Vì sao dẫn đến chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.21 KB, 14 trang )


Bạn đang xem: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh

LỜI NÓI ĐẦUSau khi Thế chiến II kết thúc,trong tình hình chính trị thế giới đã xảy rasự thay đổi rất lớn,đó là sự xuất hiện của hai phe đối lập trên trường quốc tếlà:phe TBCN phương Tây do các nước Mỹ,Anh,Pháp đứng đầu và XHCNphương Đông do Liên Xô đứng đầu,vì có niềm tin chính trị khác nhau,nên cóthái độ thù địch với nhau.Với vài triệu quân và vài ngàn đầu đạn hạt nhân,nếuđem sức mạnh quân sự này ra sử dụng thì bên nào cũng có thể tiêu diệt đượcđối phương đến vài lần,vì thế cả Mỹ và Liên Xô không nước nào dám sử dụngsức mạnh quân sự để phát động chiến tranh.Tuy nhiên bên nào cũng muốnlàm cho đối phương bị suy yếu,đi tới tan vỡ,cho nên tất cả các thủ đoạn bênngoài phạm vi quân sự đều được sử dụng.Các thủ đoạn này bao gồm: phongtoả kinh tế,không để cho các tài liệu kinh tế lọt vào tay đối phương cản trở sựphát triển kinh tế của đối phương,vận dụng mọi công cụ để tuyên truyền, tấncông vào các điểm yếu, đánh vào lòng dân của đối phương;phá hoại,lậtđổ,đào tạo gián điệp tiến hành các hoạt động phá hoại;chạy đua trang bị quânsự,không ngừng tăng cường các hoạt động quân sự,ra sức phát triển các vũkhí mũi nhọn,luôn muốn làm cho sức mạnh quân sự của mình hơn được đốiphương.Tuy cả hai phe đều chưa trực tiếp nổ súng nhưng thực chất hai pheđang nằm trong một trạng thái chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào,Thượngnghị sỹ Mỹ Becna Baluc đã mệnh danh trạng thái này là chiến tranh lạnh,đểphân biệt với chiến tranh nóng trong đó có dùng pháo thật và đạn thật.Nhưvậy,vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra vào đầu thời kỳ sau chiến tranh?“Trongcác cuộc tranh luận về nguồn gốc của chiến tranh lạnh.Theo quan điểm chínhthống của Mỹ,trách nhiệm thuộc về Josef Stalin và Liên Xô”1.Chính vìvậy,mục tiêu của tôi khi chọn đề tài này chỉ là muốn làm sáng tỏ thêm cho lído vì sao chiến tranh lạnh lại xảy ra.NỘI DUNGI. Khái niệm Chiến tranh lạnhChiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị giữa hai phe: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản sau Thế chiến thứ hai. Đây có lẽ là cuộc chiến tranh lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử củathế kỷ 20. Bản chất chung của cuộc chiến là sự gây mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang xô viết những năm sau Thế chiến II.(2)II. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lạnh 1. Môi trường quốc tế a. Chất keo kết dính phát xít không còn:Môi trường quốc tế thời kỳ đầu sau chiến tranh đã tạo điều kiện cho sựxung đột và đối kháng giữa hai nước Xô-Mỹ;sự đối lập về tín ngưỡng hìnhthái ý thức và khác biệt về lợi ích quốc gia của hai nước Xô-Mỹ đã khiến chohai nước trong môi trường quốc tế chạm trán nhau,xung đột và đối kháng làđiều không thể tránh khỏi.Trong Thế chiến II,do cùng phải đối mặt với nguycơ phát xít,cho nên các nước không cùng chế độ, không cùng lợi ích quốc1 Samuel P.Huntington “ No exit the errors of Endism”. The National Interest 17( mùa thu,1989) tr10 – chính sách đối ngoại của Mỹ(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_L%E1%BA%A1nhgia,không cùng khu vực trên thế giới đã kết thành đồng minh rộng rãi,và hợptác chặt chẽ với nhau.Sự nghiệp chung chống phát xít Đức,Ý,Nhật đã trởthành chất keo kết dính để duy trì đồng minh trong thời chiến của một sốnước lớn.Nhưng cùng với sự kết thúc của chiến tranh Thế giới thứ 2 thì chấtkeo kết dính đó đã bắt đầu từng bước mất đi.Chính vì thế về khách quan thìhòa bình sau chiến tranh đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa cácnước lớn. b. So sánh lực lượng quốc tế đã có sự thay đổi:Các nước phát xít hùng mạng trước kia như Đức,Ý,Nhật đã bị đánh bạihoàn toàn.Anh và Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đã bị tổn thương nghiêmtrọng trong chiến tranh,trên thực tế,sau chiến tranh đã bị tụt hậu xuống hàngngũ các nước “hạng hai”.Sau chiến tranh chỉ có Mỹ và Liên Xô trở thành hainước hùng mạnh nhất trên thế giới,không một nước nào khác có thể sánhđược.Trước chiến tranh,các nước lớn như Anh,Pháp,Đức,Ý, Nhật, Mỹ,LiênXô cùng tồn tại,sức lực ngang nhau,so sánh lực lượng quốc tế với đặc trưng là“đa cực hóa”.Nhưng sau chiến tranh,so sánh lực lượng quốc tế đã có sự thayđổi mang tính căn bản,đặc trưng cơ bản của nó là “ hai cực hóa” nghĩa là“cáncân quyền lực mới chỉ còn lại hai nước Mỹ- Xô”.Tình trạng“ hai cựchóa”trong so sánh lực lượng quốc tế đã tạo điều kiện cho xung đột và đốikháng Xô-Mỹ và đã chuyển từ đồng minh sang chiến tranh lạnh.Bởi vì,từ gócđộ lịch sử trong hệ thống quốc tế “hai cực hóa”,hai cường quốc chung sốnghữu hảo với nhau là hết sức khó khăn. Bên nào cũng coi cái được của đốiphương đối với đồng minh cũng như là uy hiếp đến an ninh của bản thânmình.Từ đó,dẫn đến sự thù địch và đấu tranh lẫn nhau ngày càng gaygắt.Chính vì thế mà có thể nói rằng không có “ hai cực hóa”sau chiến tranh IIthì không thể có cuộc chiến tranh lạnh giữa Xô-Mỹ hay Đông Tây.Tómlại,môi trường quốc tế sau chiến tranh, đặc biệt là cục diện so sánh lực lượngquốc tế “hai cực hóa”đã tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng Xô-Mỹ,từđồng minh thời chiến lao vào chiến tranh lạnh. c. Quá trình giải quyết các vấn đề quốc tế: Vấn đề này đã được thỏa thuận tại các hội nghị lớn trong chiến tranhthế giới thứ II.Ví dụ trong vấn đề Ba Lan: thỏa thuận ban đầu tại hội nghịYalta và Posdam là xây dựng một chính phủ liên minh giữa những ngườicộng sản và thành viên lưu vong ở nước ngoài.Giai đoạn sau chiến tranh: lựclượng cộng sản phát triển mạnh mẽ;sự hiện diện của Hồng quân Liên Xô- lànhững nhân tố quan trọng giúp Ba Lan thực hiện thắng lợi cuộc cách mạngdân tộc dân chủ,thu quyền về tay Đảng Cộng Sản.Sau này,rất nhiều học giả vàchính trị gia Mỹ viễn dẫn dẫn chứng này để kết luận rằng chính Liên Xô làngười gây ra chiến tranh lạnh.Phải thấy một điều rằng, xuất phát từ mục tiêuvà lợi ích của mình,Liên Xô mong muốn một Ba Lan XHCN;nhưng cũng cầnlưu ý có những vấn đề của chính Ba Lan phát triển vượt ra ngoài tầm kiểmsoát của Liên Xô.Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết,tình hình có nhữngbiến chuyển khác đi so với thỏa thuận.Bên cạnh đó,trong mỗi vấn đề quốctế,Liên Xô-Mỹ đều có những nhìn nhận đánh giá hoàn toàn trái ngượcnhau,xuất phát từ lợi ích hoàn toàn khác biệt của hai bên. d. Sự phát triển tự nhiên của hai lực lượng sau chiến tranh:Hai thế lực cách mạng và phản cách mạng;vì hòa bình,chống chiếntranh và thế lực với tham vọng duy trì trật tự đế quốc phân chia thành hai giớituyến rõ nét có tác động rất lớn đến quá trình chuyến hóa quan hệ Xô Mỹ.Hainước có thể lựa chọn thái độ hợp tác cùng giải quyết những vấn đề gặp phảisau chiến tranh.Nhưng sự thực sau chiến tranh,hai nước Xô – Mỹ lại khônglựa chọn phương thức hợp tác,mà từng bước đi đến chiến tranh lạnh.Đó là vìsự đối lập căn bản về ý thức hệ,sự khác biệt cơ bản về lợi ích quốc gia của hainước.Hoặc nói cách khác,động cơ hành vi của hai nước về cơ bản là triệt tiêulẫn nhau.Sự đối lập đó đã có những biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ chiếntranh,sau chiến tranh lại càng rõ ràng hơn. 2. Đối kháng lợi ích quốc gia và ý thức hệ a. Đối kháng ý thức hệ:Liên Xô-Mỹ,một là nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất,một là nước tư bảnchủ nghĩa lớn nhất.Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ,hai nước dựavào tiến triển của Chiến tranh thế giới thứ II và cục diện sau chiến tranh để rasức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ý thức hệ của bản thân, ở nhữngkhu vực mà khả năng cho phép đều xây dựng và duy trì chế độ giống như củamình.Là một quốc gia tôn thờ chủ nghĩa cộng sản,Liên xô trong chính sáchđối ngoại của mình cũng thể hiện rõ nét những tư duy về mặt ý thức hệ.Ngaytrong chiến tranh,từ 1944,Liên Xô đã bắt đầu phản công với quy mô lớn,thuđược lãnh thổ đã bị mất và tiến mạnh ra bên ngoài biên giới. Thời kỳ sauchiến tranh và thời kỳ đầu sau chiến tranh,Hồng quân Liên xô đã giúp đỡ cácnước Đông Âu như: Ba Lan,Tiệp Khắc,Bungari,…xây dựng chính quyền dânchủ nhân dân, Đảng Cộng sản Nam Tư và Anbani trong quá trình lập chínhquyền. Tổng thống Liên Xô lúc đó là Stalin từng phát biểu “Chiến tranh lầnnày và trước kia là khác nhau bất luận ai chiếm lĩnh đất đai thì đều đàn áp đặtchế độ của mình ở đó,không thể khác được”.Tuy nhiên chính sách chủ yếucủa Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lại là duy trì đồng minh thời chiến,sắc thái ýthức hệ không rõ ràng. b. Đối kháng lợi ích quốc gia:b.1)Như vậy lợi ích quốc gia của Liên Xô là gì? Đó là bảo đảm an ninh,đặc biệt an ninh biên giới phía Tây.Sở dĩ Liên Xô đặc biệt coi trọng việc bảođảm an ninh biên giới phía Tây vì Liên Xô là một quốc gia nằm ở trung tâmcủa lục địa Á-Âu,phía Tây là một dải bình nguyên rộng lớn, thiếu hẳn lá chắntự nhiên như“đại dương,dãy núi hiểm trở,đầm lầy khắp nơi và rừng rậmkhông thể vượt qua được nên nó rất dễ bị tấn công từ các nước lớn PhươngTây.Nước Đức đã từng hai lần tấn công Liên Xô,vì thế mà Liên Xô đã mất đikhoảng 20 triệu sinh mạng, tổn hại về vật chất và tinh thần khó có thể tínhđược”(3). Thời kỳ đầu sau chiến tranh Liên Xô ở trong cục diện lực lượng “haicực” là một bên tương đối yếu, hơn nữa nó lại phải xây dựng lại từ đống trotàn nên rất cần một môi trường quốc tế hòa bình trước hết là phải bảo đảm cómột vùng trời biên giới phía Tây ổn định. Stalin cho rằng: “Ba Lan với LiênXô không chỉ là vấn đề danh dự mà còn là vấn đề liên quan đến sự sốngcòn”(4).(3) Arthur Schlesigner,Jr., “ Original of the Cold War”. Foreign Affairs, October 1967(4) Trích yếu ghi chép Hội nghị Têhêran,Yalta,Postdam,Nxb.Nhân dân Thượng Hải 1974,tr.141Để thực hiện mục tiêu của mình, Liên Xô đưa ra bốn hướng sau: Thứ nhất,xác lập biên giới phía Đông và phía Tây đáng tin cậy.kinh tế, chính trị quốc tế sau chiến tranh.Chính vì thế,lợi ích quốc gia của hainước Xô-Mỹ là trái ngược nhau,chính sách mà hai bên áp dụng để thực hiệnlợi ích quốc gia cũng triệt tiêu nhau.Liên xô muốn thiết lập và bảo vệ một “phạm vi thế lực” để bảo đảm an ninh quốc gia và ra sức mở rộng phạm vi thếlực của mình,trong khi Mỹ để chống lại “sự uy hiếp của chủ nghĩa cộng sản”và “ lãnh đạo thế giới” hòng làm suy yếu, thậm chí đánh đổ Liên Xô.Tóm lại,nếu như nói môi trường quốc tế sau chiến tranh đã tạo điềukiện cho sự đối kháng giữa hai nước thậm chí là hai tập đoàn quốc gia lớnhoặc hai khối do họ đứng đầu thì sự đối lập ý thức hệ và sự khác biệt về lợiích quốc gia cũng khiến hai nước không thể tránh khỏi đối kháng trong môitrường quốc tế sau chiến tranh,dẫn đến sự xuất hiện của chiến tranh. 3. Vai trò của các cá nhân a. Nhận thức của các nhà lãnh đạo hai nước: Một học giả người Mỹ khi nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với LiênXô trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã nói như sau:“Nhận thức luôn là một hoạtđộng như vậy,một bộ phận của nó là hiện thực,một bộ phận là hình thức tưtưởng của người nhận thức”(6).Môi trường quốc tế sau chiến tranh cũng có liênquan rất nhiều đến nhận thức cũng như phương thức xử lý ngoại giao của lãnh(6) Thomas T.Hammond,ed,Witness to the original of the Cold War, University of Washington Press,Seattle,1982,tr.13đạo hai nước đối với đối phương.Ý thức hệ ảnh hưởng đến nhận thức của lãnhđạo Xô Mỹ về đối phương.Nhận thức về đối phương của lãnh đạo hai nướcchịu ảnh hưởng lớn của ý thức hệ mỗi bên.Hay nói một cách khác, ý thức hệlà một tấm kính màu của họ để nhìn thế giới bên ngoài. Dùng tấm kính màuđó để xem xét đối phương,tất nhiên là có chỗ không phù hợp với thực tế khiếncho hai nước nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau. b. Phương thức xử lý ngoại giao: