Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Số lần thai nhi đạp, hay còn gọi là thai máy, là dự liệu rõ ràng giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Bất kỳ sự thay đổi nào của thai nhi, nhất là trong giai đoạn tháng cuối thai kỳ cũng có thể làm mẹ lo lắng. Vậy, thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 hay thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có đáng lo? Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo sức khỏe em bé trong bụng mẹ? Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có nguy hiểm?

Trung bình, một em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai nhi có thể đạp ít hơn bình thường. Miễn “thời gian nghỉ” giữa những lần đạp của bé nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ không cần quá lo. Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7 có thể cục cưng chỉ đang muốn nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp khác, thai nhi đạp ít cũng có thể do lượng đường trong máu mẹ bầu hạ thấp.

Tham khảo: Chăm sóc thai nhi

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Không chỉ mang đến những cảm xúc ngọt ngào, thai máy còn là dữ liệu quan trọng thể hiện sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng mẹ

Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn, tử cung càng chật chội cũng có thể là nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, hoặc những tháng càng về cuối thai kỳ.

Trường hợp bé rất lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Mẹ có thể uống một ly nước mát để “đánh thức” em bé trong bụng, nhắc bé cử động nhiều hơn.

Ngay cả khi mẹ đã ăn, thai nhi vẫn không đạp, mẹ nên lập tức đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, hoặc đo tim thai để tìm nguyên nhân thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7. Rất có thể bé cưng giảm cử động do không nhận đủ lượng oxy cần thiết hoặc bé cưng đang gặp một vấn đề sức khỏe bất thường nào đó. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Thai nhi đạp ít ở tháng thứ 7, mẹ nên làm gì?

Trong trường hợp ngược lại, nếu thai nhi đạp ít, cần được mẹ bầu kích thích để xác nhận tình trạng sức khoẻ của bé. Về nguyên tắc, thai nhi sẽ phản ứng với 2 yếu tố chính là ánh sáng và âm thanh. Vì thế cách kích thích em bé đạp nhiều hơn cũng dựa trên 2 yếu tố này:

  • Uống một cốc nước lạnh
  • Ăn đồ ngọt
  • Đổi tư thế nằm
  • Đi dạo
  • Bật nhạc giai điệu nhẹ nhàng
  • Hát cho bé nghe
  • Xoa bụng và trò chuyện với bé
  • Ấn nhẹ vào thành bụng theo một nhịp nhất định
  • Bật đèn pin chiếu vào thành bụng

Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có sao không?

Thực tế, đạp không phải là cử động duy nhất của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Bé còn có thể nấc, quơ tay, nhào lộn và rất nhiều cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là "em bé đạp". Và những "cử động đạp" đó hoàn toàn là một phần của sự phát triển bình thường.

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Khoảng từ tuần 16-25 của thai kỳ, mẹ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất chuyển động của thai nhi. Mẹ di chuyển ngoài đường, nhạc quá lớn, nói chuyện quá ồn ào cũng có thể là nguyên nhân mang thai tháng thứ 7 thai nhi đạp nhiều. Thậm chí, ngay khi mẹ ăn quá no, bé cưng cũng sẽ cử động nhiều để báo rằng mình đang được bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng.

Theo dõi thai máy là cách đơn giản để biết thai nhi có khỏe không. Nếu số lần thai nhi đạp ít hơn 10 lần/ngày, hoặc cử động nhiều hơn 20 lần, mẹ nên đến bệnh viện để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà lưu ý các mẹ rằng: số lần thai đạp đột ngột tăng lên hoặc giảm đi nhiều đều chứng tỏ có bất thường. Một số trường hợp thai nhi đạp nhiều hơn bình thường có thể do ngạt thở hoặc thiếu oxy do dây rốn quấn cổ. Trường hợp này nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, hoặc thai chết lưu.

Tóm lại, việc thai nhi đạp nhiều hay đạp ít ở tháng thứ 7 không hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ chỉ nên cẩn thận với những trường hợp thai nhi không có bất cứ chuyển động nào trong vòng 2 tiếng đồng hồ, kể cả khi mẹ đã ăn hoặc uống thêm nước. Lúc này, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.

Theo Whattoexpect, em bé của bạn đã vào vị trí ổn định chuẩn bị cho việc ra đời trong tháng này. Đầu của bé quay về phía dưới cơ thể của bạn và lúc này bé nặng khoảng hơn 1kg và chiều dài từ đầu đến chân khoảng 38cm. Trong thời gian này, bé thường hay chớp mắt, bé đã biết ho, nấc cụt và thở tốt hơn. Ngoài ra, mẹ mang thai tháng thứ 7 nếu cần tìm hiểu thêm thông tin có thể tham khảo bài viết Thai nhi tuần 28.

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Vì sao em bé dap nhẹ hơn
Vì sao em bé dap nhẹ hơn

Hiện tượng thai nhi đạp báo hiệu cho bạn biết con yêu đang lớn dần lên từng ngày cùng nhiều sự thật thú vị khác.

Thai nhi đạp cho thấy bé đang phát triển tốt trong tử cung và sắp đến ngày bạn gặp được con. Thế nhưng, đôi khi bé cũng ít đạp. Vậy bé có khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì không? Những cú đạp của bé nói lên rất nhiều điều. Muốn tìm hiểu về điều này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé.

1. Cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh và bình thường

Những cú đá có thể cho thấy bé đang phát triển tốt trong dạ con. Bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh bé đang rất là hiếu động khi đá, lăn, xoay bên trong tử cung của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy rung nhẹ trong bụng khi bé di chuyển tay. Những chuyển động này sẽ trở nên khác biệt hơn trong giai đoạn sau của thai kỳ.

2. Bé phản ứng với các kích thích bên ngoài

Những cú đạp của thai nhi là cách để bé đáp lại những thay đổi về môi trường chẳng hạn như về những món ăn mà bạn ăn hoặc âm thanh mà bạn nghe thấy.

  • Phản ứng với âm thanh: Trong tuần thứ 20, bé sẽ bắt đầu nghe được những âm thấp và dần dần sẽ nghe được những âm cao. Những cử động phản ứng của bé khi nghe thấy những âm thanh này cho thấy bé đang phát triển bình thường.
  • Phản ứng với thực phẩm: Những món bạn ăn trong thời gian mang thai là cách để bé tiếp xúc với vị của món ăn thông qua nước ối. Những mùi vị này có thể khiến bé chuyển động nếu bé thích hoặc không thích chúng. Điều này khiến mẹ cảm thấy như có hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ.

3. Bé thường đá nhiều hơn khi bạn nằm nghiêng một bên

Nhiều mẹ thắc mắc tại sao thai nhi chỉ đạp bên phải hoặc tại sao thai nhi chỉ đạp bên trái. Sự thật là vì bạn có thể cảm nhận được điều này nếu bạn nằm nghiêng khi ngủ. Điều này là do khi bạn nằm nghiêng, lượng máu cung cấp cho thai nhi sẽ tăng lên.

Khi bạn nằm ngửa, bé sẽ ít chuyển động hơn để tiết kiệm oxy. Các bé chỉ cử động khi bạn nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải. Khi bạn thay đổi tư thế ngủ, bé sẽ nhanh chóng chuyển sang trạng thái hoạt động khác.

4. Bé biết đạp từ khi 9 tuần

Cảm giác rung trong bụng mà bạn cảm nhận trong giai đoạn đầu thai kỳ là những chuyển động của bé đấy. Các cử động này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ nhưng lúc này bạn vẫn chưa cảm nhận được. Thông thường, sau 9 tuần, bé sẽ bắt đầu đạp bạn khi di chuyển chân tay. Những cú đạp của bé có thể được ghi lại qua màn hình siêu âm. Sau 24 tuần, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hành động này.

Có thể bạn quan tâm: Thai nhi đạp nhiều có ảnh hưởng gì không? Thai máy liên tục có đáng lo?

5. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang nguy hiểm

Sau khi mang thai được 28 tuần, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi những cú đạp của bé. Bé sẽ đạp khoảng 10 lần trong 2 giờ. Giảm cử động thai có thể cho thấy bé đang khó chịu khi:

  • Bạn bị căng thẳng hoặc ăn uống không đủ dinh dưỡng. Cảm xúc và thể chất của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến các cử động của bé. Bên cạnh đó, việc cung cấp chất dinh dưỡng không đủ cho bé cũng dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và hệ thần kinh, làm giảm cử động thai. Hãy thử uống nhiều nước hoặc đi bộ xung quanh nếu thấy bé không cử động.
  • Bong nhau thai cũng có thể làm máu và oxy lưu thông đến bào thai bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Vỡ ối sớm có thể làm giảm dịch ối và làm giảm chuyển động của thai nhi do bé bị thiếu oxy.
  • Thiếu oxy huyết trong tử cung: tình trạng này xuất hiện khi dây rốn bị xoắn hoặc biến dạng. Điều này khiến lượng oxy cung cấp cho bé bị giảm.

Xét nghiệm siêu âm có thể xác định tim thai và lý do khiến bé ít cử động.

Thông thường, bé sẽ nghỉ ngơi trong dạ con khoảng từ 20 – 40 phút (đôi khi đến 90 phút). Khi bé lớn thì việc cử động cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nên ở cuối thai kỳ số lần thai nhi đạp giảm xuống cũng là điều bình thường. Trong thời gian này, bạn có thể bị đau ở phía dưới xương sườn và những cơn đau này thường kéo dài khoảng vài phút.

7. Cho thấy những hành vi của bé trong tương lai

Theo một nghiên cứu, cử động của bé bên trong tử cung có thể ảnh hưởng đến hành vi của bé trong giai đoạn thơ ấu. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá sự phát triển hành vi của bé.

Những cú đạp này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những cảm xúc khó tả. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được bé đang nghịch đến thế nào trong tử cung của bạn đâu đấy.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.