ được 8th Street Grille đề cập trong bài viết sau đây! Mời bạn cùng đón xem!

Chỉ số IRR là gì? 

RR hay Internal Rate of Return là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Ngoài ra, IRR cũng được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận. Chúng được dùng trong việc xác định ngân sách vốn giúp so sánh lợi ích khi đầu tư.

Trong tài chính, IRR thực sự cần thiết bởi chúng là một công cụ phân tích tài chính hữu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện được khả năng sinh lời của một dự án, một khoản đầu tư.

Cách tính IRR

Để tính IRR chúng ta chỉ cần dựa vào công thức sau:

Vì sao chon npv hơn irr
Công thức tính IRR

Trong đó:

  • Co: là đại diện cho tổng chi phí đầu tư ban đầu của năm t = 0
  • Ct: biểu thị dòng tiền thuần tính tại thời điểm t
  • IRR: tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
  • t: thời gian triển khai dự án
  • NPV: giá trị hiện tại của dòng tiền dự án

Công thức trên biểu thị IRR là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0

Ý nghĩa của chỉ số irr

Khi tính được IRR chủ doanh nghiệp sẽ biết được dự án nào đang có chỉ số lợi nhuận tốt. Từ đó sẽ quyết định nên đầu tư tiếp hay loại bỏ dự án. Cụ thể như sau:

  • IRR có giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ hoàn vốn cao, nghĩa là khả năng thực thi của dự án tốt, dự án có tiềm năng, đáng để đầu tư.
  • Nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án chứng tỏ dự án này đáng giá. Còn ngược lại nếu giá trị này thấp, chúng biểu thị khả năng thu hồi vốn, sinh lời của dự án kém, không nên đầu tư.
Vì sao chon npv hơn irr
IRR có ý nghĩa quan trọng giúp chủ doanh nghiệp quyết định nên đầu tư tiếp hay loại bỏ dự án.

Ưu điểm của chỉ số irr 

Chỉ số IRR được đánh giá cao trong đầu tư kinh doanh và giúp nhà đầu tư xác định một dự án có tốt hay không để rót vốn. Sau đây là một số ưu điểm quan trọng của chỉ số này:

  • IRR rất khá dễ tính toán bởi chúng độc lập với vốn. Hơn nữa đơn vị tính của IRR là bằng phần trăm, giúp nhà đầu tư có được nhận định trực quan mà không cần phải quy đổi về bất kỳ đơn vị đo lường nào khác.
  • Thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá. Ngay cả với những người mới gia nhập vào thị trường chứng khoán cũng có thể thực hiện tính toán chỉ số này. Hơn nữa hiện nay có một vài trang web phân tích đầu tư chứng khoán cũng có cung cấp chỉ số này khá chính xác bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
  • IRR là tỷ số thu hồi vốn dự án nên thông qua IRR nhà đầu tư có thể nhận định được dự án này có tiềm năng hay không.
Vì sao chon npv hơn irr
Ưu điểm của IRR giúp nhà đầu tư nhận định dự án sắp đầu tư có tiềm năng hay không.

Một số mặt hạn chế của irr 

Ngoài những ưu điểm thì chỉ báo IRR còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Khi nắm được những điều này sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng được chỉ báo đúng cách hơn, đồng thời cũng sẽ loại bỏ được yếu tố gây nhiễu.

  • Hạn chế đầu tiên, mất nhiều thời gian để tính toán. Dù không liên quan đến chỉ số vốn nhưng khi thực hiện kiểm tra chỉ số IRR bạn cần phải xem xét công thức, bảng giá trị của NPV. Chúng tương đối phức tạp.
  • IRR thường phản ánh chính xác mức độ của dự án lớn, đôi khi với dự án nhỏ thông số quá thấp khiến cho kết quả IRR được tính ra không khả thi, thuyết phục. Vì thế nhiều người có thể mất đi những cơ hội  đầu tư vào những dự án nhỏ nhưng tiềm năng.
  • IRR dễ bị tác động bởi chỉ số thời gian nên nhiều khi dự án ngắn hạn có giá trị IRR lớn khiến các nhà đầu tư bị hiểu lầm rằng dự án này có tính khả thi tốt. Từ đó dẫn đến rủi ro. Vì thế không phải lúc nào giá trị chỉ số IRR cao là tốt, hãy xem xét những biến số liên quan như thời gian, chỉ số dòng tiền.
  • Trong nhiều trường hợp IRR không thực sự hiệu quả bằng NPV vì thế hãy sử dụng phương án tính IRR khi thực hiện đánh giá dự án có các điều kiện như: chung thời gian thực hiện, tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai có phần giống nhau,….

Mối quan hệ giữa chỉ số irr và npv

Vì sao chon npv hơn irr
Tìm hiểu mối quan hệ giữa IPV và IRR

>>> Tìm hiểu chi tiết NPV là gì?

Nếu tuân theo công thức ở trên ta có thể thấy IRR và NPV có mối quan hệ tập nghiệm. Nghĩa là IRR chính là nghiệm của phương trình hằng số NPV = 0.

  • Xét ở một khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện kết quả giữa NPV và IRR đều giống nhau, đều phản ánh mức độ khả thi của dự án.  Chỉ khác là thông qua NPV nhà đầu tư sẽ biết được tính khả thi về mặt tài chính(dòng tiền) còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt hồi vốn.
  • Ngoài ra, việc tính toán IRR không thực sự hiệu quả bởi chúng không phù hợp với những dự án quá dài, hoặc quá ngắn hoặc với những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương bởi do IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Khi đó NPV được xem là phương pháp thay thế để phục vụ việc đánh giá tính khả thi của dự án.

Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, chỉ số IRR có phần phổ biến hơn bởi giá trị của chúng trực quan, hiển thị dưới dạng phần trăm, dễ nhận biết, phân tích. Hơn nữa việc IRR không phụ thuộc vào nguồn vốn cũng là một lợi thế khi tính toán.

IRR là một tỷ số hữu ích nhưng đôi khi cũng phản ánh thực trạng không đúng về dự án. Với những trường hợp này bạn có thể cân nhắc việc thay thế NPV. Về cơ bản, NPV và IRR đều khá giống nhau. Vì thế không cần nhất thiết phải ứng dụng IRR vào mọi dự án, có thể linh hoạt giữa việc tính toán để đảm bảo bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn.

Kết luận

Thông qua bài viết độc giả có thể nhận diện được IRR là gì? Chúng có ý nghĩa ra sao khi nhà đầu tư thực hiện bước phân tích dự án. Từ đó có thể áp dụng thành công vào trong đầu tư cũng như quản lý được hiệu suất hoạt động của công ty mình. 

Chúc các bạn thành công trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư.