Vì sao công nương diana nổi tiếng

Công nương Diana sinh ngày 1/7/1961, là con gái của Bá tước Spencer thứ 8. Dòng họ Spencer là một trong những gia đình danh tiếng lâu đời nhất tại Anh và có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc và nhiều nhân vật quyền lực trong lịch sử nước này.

Được sinh ra trong một môi trường như vậy, Diana có điều kiện giáo dục vượt trội kể từ khi còn nhỏ. Nhưng điều đáng nói là Diana luôn không hứng thú với các khóa học văn hóa và thậm chí không vượt qua kỳ thi ở trường trung học. Tuy nhiên, đối với một tiểu thư quyền quý như Công nương Diana, chỉ cần sở hữu nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành cùng khí chất cao quý và sau đó kết hôn với một Hoàng tử đã đóng góp rất lớn cho gia đình.

Hơn 20 năm sau ngày mất, Diana vẫn được người dân yêu quý gọi bằng cái tên trìu mến "Công nương của nhân dân". Đặc biệt, sau cái chết đáng tiếc trong một tai nạn xe hơi, hình ảnh của Diana một lần nữa được nâng lên và trở thành một người gần như hoàn hảo trong trái tim của vô số người.
Năm 1977, khi chỉ mới 16 tuổi, cô đã gặp Hoàng tử Charles lần đầu tiên. Năm 1981, Công nương Diana và Thái tử Charles tuyên bố kết hôn. Bông hồng nước Anh chỉ gặp gỡ Thái tử nước Anh được vài lần trước khi ông Charles ngỏ lời cầu hôn bà. Mối tình "công chúa - hoàng tử" của Diana và Charles ngay từ đầu đã nhận được sự ủng hộ từ dư luận và dân chúng. Khi đám cưới diễn ra, cặp đôi càng được chú ý và yêu mến hơn bởi những gì họ có chẳng khác nào cổ tích.

Nhưng trên thực tế, giữa Charles và Diana giống như một cuộc hôn nhân chính trị có mục đích hơn là xuất phát từ lòng yêu thương. Bởi vì Charles từng có cảm tình với Camilla ngay từ lần đầu gặp nhau ở trận đấu polo tại Windsor năm 1970. Tuy nhiên, do khoảng cách về danh tính và áp lực của Hoàng gia, Charles đã không thể có được cái kết hạnh phúc với Camilla.

Vào đầu năm 1973, Camilla lên xe hoa với một thiếu tá quân đội, bỏ lại mối tình tuyệt vọng cùng vết thương lòng khó nguôi trong tim của thái tử Charles. Dù đã kết hôn cùng Công nương Diana và chào đón Hoàng tử William cùng Harry đến với gia đình, song thâm tâm Thái tử Charles vẫn luôn ghi khắc hình bóng mối tình đầu Camilla. Chính nỗi nhớ nhung đằng đẵng này đã đưa hai người về bên nhau, song cũng khiến cho cả hai chịu nhiều điều tiếng vì gánh trên vai tội danh "ngoại tình" và khiến Diana rất đau khổ.

Trên thực tế, vẻ đẹp, sự cao quý và khí chất cùng nguồn gốc quý tộc của Diana hoàn toàn đè bẹp Camilla. Tuy nhiên, vì trình độ học vấn của Diana quá thấp, trong khi Hoàng tử Charles lại tốt nghiệp Đại học Cambridge khiến họ gần như không có tiếng nói chung.

Ngược lại, mặc dù Camilla không cao quý như Diana, nhưng EQ siêu cao của bà có thể chữa lành mọi vết thương trong trái tim Charles. Charles từng có khoảng thời gian chịu áp lực với tư cách là người thừa kế ngai vàng. Và bất cứ khi nào Thái tử Charles buồn bã, chỉ Camilla mới có thể làm ông bình tĩnh lại - điều mà Diana không thể làm được.

Chính vì lý do này mà cuộc sống hôn nhân của Thái tử Charles và vợ thực sự bất hạnh. Nhưng cũng bởi vì không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình mà Diana chỉ có thể lan tỏa tình yêu của mình đến toàn thế giới. Trong các hoạt động phúc lợi công cộng khác nhau trên khắp thế giới, mọi người thường thấy bóng dáng của Diana. Để giúp đỡ người nghèo trên toàn thế giới, Diana đã đến thăm một số khu vực khó khăn ở Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và nhiều nơi khác. Bất kể danh tính của mình cao quý đến đâu, bà vẫn luôn giúp đỡ người nghèo.

Để kêu gọi mọi người ủng hộ chiến dịch chống bom mìn, Diana đã bất chấp nguy hiểm, đích thân đến các khu vực chiến tranh như Angola, Bosnia và Herzegovina để kiểm tra. Bà luôn nỗ lực vận động giúp nâng cao nhận thức rà phá bom mìn còn sót lại ở những vùng đất bị chiến tranh tàn phá trên thế giới, xây dựng cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình tại nhiều quốc gia không may mắn.

Cùng tổ chức "London Lighthouse", Công nương Diana là người đi tiên phong trong trận chiến chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Năm 1991, bức ảnh chụp bà tại Brazil ngồi bên giường bệnh ôm những người hấp hối với đôi mắt chan chứa sự cảm thông, cầm tay một bệnh nhân AIDS đã lay động cả thế giới. Hành động tưởng chừng nhỏ bé và đơn giản, nhưng tại thời điểm ấy có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm thay đổi nhận thức và thái độ của cả cộng đồng đối với căn bệnh thế kỷ. Bởi vào khi ấy, rất nhiều người vẫn cho rằng, AIDS có thể dễ dàng lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường.

Diana khác với nhiều người nổi tiếng khác khi thực hiện các chương trình từ thiện. Bà luôn di chuyển khắp thế giới mà không sợ nguy hiểm, và lặng lẽ thay đổi thế giới bằng những hành động thiết thực. Với những hoạt động từ thiện được đánh giá là hết sức sáng tạo và mang tính đột phá, hơn 20 năm sau ngày mất, Công nương Diana vẫn được người dân yêu quý gọi bằng cái tên trìu mến "Công nương của nhân dân".

Mặc dù chưa bao giờ ngừng hoạt động từ thiện, làm những điều đẹp đẽ cho chính mình và nhiều người khác nhưng Công nương Diana vẫn không thể đổi được tình yêu của chồng ngay cả khi bà dành hết cả thanh xuân của mình cho người đàn ông ấy.

Năm 1996, Thái tử Charles và Công nương Diana chính thức tuyên bố ly hôn, chấm dứt quãng thời gian 15 năm duy trì cuộc hôn nhân nhiều cay đắng. Một năm sau khi Diana ly dị với Thân vương xứ Wales, bà thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng xảy ra dưới đường hầm cầu Alma ở Paris, Pháp vào ngày 31/8/1997.

Sau cái chết của Diana, Camilla - người có liên quan đến mối quan hệ giữa vợ chồng Thái tử Charles đã bị chỉ trích thậm tệ trong một thời gian dài. Ngoài ra, hình ảnh Diana xông xáo làm thiện nguyện trong suốt cuộc đời của bà quá đẹp khiến mọi người thậm chí còn tiếc nuối và khó chấp nhận hơn.

Cuối cùng, dưới sự thể hiện quyết liệt của giới truyền thông, hình ảnh của Diana bắt đầu được nâng lên vô hạn và trở thành một nhân vật gần như hoàn hảo, luôn được mọi người nhớ đến. Họ luôn khẳng định rằng, Diana thực sự xứng đáng với tất cả những lời khen ngợi này.

Theo Công lý & xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-thai-tu-charles-khong-thich-cong-nuong-diana-nhung-hau-het-moi-nguoi-tren-the-gioi-deu-yeu-quy-ba-48234.html

21 tháng 5 2021

Chụp lại video,

Hoàng tử William lên tiếng

Hoàng tử Anh William, tức Công tước xứ Cambridge, tuyên bố sai phạm của BBC trong cuộc phỏng vấn với Công nương Diana năm 1995 đã làm chứng hoang tưởng của bà còn tệ hơn và làm xấu đi mối quan hệ của cha mẹ ông.

Hoàng tử William là con trai của Thái tử Charles và bà Diana.

Vì sao BBC phải xin lỗi vì phỏng vấn Diana năm 1995?

Phỏng vấn Công nương Diana: BBC xin lỗi vì hành vi phóng viên sau 25 năm

Ngày 20/5, BBC ra tuyên bố xin lỗi sau khi một cuộc điều tra cho thấy đài BBC không đạt tiêu chuẩn trong quá trình làm phỏng vấn năm 1995.

Hoàng tử William nói rằng ông "buồn nhất" vì bà Diana không bao giờ biết bà đã bị lừa dối.

Ông nói rằng mẹ ông đã bị lừa "không chỉ bởi một phóng viên bất hảo" mà còn bởi các ông chủ của BBC.

Trong khi đó, trong tuyên bố riêng của mình, Hoàng tử Harry nói rằng "tác động của một nền văn hóa lợi dụng và hành vi phi đạo đức" đã lấy đi mạng sống của mẹ ông.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Martin Bashir

Ông bày tỏ lo ngại rằng những hoạt động như vậy "vẫn còn phổ biến ngày nay".

"Mẹ của chúng tôi đã mất mạng vì điều này, và không có gì thay đổi. Bằng cách bảo vệ di sản của bà, chúng tôi bảo vệ tất cả mọi người và duy trì phẩm giá của bà," ông nói.

BBC đã viết thư để xin lỗi Hoàng tử William và Harry, cùng Thái tử Charles và em trai của Diana, Bá tước Spencer.

Matt Wiessler, nhà thiết kế đồ họa đầu tiên nêu lên lo ngại về các tài liệu giả được sử dụng để đảm bảo cuộc phỏng vấn, nói với chương trình Today của Radio 4 rằng lời xin lỗi được gửi cho ông vào hôm thứ Năm là "quá ít, quá muộn ".

Ông chỉ trích Lord Hall, người dẫn đầu một cuộc điều tra nội bộ vào thời điểm đó, và Tổng giám đốc BBC Lord Birt giai đoạn 1995 vì hai người này đã không đích thân xin lỗi ông.

Chụp lại hình ảnh,

William, Harry và Công nương Diana

Lord Hall sau này lên tới chức Tổng giám đốc BBC từ 2013 tới 2020.

Lord Dyson được chỉ định để xem xét các tình huống xung quanh cuộc phỏng vấn BBC năm 1995, nổi tiếng với câu của bà Diana: "Chà, có ba người chúng tôi trong cuộc hôn nhân này."

Cuộc phỏng vấn vô cùng nổi tiếng tại Anh, đem lại danh tiếng cho nhà báo Bashir.

Nhưng kể từ đó, em trai của bà Diana, Bá tước Spencer, đã đặt câu hỏi về chiến thuật mà nhà báo Bashir sử dụng để có được cuộc phỏng vấn.

Cuộc điều tra độc lập đã được BBC thực hiện vào năm ngoái, sau khi Bá tước Spencer công khai các cáo buộc.

Lord Dyson, thẩm phán đã nghỉ hưu, người dẫn đầu cuộc điều tra, kết luận BBC "không đạt được các tiêu chuẩn cao về tính chính trực và minh bạch vốn là dấu ấn của đài".

Hoàng tử William cho biết cuộc phỏng vấn phát trên BBC khi đó đã "góp phần lớn vào việc làm cho mối quan hệ của cha mẹ tôi trở nên tồi tệ hơn", và nói thêm rằng nó đã "làm tổn thương vô số người khác".

"Nhưng điều khiến tôi buồn nhất, là nếu BBC điều tra đúng cách những lời phàn nàn và lo ngại được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1995, mẹ tôi có thể biết rằng bà đã bị lừa dối," ông nói.

"Bà đã bị lừa không chỉ bởi một phóng viên bất hảo, mà còn bởi các nhà lãnh đạo ở BBC, những người đã nhìn theo hướng khác thay vì đặt những câu hỏi hóc búa."

Người từng là nhà sản xuất của BBC, Mark Killick cho biết ông đã bị loại khỏi chương trình Panorama sau khi nêu lên lo ngại về các tài liệu giả mạo vì "chúng tôi chỉ muốn những người trung thành với chương trình".

Ông nói với BBC Breakfast rằng điều tra là một "khởi đầu tốt" nhưng nói rằng BBC đã tạo ra một "văn hóa sợ hãi" có thể đã góp phần vào các vụ bê bối tiếp theo.

Ông nói, ban lãnh đạo hiện tại phải làm rõ rằng nhân viên có thể "nói sự thật với phe quyền lực mà không sợ bị mất việc".

Bashir, 58 tuổi, là một trong những nhà báo nổi tiếng nhất của Vương quốc Anh.

Tuần trước, ông ta đã rời BBC, với lý do các vấn đề sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề