Vì sao người việt hay nóng tránh

Sốc nhiệt [hay còn gọi là say nắng] chỉ sự tác động của nhiệt độ với cơ thể. Vậy hiện tượng sốc nhiệt vào mùa hè do đâu, mời bạn đọc xem chi tiết bài viết sau để có thêm những thông tin bổ ích, từ đó phòng tránh bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu và hậu quả cảnh báo sốc nhiệt

Người bị sốc nhiệt có biểu hiện sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu.

Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt.

Người bị sốc nhiệt có triệu chứng như nhiệt độ cơ thể tăng, da khô, đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt.

Nặng hơn có thể bị sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí rối loạn hệ thần kinh [mê sảng], rối loạn hô hấp [thở nhanh, rối loạn tim mạch].

Nắng nóng còn có thể dẫn đến tình trạng mất nước do tiết nhiều mồ hôi, làm giảm khối lượng tuần hoàn máu dẫn đến trụy mạch.

Người bị say nắng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây tổn thương cho não, các cơ quan nội tạng trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

Cách xử trí sốc nhiệt

Khi thấy người có các biểu hiện trên, nên nhanh chóng sơ cứu cho nạn nhân bằng cách:

- Chuyển ngay nạn nhân vào nơi râm mát để ngồi nghỉ, nới lỏng quần áo. Sau đó cần tìm nước mát, đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân.

- Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá ở những vị trí có mạch lớn như nách, cổ, bẹn.

- Cho nạn nhân uống nước có pha muối.

- Nếu nạn nhân hôn mê, không uống được, nôn sốt cao liên tục kèm theo đau bụng, đau ngực, khó thở, cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Cách phòng tránh sốc nhiệt

Để tránh sốc nhiệt, không nên ra ngoài trời từ 10 giờ - 15 giờ.

Để tránh xảy ra sốc nhiệt, vào những ngày nắng nóng trên dưới 40 độ C, bạn không nên ở ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ- 15 giờ.

Nếu phải làm việc ngoài trời nắng, không nên làm việc quá 2 giờ liên tục mà cần nghỉ ngơi bù nước giữa giờ làm. Khi đi ra ngoài trời cần mang theo đủ nước để có thể bù nước kịp thời, tránh cơ thể mất nước.

Một số thực phẩm chống sốc nhiệt

Để chống sốc nhiệt ngoài việc bổ sung nước, bạn nên bổ sung những thực phẩm làm mát cơ thể như:

Nên tăng cường các loại rau quả để làm mát cơ thể mùa hè.

- Dưa chuột: Loại quả này chiếm tới 95% là nước,và không nên bỏ vỏ dưa vì chưa thành phần là vitamin C, chất chống oxy hóa,...

- Dưa hấu: Giúp cơ thể mát mẻ và sảng khoái trong thời tiết quá nóng.

- Cần tây: Tương tự như dưa chuột, cần tây cũng chứa rất nhiều nước, tới 96%. Chỉ hai hay ba cọng cần tây có thể bổ sung một lượng khoáng quan trọng gồm natri, kali, magiê, canxi, phốt pho, sắt và kẽm.

- Kiwi: Kiwi là loại trái cây ngon ngọt, chứa chất điện giải quan trọng, giảm mất nước ở cơ thể.

- Qủa lựu: Hạt lựu không chỉ chứa rất nhiều nước, mà cũng rất giàu chất chống oxy hóa, thậm chí còn vượt qua cả vang đỏ và trà xanh. Một phần nước ép lựu quả là cách tuyệt vời để giúp thải loại độc tố ra ngoài cơ thể.

- Hạt é: Là loại hạt tốt cho sức khỏe vào mùa hè nên bổ sung trong khẩu phần để cơ thể dễ dàng vượt qua cái nóng.

- Bạc hà: Có vị ngon ngọt và nhiều chất xơ.

- Quả lê: Không chỉ có vị ngon ngọt, mà còn có nnhiều chất xơ rất tốt cho cơ thể.

- Cá hồi tự nhiên: Thực phẩm này giúp não điều khiển thân nhiệt, chứa các chất rất có lợi cho cơ thể mà bạn không phải ảnh hưởng tới kế hoạch giảm cân

Cùng MEDLATEC kiểm tra sức khỏe trong ngày hè để tránh sốc nhiệt

Theo kết quả dự báo thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến tháng 10/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn cùng kỳ khoảng 0.5-1độ C.

Để tránh sốc nhiệt, nhiều người tin tưởng chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC.

Trước nền nhiệt miền Bắc tăng cao bất thường đó, để có một sức khỏe tốt, bạn hãy bỏ túi những chia sẻ trên để phòng tránh, đối phó dễ dàng với sốc nhiệt ngày hè.

Đặc biệt, nếu gia đình bạn có trẻ em, người già, hay người mắc các bệnh lý tim, thận, phổi, thừa cân, béo phì, cao huyết áp,… thì bạn cần đặc biệt lưu tâm hơn. Vì đây là những đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả.

Để tránh cái nắng như đổ lửa, nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để kiểm tra, theo dõi sức khỏe.

Với tiện ích nhanh chóng, phục vụ tại tận nơi, tiện lợi, đáp ứng đầy đủ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, hiện nay mỗi năm đã có hàng triệu người dân tin tưởng, hài lòng sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC.

Khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, bạn chỉ cần bấm máy gọi tổng đài: 1900 56 56 56 để tư vấn và có cán bộ bệnh viện đến tận nơi lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm, nhưng phí vẫn áp dụng đúng giá niêm yết tại viện.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Địa chỉ:

- 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

- 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

- 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 56 56 56

Website: medlatec.vn * Email: .

Fanpage: /www.facebook.com/BenhVienDaKhoaMedlatec/

Trong thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng với nhiệt độ cao, có nơi lên trên 40 độ C. Nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], hàng năm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.

Trong thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng với nhiệt độ cao, có nơi lên trên 40 độ C. Nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], hàng năm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.
 

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Các loại bệnh dễ mắc phải do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp [viêm phổi, viêm họng, sốt vi-rút…], việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [tiêu chảy]. Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da. Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút… cũng có thể xảy ra do thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, nắng nóng kéo dài có thể gây hạn hán, thiếu nước sạch sinh hoạt làm các bệnh dịch càng dễ phát triển trong khi sức đề kháng của cơ thể kém đi do thiếu nước sạch…  Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như sau:

Uống nhiều nước

 Nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải; Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…   

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Vào mùa hè, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi…   

Mặc trang phục mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt... Ngoài ra cần tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm.   

Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng. 

Tránh xa ánh nắng

Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.  Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt… 

Khi dùng quạt và điều hòa cần lưu ý:

Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại. 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:    

Người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể.  Người dân tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 

Các gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng [bọ gậy]; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng.../. 

 

Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Video liên quan

Chủ Đề