Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ

Sự thay đổi độ ẩm, không khí lạnh, khô, đặc biệt là thói quen rửa tay phòng ngừa Covid-19 nhiều hơn, có thể khiến làn da trở nên ngứa, khô và nứt nẻ vào mùa đông.

Thông thường, lớp trên cùng của da, hay còn gọi là biểu bì, cần có ít nhất 10% nước để da mịn màng và mềm mại. Nếu ít hơn, da không thể loại bỏ các tế bào bên ngoài chính xác. Sự tích tụ của tế bào gây ra các vết nứt và vảy hình thành, khiến da bị khô, đóng vảy và đôi khi ngứa.

Da khô có thể ảnh hưởng nhiều người trong mùa đông và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau. Nhiều nguyên nhân khiến da của bạn dễ bị khô, nứt nẻ vào mùa đông.

Triệu chứng

Theo Medical News Today, da khô thường là tạm thời - chẳng hạn có người chỉ bị vào mùa đông - nhưng nó cũng có thể kéo dài suốt đời. Các triệu chứng của khô da có mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, nơi sinh sống, thời gian ở ngoài trời.

Da khô do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương trong mùa đông có thể dẫn đến bong da, đóng vảy, vết nứt, mẩn đỏ, ngứa, thô ráp, nhạy khi chạm vào, da xạm, đen.

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ

Làn da vào mùa đông thường bị khô, nứt nẻ do thiếu độ ẩm. Ảnh: Verywellhealth.

Mọi người có thể gặp một số triệu chứng này cùng lúc. Việc điều trị đúng cách sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng. Bất cứ ai cũng có thể phát triển da khô. Nhưng một số trường hợp có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng này hơn, bao gồm:

- Người trên 40 tuổi: Nguy cơ gia tăng theo độ tuổi, hơn 50% người lớn tuổi bị khô da.

- Sống ở vùng khí hậu khô, lạnh hoặc ẩm thấp.

- Làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với nước.

Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) cho biết da khô thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây biến chứng như chàm mạn tính, chảy máu ở các vết nứt. Biến chứng nặng hơn có thể xảy ra là nhiễm vi khuẩn thứ phát (đỏ, sưng và mưng mủ), người bệnh có thể phải dùng kháng sinh. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Nguyên nhân

Mùa đông kéo theo sự thay đổi về độ ẩm và nhiệt độ tạo điều kiện hoàn hảo để gây ra tình trạng khô da. Lớp ngoài cùng của da được gọi là biểu bì. Bề mặt mỏng bên ngoài của biểu bì là lớp sừng, còn được gọi là hàng rào bảo vệ da.

Sự kết hợp giữa lipid và các tế bào da chết hoặc chết tạo nên hàng rào bảo vệ da. Hàng rào bảo vệ da tạo thành một lớp bảo vệ ngăn không cho các độc tố có hại xâm nhập vào cơ thể. Khi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, da sẽ bị khô hoặc bị kích ứng.

Theo Reader's Digest, không khí lạnh vào mùa đông có độ ẩm ít hơn so với mùa hè, đồng thời cũng ít lipid hơn trong hàng rào bảo vệ da. Những khác biệt này góp phần gây khô và kích ứng da.

Vào mùa đông, nhiều gia đình có thói quen bật hệ thống máy sưởi trong nhà để làm ấm. Tuy nhiên, điều này lại vô tình làm giảm độ ẩm trong không khí. Chúng cũng làm mất đi lớp dầu dưỡng ẩm tự nhiên của da, khiến da dễ bị khô.

Bên cạnh đó, tắm nước quá nóng cũng là thói quen vào mùa đông có thể gây hại cho làn da. Nó có thể làm tổn thương bề mặt da, dẫn đến khô da. Ngoài ra, sử dụng xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh cũng góp phần làm da bị tổn thương.

Để da không bị khô, bạn hãy sử dụng nước ấm vừa phải thay vì nước nóng, có thể thêm vài giọt hoa oải hương hoặc dầu hạnh nhân vào nước để giúp làm dịu làn da. Bạn cũng không nên tắm quá lâu, tối đa chỉ 10 phút.

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ

Thói quen tắm nước nóng vào mùa đông có thể gây tổn thương làn da. Ảnh: Businessweekly.

Vào mùa đông lạnh giá, mọi người đều muốn uống một cốc cà phê, chocolate nóng để làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, cà phê và chocolate có chứa caffein, thành phần có thể làm khô da từ bên trong. Rượu bia cũng có thể làm tổn thương da vì chúng là chất lợi tiểu, gây mất nước. Điều quan trọng là bạn phải uống nhiều nước và luôn đủ nước.

Đối với mỗi cốc cà phê hoặc ly rượu bạn uống, bạn nên uống cùng ít nhất một cốc nước. Tốt hơn hết, bạn có thể thay những đồ uống này bằng một cốc hoa cúc hoặc loại trà thảo mộc khác, không chứa caffeine.

Quần áo bằng chất liệu len có thể rất ấm áp, nhưng cũng dễ gây kích ứng và khiến bạn bị ngứa da. Thay vào đó, bạn nên chọn quần áo làm bằng vải mềm như cotton hoặc lụa. Nếu muốn mặc áo len ấm, bạn nên mặc một chiếc áo sơ mi bên trong để tránh cọ len vào da. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy sử dụng các loại bột giặt dịu nhẹ, không mùi, không gây dị ứng, tránh dùng chất làm mềm vải khi giặt quần áo và ga giường.

Theo tạp chí Time, trong khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, việc rửa tay trong ít nhất 20 giây là điều cần thiết. Nước rửa tay chứa ít nhất 60% cồn cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng trên tay. Tuy nhiên, theo bác sĩ da liễu, rửa tay thường xuyên có thể dẫn đến và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da khô.

Tiến sĩ Mary Stevenson, Phó giáo sư da liễu tại NYU Langone Health (Mỹ), cho biết cô rửa tay khoảng 75 lần mỗi ngày. "Bạn phải làm điều đó trong 20 giây. Và càng rửa nhiều, bạn có thể gặp vấn đề, đặc biệt vào mùa đông, với làn da khô và nứt nẻ", tiến sĩ Mary chia sẻ.

Thông thường, lớp ngoài cùng của da là lớp màng axit, bao gồm một lớp bã nhờn mỏng được sản xuất tự nhiên. Các vi khuẩn có lợi phát triển mạnh ở đây và hoạt động như tuyến bảo vệ chống lại vi khuẩn có hại. Nhưng khi lớp màng axit bị tổn thương, do chà xát quá kỹ hoặc dùng chất khử trùng tay, da sẽ dễ bị khô và kích ứng hơn.

Đối với da khô nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn có kem dưỡng chứa axit lactic, urê hoặc corticosteroid. Bạn cũng có thể được chỉ định xét nghiệm để loại trừ các tình trạng y tế có thể gây khô da, bao gồm suy giáp, tiểu đường, ung thư hạch, bệnh thận, bệnh gan, bệnh vẩy nến và viêm da dị ứng.

Da bị nứt nẻ ở tay chân là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra nhiều vào mùa đông khi thời tiết hanh khô. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, á sừng… Do đó người bệnh không nên chủ quan và có tâm lý coi thường triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân da bị nứt nẻ và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

Không khó để nhận biết tình trạng tay chân bị nứt nẻ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà có thể nhận biết nứt nẻ tay chân qua một số dấu hiệu như:

  • Có cảm giác khô da, đôi khi ngứa nhẹ, độ nhạy cảm ngoài da cũng tăng lên. Đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bị nứt nẻ da nhẹ.
  • Những trường hợp nặng hơn, da của bệnh nhân thường khô ráp. Bề mặt da cũng rải rác những vảy da, có một số vết nứt.
  • Một số trường hợp thương tổn nặng trên bề mặt da có thể khiến da trở nên thô ráp, khó chịu, thúc đẩy viêm da và một số bệnh ngoài da khác.
Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Tay chân bị nứt nẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tay chân bị nứt nẻ, khó chịu. Đa số thường liên quan trực tiếp đến môi trường sống, thói quen sinh hoạt hoặc do một số bệnh lý về da. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tay chân bị nứt nẻ.

  • Tay, chân là những vùng da ít được bảo vệ hơn cả trên cơ thể và liên tục phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó khi khí hậu thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm dễ khiến vùng da tay, chân bị tổn thương, mất nước và trở nên khô rát.
  • Những người có đặc thù công việc mà tay chân thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, các loại chất tẩy, dung môi, sơn… dễ gặp phải tình trạng tay chân nứt nẻ.
  • Tác động của quá trình lão hóa cũng khiến da tay, chân dễ bị nứt nẻ do thiếu collagen, mất nước.
  • Lạm dụng các thiết bị sưởi, điều hòa khiến da khô và dễ nứt nẻ.
  • Một số trường hợp khô da, nứt nẻ tay chân liên quan đến những thói quen trong sinh hoạt, đời sống. Thường gặp nhất là những trường hợp chăm sóc da không đúng cách, thường xuyên sử dụng nước nóng, tắm quá lâu,…
  • Một số bệnh lý về da như: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc cũng có thể gây nên tình trạng da khô và tay chân bị nứt nẻ. Đặc biệt là căn bệnh viêm da cơ địa.
Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Da chân bị nứt nẻ, rướm máu, khó chịu

Tình trạng tay chân bị nứt nẻ nếu không xử trí đúng cách rất dễ bị tái đi tái lại. Do đó những trường hợp mới khởi phát các triệu chứng cần phải chú ý thăm khám, xử trí sớm để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Song song với điều trị, bệnh nhân cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da phù hợp để có kết quả tối ưu nhất.

Với tình trạng tay, chân bị nứt nẻ thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc có công dụng làm ẩm, mềm da. Đồng thời có thể kết hợp một số loại kem trị nẻ chuyên dụng để làm giảm triệu chứng khô nứt.

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm, giảm ngứa có thể được kê đơn kèm theo để chống viêm nhiễm và ngăn chặn nhiễm trùng.

Trường hợp các vùng tay, chân nứt nẻ bị nhiễm trùng, mưng mủ bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm kháng sinh.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để trị chứng nứt nẻ tay chân, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Điều trị chân tay nứt nẻ cần được tiến hành sớm và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ

Theo Đông y, tình trạng da bị nứt nẻ xảy ra do cơ thể nhiễm phải phong hàn, hoặc phong thấp. Lâu ngày sinh ra huyết táo, không sinh dưỡng được da, khiến da mất nước, khô và nứt nẻ. Ngoài ra, chứng nứt nẻ chân tay còn có thể do căn bệnh viêm da cơ địa gây ra. Đông y còn gọi là can tiễn hoặc ngưu bì tiễn.

Để điều trị hiệu quả triệu chứng này, Đông y sử dụng kết hợp các bài thuốc có công dụng khu phong, thanh nhiệt, bổ huyết để loại bỏ từ gốc căn nguyên gây bệnh.

Thanh bì Dưỡng can thang – HẠ GỤC nứt nẻ tay chân do vảy nến á sừng, hết rỉ dịch, đau rát, NUÔI DƯỠNG và TÁI TẠO da chuyên sâu

Được nghiên cứu và bào chế độc quyền bởi các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp toàn diện, giúp đẩy lùi tình trạng nứt nẻ tay chân và phục hồi làn da khỏe mạnh.

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình trong số phát sóng ngày 16/11/2019. Quý khán giả có thể theo dõi chi tiết chương trình tại đây hoặc xem qua video bên dưới:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa những giá trị tinh hoa từ hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá, tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế điều trị từ gốc của Y học cổ truyền. Trong đó, bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của dân tộc Tày ở Bắc Kạn được lựa chọn làm nền tảng.

Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu miệt mài, các chuyên gia đã thử nghiệm và chọn lọc ra 30 vị thuốc quý và phối kết hợp chúng với nhau theo công thức tỉ lệ “vàng” để cho ra đời 3 dạng bào chế. Đây là bước ĐỘT PHÁ trong điều trị viêm da tự miễn, giúp xử lý hiệu quả nứt nẻ đầu ngón tay do vảy nến, á sừng.

Video ký sự hoàn thiện bài thuốc xem bên dưới:

Tuân thủ nguyên tắc NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối chế Thanh bì Dưỡng can thang theo công thức “3 trong 1”, kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA. Cụ thể:

Thuốc ngâm rửa

  • Thành phần: Khổ sâm, sài đất, đơn đỏ, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng, trầu không…
  • Công dụng: Làm sạch, sát khuẩn vùng da nứt nẻ, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, NGĂN VIÊM NHIỄM.

Thuốc bôi

  • Thành phần: Hồng hoa, kim ngân hoa, tang bạch bì, mật ong, bí đao, đương quy
  • Công dụng: Cấp ẩm, LÀM MỀM DA, CHỐNG KHÔ NỨT, giảm tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy da, sát khuẩn, chữa lành tổn thương, PHỤC HỒI VÀ TÁI TẠO DA TỪ LỚP BIỂU BÌ SÂU.

Thuốc uống

  • Thành phần: Tang bạch bì, bạch linh, dạ dao đằng, thổ phục linh, kim ngân hoa, hồng hoa, đơn đỏ, bồ công anh, huyết đằng, sa sâm, phòng phong, đan sâm…
  • Công dụng: GIẢI ĐỘC, TIÊU VIÊM, khu phong, thanh nhiệt, ổn định cơ địa, điều hòa nội tiết, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Sự kết hợp độc đáo của bộ 3 chế phẩm trong bài thuốc đã mang đến tác động kép ưu việt, không chỉ điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ bên trong cơ thể, mà còn điều trị tại chỗ ở vùng da tay chân bị nứt nẻ. Nhờ đó mang đến hiệu quả cao và toàn diện.

Qua nhiều năm đưa vào điều trị thực tế, tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân điều trị thành công nhờ bài thuốc này, ngăn tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng. Số ít trường hợp còn lại do chưa kiêng khem khoa học, cơ địa chậm hấp thu dược chất nên cần thêm thời gian.

ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Hiệu quả của bài thuốc phát huy ngay liệu trình đầu

Rất đông bệnh nhân đã phản hồi về hiệu quả điều trị vảy nến – á sừng của bài thuốc:

Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình đánh bại bệnh á sừng gây bong tróc, nứt nẻ da tay dai dẳng nhiều năm nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc: 

Ông Tiết Quang Tuấn (63 tuổi) lành bệnh sau liệu trình kiên trì sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang:

Ông Peuker Steffen (55 tuổi, người Đức) kiểm soát tốt các triệu chứng vảy nến nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc:

Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang có thành phần 100% dược liệu sạch tự nhiên, đạt chuẩn GACP-WHO đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh. Hơn 80% trong đó được cung ứng bởi Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc, 20% còn lại được thu mua trực tiếp từ người dân bản địa nên dược chất dồi dào, chuẩn sạch tự nhiên.

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Hệ thống vườn dược liệu của Trung tâm sạch chuẩn GACP-WHO

Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, nhiều báo lớn liên tục viết bài đưa tin. Theo đó, chuyên mục sức khoẻ của các tờ báo như Soha, 24h.com, VTVC News… đã có nhiều bài viết phân tích tích an toàn, hiệu quả của Thanh bì Dưỡng can thang, xem đây là giải pháp hữu hiệu trong điều trị viêm da mãn tính, khô nứt đầu ngón tay, đáp ứng tốt xu hướng trị bệnh hiện thời.

Vì sao da ở người già thường khô và nứt nẻ
Đông đảo báo chí viết bài, đưa tin giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

VTV2 GIỚI THIỆU: ĐÃ CÓ bài thuốc trị vảy nến CHUYÊN SÂU, không tác dụng phụ, HIỆU QUẢ nhanh chóng

Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và chú trọng chăm sóc da hàng ngày để phòng tránh tình trạng nứt nẻ tái phát.

  • Rửa tay chân, tắm với nước ấm, tránh sử dụng nước nóng để không gây khô và kích ứng da.
  • Không vệ sinh da quá lâu, chỉ cần từ 10 – 15 phút là đủ.
  • Sau khi vệ sinh da ở tay, chân cần chú ý lau khô da tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên vùng da bị khô, nứt nẻ.
  • Khi đã vệ sinh da xong, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ để da được sạch.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng 8 ly nước).
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E,… Có thể bổ sung các loại vitamin này qua một số loại hạt, rau quả, những thực phẩm như cá, thịt,…