Vì sao mật mía bị sủi bọt

Đầu mùa, khách hàng thường mua rất nhiều mật để dùng dần trong cả năm. Vì mật đầu mùa bao giờ cũng thơm ngon, hoa nở rộ, nên không lo sợ bị cho ong ăn đường. Sau khi về nhà, khách hàng sẽ tự rót mật ong vào chai nhỏ tiện dụng. Lúc này, nhiều khách hàng sẽ gặp phải sự cố đó là mật ong bị sủi bọt, rất khó rót vào chai nhỏ. Đặc biệt hiện tượng này sẽ gặp nhiều hơn ở mật nhãn, khi thời tiết nắng nóng, vận chuyển xa, bị xóc… Khi thấy mật ong sủi bọt, khách hàng thường bị hoảng sợ và lo lắng rằng không biết có phải mật thật không, mật có bị pha chất gì đó không? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt? Cách làm mật ong hết bọt nhanh nhất nhé!

Mật ong bị sủi bọt thường do các nguyên nhân sau:

#1. Hàm lượng phấn hoa có trong mật ong nhiều

Vào mùa hoa, con ong không chỉ hút mật hoa mà còn tha cả phấn hoa về tổ. Trong quá trình hút mật, phấn hoa cũng bị dính vào ngòi ong. Mặt khác khi quay mật, phấn hoa có trong cầu ong cũng bị lẫn vào mật. Phấn hoa lẫn vào trong mật chính là nguyên nhân làm mật ong bị sủi bọt trắng.

Thông thường, mật ong của các công ty hoặc mật ong bán ở siêu thị, được đậy kín nắp, để hạn chế mật ong bị sủi bọt, mật ong sẽ được đưa qua một loại máy công nghiệp có tác dụng loại bỏ toàn bộ phấn hoa và sáp ong có lẫn trong mật ong. Qúa trình lọc với tốc độ cao này sẽ sản sinh ra nhiệt, làm mật ong bị nóng lên khiến một số dưỡng chất quý có trong mật ong bị phân hủy, không còn quý giá như mật ong ở dạng tự nhiên ban đầu chưa qua xử lý. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân mà người tiêu dùng thích mua mật ong mới quay, chưa qua xử lý công nghiệp, vẫn còn lẫn phấn hoa và sáp ong.

#2: Do loại hoa ong hút mật

Mỗi loại hoa khác nhau sẽ có những đặc điểm và thành phần dinh dưỡng khác nhau nên độ sủi bọt của từng loại mật hoa khác nhau cũng có sự khác biệt. Ví dụ, mật ong rừng thường bị sủi bọt nhiều hơn mật ong nuôi. Nguyên nhân là do mật ong rừng được con ong hút mật từ nhiều loại hoa khác nhau, còn mật ong nuôi chỉ hút từ 1, 2 loại hoa nhất định tại vùng được nuôi. Trong mật ong nuôi thì mật ong nhãn, vải, chôm chôm lại sủi bọt rất nhiều. Còn mật ong cà phê, cao su lại cực kỳ ít sủi bọt.

⇒ Xem thêm: Mật ong hoa nào ngon nhất? Tốt nhất?

#3: Do quá trình vận chuyển

Quá trình vận chuyển cũng là một nguyên nhân quan trọng làm mật ong bị sủi bọt trắng. Bởi trong mật ong có chứa rất nhiều các enzym, protein, các axit amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sinh bọt. Qúa trình vận chuyển rung lắc sẽ làm các bọt này nổi dần và tích tụ phía trên. Khi mở nắp bất ngờ, các bọt khí này sẽ bắn vọt lên như khí ga. Thậm chí còn có khả năng tạo tiếng nổ lớn, gây vỡ chai.

#4: Do nhiệt độ cao

Mùa hè, thời tiết nắng nóng làm phấn hoa có trong mật ong lên men tạo khí ga. Khi rót mật hoặc vận chuyển sẽ làm sinh bọt trắng. Bọt trắng và khí ga, cộng thêm áp suất thay đổi giữa môi trường kín trong chai mật và bên ngoài sẽ dễ dàng làm vỡ chai, gây tiếng nổ. Vì thế, không nên đựng đầy mật lên tận miệng chai. Thi thoảng cần mở nắp kiểm tra để giảm áp suất trong chai chứa mật. Với các chai thủy tinh, nếu để ý, về mùa hè, đôi khi bạn sẽ thấy có tiếng nổ bụp, nắp chai bị đánh bay ra, thậm chí chai bị nứt vỡ.

#5: Do lượng nước trong mật ong cao

Nếu để ý các bạn sẽ thấy mật ong đặc thường ít bị sủi bọt hơn mật ong loãng. Có nhiều yếu tố dẫn tới mật ong bị loãng như do loại hoa ong hút mật, do mật ong thu hoạch non, do thời tiết nhiều mưa…Xong mật ong loãng có là một yếu tố làm nó dễ bị sủi bọt. Nguyên nhân là do lượng nước có trong mật ong nhiều, mật ong bị loãng, các phân tử hóa học sẽ ngậm nước, làm tăng khả năng giao động giữa các phân tử khi gặp kích thích bên ngoài như di chuyển, rung lắc, rót mật từ chai này sang chai kia….Mà khi các phân tử giao động sẽ sinh ra bọt.

Mật ong bị sủi bọt có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Có 5 nguyên nhân chính đã kể ở trên khiến mật ong bị sủi bọt. Hiện tượng sủi bọt của mật ong đều là các phản ứng hóa học và vật lý tự nhiên, không gây độc hại, cũng không sản sinh ra các chất độc hại, các dưỡng chất trong mật ong vẫn ở dạng bão hòa cực tốt cho cơ thể. Vì thế mật ong sủi bọt hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Thậm chí, người ta còn dựa vào khả năng sủi bọt của mật ong mà phân biệt xem mật ong có bị pha trộn gì không? Bởi mật ong nếu bị pha thêm đường khả năng sủi bọt sẽ ít hơn mật ong nguyên chất.

Cách làm mật ong hết bọt đơn giản

Khi mật ong bị sủi bọt, bạn tuyệt đối không được mở nắp chai ra ngay để tránh mật ong bị trào và phun ra ngoài. Lúc này bạn cần làm các biện pháp sau để làm mật ong hết bọt trước đã:

  • Để mật ong cố định tại 1 vị trí, không động vào, để bọt từ từ lắng xuống.
  • Cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh một lúc để làm giảm nhiệt độ trong mật ong, giúp mật ong hết bọt. Đây là cách làm mật ong hết bọt nhanh nhất. Tuy nhiên, chỉ nên để một lúc để mật ong hết bọt rồi lại lấy ra nhé. Không nên để mật ong trong tủ lạnh để bảo quản đâu, bạn sẽ làm mật ong bị mất dưỡng chất đấy. Cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết này:

⇒ Xem thêm: Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?

Các biện pháp phòng ngừa mật ong bị sủi bọt:

Để mật ong đỡ bị sủi bọt, các bạn chú ý các điểm sau:

  • Hạn chế tối đa việc rung lắc khi vận chuyển mật ong
  • Tránh đựng đầy mật ong đến tận miệng chai, rất dễ bị trào mật ra khi vận chuyển.
  • Vớt và lọc bớt sáp và phấn hoa nổi trên bề mặt trước khi đóng chai hoặc can. Việc này chủ yếu là vớt được sáp ong và phấn hoa to thôi chứ nếu phấn hoa bị vụn ra lẫn trong mật thì rất khó vớt, phải đợi một thời gian phấn hoa lắng lại rồi nổi lên mới vớt bỏ được.
  • Tránh để mật ong tại các nơi có nguồn nhiệt cao như gần bếp ga, bị ánh nắng chiếu vào
  • Mùa hè, nên để mật ong ở nơi ít ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ để tránh phấn hoa lên men, sủi bọt.
  • Sau khi vận chuyển, không nên mở lắp chai mật ong ra ngay tránh bị trào ra ngoài. Nếu muốn nhanh chóng mở ra thì nên cho vào tủ lạnh một lúc để hãm khí ga rồi mới rót sẽ không bị phì ga.
  • Khi rót mật sang các chai nhỏ, cần có chút kỹ năng rót để làm mật không bị sủi bọt. Nếu bạn chưa biết cách rót mật mà không bị sủi bọt có thể tham khảo thêm tại đây nhé!

⇒ Xem thêm: Cách rót mật ong vào chai không bị sủi bọt

Vậy là sau khi đọc xong bài viết này, khách hàng đã có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng mật ong bị sủi bọt trắng rồi. Từ giờ các bạn có thể yên tâm và bình tĩnh xử lý khi gặp trường hợp mật ong bị sủi bọt rồi nhé!

Liên hệ mua mật ong nhãn Hưng Yên nguyên chất:

MẬT ONG HƯNG YÊN

Nguyên chất 100%, thu hoạch trực tiếp tại trang trại nuôi ong ở Hưng Yên. 

Hotline: 0976825223

Zalo: 0976825223 (Quỳnh Xuân)

Facebook: https://www.facebook.com/matonghungyen/

Tác giả matong

Mật mía và rỉ đường đều là những thành phẩm làm từ cây mía. Vì cảm quan có đôi chút giống  nhau lại cùng “gốc” nên nhiều người nhầm lẫn giữa mật mía và rỉ đường. Vậy mật mía là gì? Rỉ đường là gì? Phân biệt hai loại vật phẩm này như thế nào?

Cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Ngư Quỳnh để giải đáp các thắc mắc này nhé!
 

Mật mía là chất lỏng dạng siro, trạng thái bình thường sánh sệt tương tự như mật ong, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. 

Mật mía được sản xuất từ nước mía qua quá trình cô đặc. Sản xuất mật mía, còn gọi là kéo mật hay kéo tre. Đây là nghề thủ công truyền thống ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là khu vực trung du phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tại một số nơi, nghề nấu mật gắn liền với nghề nấu đường thủ công.
 

Quy trình sản xuất mật mía được tóm tắt như sau: Trước tiên, cây mía khi thu hoạch được chặt bỏ ngọn và gốc. Khi đưa về các xưởng ép mía, nguyên liệu có thể được làm sạch sơ bộ, sau đó đưa vào ép lấy nước. Tiếp đó nước mía sẽ được lọc bỏ xác bã rồi trút vào các nồi gang lớn để nấu mất. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật. Người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn tay đảo chảo mật cho đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy, đắng mà không ngọt. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu phải thường xuyên vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc sau nhiều giờ đồng hồ, nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au là đạt.
 

Mật mía thường dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn mặn ngọt ngon thay cho đường tinh luyện, vào những dịp lễ tết, nhiều địa phương có tập quán dùng mật mía để nấu chè, nấu kẹo, nấu bánh...Mật mía trong Đông Y còn là một vị thuốc lành tính chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. 
 

Vì sao mật mía bị sủi bọt

RỈ ĐƯỜNG KHÁC MẬT MÍA NHƯ THẾ NÀO?

Rỉ đường hay rỉ mật, mật rỉ, mật rỉ đường, còn được gọi ngắn gọn là mật, là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường.

Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất, cứ khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.
 

Cây mía sau khi thu hoạch được cắt bỏ lá. Thân mía được nghiền hoặc cắt nhỏ rồi ép lấy nước. Đun sôi nước để cô đặc, đến khi tạo nên các tinh thể đường. Các tinh thể đường được tách ra và phần mật mía tiếp tục được cô. Sau khoảng 3 lần cô đặc, hầu như không thể tạo thêm các tinh thể đường bằng các biện pháp thông thường, chất lỏng còn lại chính là rỉ mật hay rỉ đường.

Do tính chất không ổn định, rỉ mật chỉ được dùng làm nguyên liệu hoặc phụ gia thực phẩm đơn giản.Trên thế giới, mật rỉ đường được sử dụng lên đến 50% trong suốt quá trình chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thường được sử dụng trong quá trình ủ thức ăn xanh cho vật nuôi. Bên cạnh đó, rỉ đường còn được sử dụng với nhiều mục đích khác như: 

  • Mật rỉ đường có thể được dùng để lên men cho rượu, bia
  • Sử dụng để tạo hương cho thuốc lá.
  • Nguyên liệu sản xuất cồn
  • Phụ gia trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính)
  • Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm
  • Xử lý nước thải

Vì sao mật mía bị sủi bọt

Rỉ đường có màu đen và trạng thái cô đặc hơn mật mía

PHÂN BIỆT MẬT MÍA VÀ RỈ ĐƯỜNG

Theo tiến sĩ Cao Anh Đương ở Viện Nghiên cứu Mía đường: Mật mía và rỉ đường đều là những sản phẩm từ cây mía. Tuy có những đặc tính hình dạng gần giống nhau, nhưng tính chất và ứng dụng lại khác nhau.

Mật mía là chất lỏng dạng sirô, có màu vàng óng, vị thanh ngọt tự nhiên. Để sản xuất mật mía, người ta sẽ ép mía lấy nước ngọt rồi tiến hành cô đặc nước mía trong nhiều giờ đồng hồ. Mật mía được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu chế biến thực phẩm và chữa bệnh. Nấu mật mía cũng là nghề truyền thống ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh khu vực miền trung như Nghệ An, Thanh Hóa.
 

Bên cạnh đó, rỉ mật là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Đây là sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến đường. Rỉ đường nghèo dinh dưỡng, là phụ phẩm nên không được dùng để chế biến mà thường dùng với các mục đích nông nghiệp và công nghiệp, chế biến thức ăn vật nuôi hoặc khử mùi rác thải, phân hủy chất hữu cơ, xử lý đường nước thải.

Từ nhưng đặc điểm kể trên về mật mía và rỉ đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều điểm khác biệt giữa hai loại vật phẩm này đúng không nào. Mật mía là loại gia vị truyền thống, được ông cha ta sử dụng từ ngàn xưa và đến nay được rất nhiều gia đình lựa chọn thay cho đường tinh luyện.


Vì sức khỏe gia đình của bạn!
Hãy sử dụng gia vị sạch trong mỗi bữa ăn.

Vì sao mật mía bị sủi bọt

Liên hệ với Ngư Quỳnh để tìm hiểu và mua sản phẩm:
Vì sao mật mía bị sủi bọt
https://nguquynh.com.vn/san-pham/
Vì sao mật mía bị sủi bọt
  0961068006
Vì sao mật mía bị sủi bọt