Vì sao doanh nghiệp vừa có chi đoà

Vì sao doanh nghiệp vừa có chi đoà
Năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn hạn chế.

Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng

Nokia, thương hiệu điện thoại hàng đầu trong những năm 1990, cũng không thể ngờ được sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, đã bị thay thế bởi Apple và Samsung sau hơn 20 năm giữ ngôi vương trên thị trường điện thoại di động quốc tế.

Google giới thiệu chiếc xe tự lái đầu tiên vào tháng 12/2014 tại Hội nghị dành cho các nhà phát triển Google I/O và có kế hoạch bán xe tự lái ra thị trường vào năm 2020. Và rất nhiều hãng xe nổi tiếng trên thế giới có kế hoạch phát triển các thế hệ xe tự lái trên thị trường sau năm 2020 thay thế cho các dòng xe truyền thống.

Năm 2008, dịch vụ chia sẻ chỗ ở Airbnb.com ra đời tại Mỹ, giúp kết nối giữa những người cho thuê, chia sẻ chỗ ở với những người có nhu cầu như khách du lịch. Và chỉ chưa đầy 1 thập kỷ, dịch vụ chia sẻ đã bùng nổ thành nền kinh tế chia sẻ trên toàn thế giới. Theo Tom Goodwin: “Uber, công ty taxi lớn nhất thế giới, không sở hữu chiếc xe nào. Facebook, nhà sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới, không tạo ra nội dung nào. Alibaba, nhà bán lẻ có giá trị lớn nhất thế giới, không có tí hàng lưu kho nào. Và Airbnb, nhà cung cấp phòng ở cho thuê lớn nhất thế giới, không có chút bất động sản nào”.

Một số dẫn chứng nêu trên cho thấy thế giới đang phát triển rất nhanh chóng do sự dẫn dắt của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ngoài ra, tác động của tăng dân số, biến đổi khí hậu, phân hóa giàu nghèo giữa các nước kém/đang phát triển với các nước phát triển, thị trường việc làm quốc tế, bùng nổ của du lịch, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, nguy cơ chiến tranh… dẫn tới tình trạng di biến động nhân khẩu, lao động rất lớn giữa các khu vực và trên toàn thế giới. Chẳng hạn, theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) trong vòng 10 năm từ 2008- 2018, số người phải di dời lánh nạn trên thế giới đã tăng từ 43,3 triệu lên 70,8 triệu người.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2018 đạt 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về lao động di cư giai đoạn 2013- 2017 cho thấy năm 2017 ước tính có 164 triệu người là lao động di cư, tăng 9% so với 150 triệu người năm 2013. 

Tác động đến kinh doanh

Các yếu tố trên có tác động rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, trước hết là quan hệ cung cầu, chiến lược phát triển, phương thức tổ chức quản lý, mô hình kinh doanh.

Công nghệ mới tạo ra những cách thức mới về nguồn cung để đáp ứng các nhu cầu của thị trường truyền thống trước đây. Chẳng hạn việc áp dụng công nghệ mới làm thay đổi hoàn toàn phương thức kinh doanh taxi và khách sạn truyền thống, người sở hữu xe ô tô đồng thời là người lái xe, chủ nhà là người cho thuê phòng, không có công ty nào sở hữu tài sản. Các công ty khởi nghiệp sáng tạo nhỏ bé nhờ công nghệ mới trên nền tảng kỹ thuật số phục vụ nghiên cứu phát triển có thể vượt qua được các doanh nghiệp lớn lâu năm với tốc độ nhanh chưa từng có nhờ chất lượng, tốc độ và phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp lớn cũng có thể tạo nên các đột phá trong việc cung cấp các dịch vụ mới dựa trên nền tảng số hóa khách hàng, dữ liệu.

Các nhu cầu mới cho sản xuất và tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi việc sản xuất, kinh doanh, thiết kế, tiếp thị và phương thức phân phối sản phẩm. Chẳng hạn kỳ vọng của người tiêu dùng không chỉ là việc tiêu dùng sản phẩm mà còn là các trải nghiệm. Theo Esteban Kolsky, chủ tịch kiêm sáng lập của ThinkJar, một tổ chức tư vấn các chiến lược khách hàng, thời đại kỹ thuật số và sự phát triển của các hoạt động tiếp thị từ bên trong doanh nghiệp (inbound marketing) đã mở ra một cách làm kinh doanh khác biệt với những gì diễn ra trước đây.

Theo đó, khái niệm trải nghiệm của khách hàng cũng thay đổi. Chẳng hạn khách hàng không chỉ nghe doanh nghiệp quảng cáo về sản phẩm mà còn biết đến sản phẩm chủ yếu qua các kênh truyền thông xã hội và qua cộng đồng khách hàng, khách hàng tự tạo ra trải nghiệm cho họ, việc tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng rất phức tạp và khó dự đoán trước… Chính vì vậy Apple đã định nghĩa lại kỳ vọng của khách hàng bao gồm cả trải nghiệm đối với sản phẩm.

Chiến lược phát triển của doanh nghiệp cần thay đổi theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chỉ tập trung chủ yếu vào cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo.

Cơ cấu lao động, việc làm, kỹ năng của người lao động sẽ thay đổi rất mạnh mẽ. Nghiên cứu của Trường Oxford Martin cho biết dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có khoảng 47% số việc làm tại Mỹ có nguy cơ bị tự động hóa trong một hoặc hai thập kỷ tới, với đặc thù là quy mô triệt tiêu việc làm rộng hơn nhiều với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những lần dịch chuyển thị trường lao động trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây.

Phương thức quản lý, điều hành, tốc độ và quy mô phát triển của doanh nghiệp thay đổi nhanh chóng. Với sự phát triển của công nghệ, thời gian để doanh nghiệp thống lĩnh thị trường được rút ngắn đáng kể. Bằng việc áp dụng công nghệ và sáng tạo, một doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng vượt qua các doanh nghiệp lâu năm trong cùng ngành hàng trong một thời gian ngắn với tốc độ và quy mô khó tưởng tưởng. Fabook mất 6 năm còn Google chỉ mất có 5 năm để đạt doanh thu 1 tỷ USD/năm.

Doanh nghiệp cần phải làm gì để tồn tại và phát triển?

Câu trả lời là doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo, vì nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao như vậy.

Trước hết là việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nói riêng và nghiên cứu phát triển nói chung. Nghiên cứu phát triển (R&D) là việc đầu tư, phát triển các nghiên cứu, công nghệ mới để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn. Hoạt động nghiên cứu và phát triển luôn được các công ty đa quốc gia (TNTCs), các công ty tiên phong về công nghệ trên thế giới quan tâm triển khai thường xuyên và liên tục.

Đầu ra đầu tiên cho hoạt động này là trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường dài hạn và ngắn hạn, doanh nghiệp cần lựa chọn được ngành “thời” để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều đó cũng có nghĩa nếu ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đã “hết thời”, “lỗi thời” thì doanh nghiệp cần nhanh chóng tái cấu trúc cho phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế và kinh doanh quốc tế trong giai đoạn mới.

Hai là, thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp một cách triệt để. Thông qua chuyển đổi số doanh nghiệp có thể nắm được hành vi, kỳ vọng của khách hàng, của người tiêu dùng để hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, cải tiến phương thức phân phối, bảo hành, bảo trì sản phẩm, dịch vụ. Cũng qua dữ liệu, thông tin được số hóa, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn nhân lực, tăng năng suất, giám sát hiệu quả hơn quá trình sản xuất và bảo trì sản phẩm. Tăng hiệu suất sử dụng tài sản và năng suất về lâu dài vẫn là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ba là, nghiên cứu và áp dụng các mô hình kinh doanh mới. Trong môi trường nền kinh tế số xu hướng chuyển đổi từ việc bán sản phẩm hữu hình sang cung cấp dịch vụ là một xu hướng rõ nét. Chẳng hạn, thay vì mua một cuốn sách hay một đĩa nhạc cụ thể, người tiêu dùng có thể mua một tài khoản từ các công ty cung cấp phiên bản số về sách và nhạc để qua đó có thể đọc cuốn sách, nghe đĩa nhạc mình thích và truy cập hàng triệu các cuốn sách, bản nhạc khác đã xuất bản. Người tiêu dùng cũng không cần thiết phải mua ô tô mà có thể sử dụng dịch vụ đi chung ô tô hoặc dịch vụ Uber, Grab.

Các doanh nghiệp ngoài việc năm bắt các xu hướng để chuyển đổi mô hình kinh doanh mới còn có thể phát triển các dịch vụ mới từ chính các ngành sản xuất kinh doanh truyền thống của mình. Chẳng hạn thông qua dữ liệu khách hàng, công nghệ và kết cấu hạ tầng của mình, các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông hoàn toàn có thể lấn sân sang các thị trường khác như du lịch, vận tải, chăm sóc sức khỏe…

Bốn là, tìm kiếm nguồn lực cho đổi mới sáng tạo. Thông thường các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc tái cấu trúc theo xu hướng đổi mới sáng tạo thường là các doanh nghiệp trẻ, năng động, quy mô nhỏ, nắm bắt nhanh về công nghệ và xu hướng kinh doanh nhưng lại thiếu nguồn lực tài chính, dữ liệu thị trường, khách hàng vốn là điểm mạnh của các doanh nghiệp lớn kinh doanh theo mô hình truyền thống lâu năm. Nếu biết kết hợp giữa các doanh nghiệp này với nhau trên cơ sở đối tác kinh doanh chiến lược thì bài toán tìm kiếm nguồn lực cho đổi mới sáng tạo sẽ được giải quyết. Ngoài ra các Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ đổi mới công nghệ… thuộc cả khu vực công và tư cũng là các nguồn lực quan trọng cho các dự án đổi mới sáng tạo.

CEO Đặng Đức Thành

Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Bài tiếp theo:

Chữ “thời” trong kinh doanh - Cơ hội và thách thức


Công ty ông Nguyễn Hoài Văn (Hà Nội) có các giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong giai đoạn năm 2017-2020, Công ty ông có phát sinh các giao dịch như sau:

- Công ty mua hàng trả chậm, trong đó có điều khoản nếu vi phạm điều khoản thanh toán (ví dụ: 3 tháng từ khi nhận hàng) thì sẽ bị tính lãi 0,03%/ngày với khoản chậm trả;

- Công ty có hoạt động cho thuê văn phòng và nhận tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng cho thuê với khách hàng, trong đó có điều khoản phải trả lãi 8%/năm cho khách hàng trong thời hạn nhận đặt cọc theo hợp đồng cho thuê.

Ông Văn hỏi, khoản tiền lãi chậm trả cho người bán và khoản tiền lãi trả cho khách hàng trên số tiền đặt cọc có thuộc nhóm tính chi phí lãi vay tối đa được tính vào chi phí hợp lý trong năm không?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời về vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ đã được sửa đổi tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Văn bản hết hiệu lực ngày 20/12/2020);

Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 20/12/2020) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định như sau:

“Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

.. 3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”.

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

… 2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

… 2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế…”.

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến về nguyên tắc như sau: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với mọi khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 và không thuộc các quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính;

Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Doanh nghiệp kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo mẫu biểu và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ.

Việc xác định khoản tiền lãi chậm trả cho người bán và khoản tiền lãi trả cho khách hàng trên số tiền đặt cọc có thuộc nhóm chi phí lãi vay hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc về chính sách thuế, ông liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn