Vì sao sắp có kinh lại đau lưng

1. Vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt - nguyên nhân khách quan

Trên thực tế, hiện tượng đau lưng của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt được có thể được gây ra bởi nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số liên quan đến những bệnh lý phụ khoa mà người phụ nữ gặp phải, như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]

Đây là hội chứng mà hầu hết các chị em sẽ gặp phải mỗi khi kỳ kinh nguyệt đến. Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xuất hiện trong một tuần trước kỳ kinh và kết thúc khi kỳ kinh đến, bao gồm những triệu chứng thường gặp như:

Các cơn đau tức ngực có thể xuất hiện khi phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt

  • Xuất hiện những cơn đau tức ngực.

  • Đầy hơi, táo bón hoặc có hiện tượng tiêu chảy.

  • Tình trạng chuột rút ở vùng bụng.

  • Đau đầu.

  • Tâm trạng, cảm xúc của chị em không được ổn định.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ, tình trạng viêm nhiễm tăng cao gây nên hiện tượng đau thắt lưng dữ dội. Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện bởi các chuyên gia đã chỉ ra rằng dấu hiệu viêm nhiễm xảy ra cao hơn ở một số chị em là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị chuột rút vùng bụng và đau thắt lưng cao hơn những chị em bình thường.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt [PMDD]

Đây là một tình trạng nghiêm trọng của hội chứng PMS, những triệu chứng rối loạn này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em. Bạn có thể nhận diện hiện tượng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thông qua những triệu chứng phổ biến như:

  • Nổi mụn trứng cá, xuất hiện dị ứng hoặc các chứng viêm nhiễm khác.

  • Tâm sinh lý thay đổi thất thường, có cảm cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm,... hoặc có những biến đổi tâm lý nghiêm trọng.

  • Xuất hiện những tình trạng bất thường về thần kinh như chóng mặt, tim đập nhanh,...

  • Xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,...

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gây ra hiện tượng tâm sinh lý bất ổn

Cũng giống như hội chứng PMS, các chị em mắc phải rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể xảy ra tình trạng đau thắt lưng một cách nghiêm trọng nếu như có sự gia tăng của viêm nhiễm. Ở một số trường hợp, đau thắt lưng là di chứng của các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt như nôn mửa, tiêu chảy hoặc áp lực vùng chậu.

Đau bụng kinh

Đây là một dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ khi bước vào kỳ kinh nguyệt. Khi tình trạng này xảy ra, tử cung của phụ nữ sẽ gia tăng sự co bóp so với bình thường. Chính điều này có thể gây ra hiện tượng chuột rút dữ dội ở các chị em, sau đó khiến cho cơ thể bị suy nhược.

Chị em khi bị mắc chứng đau bụng kinh thì có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau vùng bụng dưới.

  • Các cơn đau dữ dội lan xuống phần chân.

  • Đau thắt vùng dưới thắt lưng.

  • Buồn nôn, nôn ói hoặc tiêu chảy.

  • Nhức đầu, chóng mặt.

Chứng đau bụng kinh có thể là đáp án cho câu hỏi “vì sao bạn bị đau lưng khi có kinh nguyệt”

Trong thời kỳ xảy ra kinh nguyệt, các mô trong niêm mạc tử cung bị bong tróc bởi sự co bóp với tần suất cao của tử cung. Khi đó, nội tiết tố Prostaglandin đóng vai trò như một loại hormone của cơ thể và kích thích tử cung hoạt động, co bóp nhiều hơn.

Khi nội tiết tố Prostaglandin có sự thay đổi thất thường hoặc dư thừa sẽ khiến chị em thường rơi vào trạng thái mệt mỏi và khó chịu. Trong đó, việc dư thừa Prostaglandin có thể gây ra những cơn co thắt mạnh ảnh hưởng đến phần lưng của chị em. Những cơn đau đó thường chỉ ở mức nhẹ, âm ỉ nhưng ở một số trường hợp, những cơn đau lại trở nên dữ dội và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của họ.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là một bệnh lý phụ khoa khác gây ra ảnh hưởng lớn đến chị em khi đến kỳ kinh. Lạc nội mạc tử cung tiêu biểu cho sự di chuyển sai lệch của niêm mạc tử cung, chúng dịch chuyển đi ra các cơ quan khác trong tiểu khung.

Bệnh lý này có thể khiến cơ thể gặp phải một số vấn đề như:

  • Chức năng của các cơ quan bị rối loạn.

  • Vùng bụng đau dữ dội.

  • Xuất hiện sẹo.

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng khi có kinh nguyệt ở phụ nữ

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý phụ khoa này là:

  • Xuất hiện cảm giác đau vùng chậu ngoài kỳ kinh nguyệt.

  • Vùng chậu xuất hiện tình trạng đau mãn tính, nhất là trong và sau quá trình quan hệ tình dục.

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường.

  • Tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng, trong đó gồm có cả đau vùng lưng dưới.

Tình trạng đau lưng do bệnh lý lạc nội mạc tử cung so với hội chứng PMS và PMDD có sự không tương đồng. Những cơn đau do lớp nội mạc tử đi lạc ra ngoài tử cung là những cơn đau xoáy mạnh và khó có thể khống chế bằng các phương pháp thông thường như massage hoặc nắn chỉnh xương. Khi gặp phải bệnh lý này, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thời điều trị tránh bệnh trở nặng.

U xơ tử cung

Những khối u xơ tử cung cũng là có thể là nguyên nhân gây hiện tượng đau lưng khi có kinh nguyệt và những cơn đau dữ dội khác.

Trên thực tế, những khối u đó có thể tự tiêu biến mà không cần có sự can thiệp y tế, bao gồm các khối u xơ gây ra ảnh hưởng lớn đối với cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ đối với một số trường hợp.

Vì sao bạn lại đau lưng khi đến kỳ “đèn đỏ”

Chia sẻ

Đau lưng mấy ngày thì có kinh?

Hiện tượng kinh nguyệt là một sự thay đổi về sinh lý của phụ nữ hết sức bình thường kéo dài từ độ tuổi dậy thì cho đến thời kỳ khác nhau. Không thể xác định được chính xác chu kỳ kinh nguyệt, vì mỗi người thường có chu kỳ khác nhau, dao động khoảng từ 21 – 35 ngày.

Khi chị em phụ nữ không có bầu, trong tử cung xuất hiện lớp nội mạc, những sản phẩm bị loại bỏ hay gọi với cái tên hành kinh. Thời gian ra máu sẽ dao động từ 3 – 7 ngày. Còn trước thời điểm ra máu cơ thể phụ nữ sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng lưng.

Đau lưng trước khi có kinh là dấu hiệu để giúp các chị em nhận biết được là ngày kinh nguyệt của mình đã sắp đến. Và nhiều chị em thường thắc mắc đau lưng mấy ngày thì có kinh? Câu trả lời là tùy vào cơ địa của mỗi người mà số ngày tính từ khi đau nhức lưng đến khi có kinh sẽ khác nhau.

Thông thường theo nghiên cứu thì trước kinh nguyệt khoảng 2 ngày đến 1 tuần thì các chị em sẽ xuất hiện cảm giác vùng lưng bị đau nhức hoặc đau hông. Những cơ đau này có thể nhanh đến và nhanh đi, nhưng đa số là kéo dài trong vòng và ngày, có lúc còn cảm thấy đau dữ dội.

Nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng trước mỗi kỳ kinh của các chị em là do trong cơ thể lúc đó tồn tại một lượng hormone prostaglandin lớn. Sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố này không báo trước này tác dụng đẩy trứng ra ngoài tử cung. Các cơn co thắt vùng tử cung tạo áp lực lớn đến buồng ối, các cơn đau nhức lưng xuất hiện.

Ngoài việc đau lưng khi đến kỳ kinh thì bạn có thể nhận biết được kỳ kinh của mình qua một số dấu hiệu đặc biệt phổ biến như:

  • Đau bụng trên: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất. Xuất hiện trước khoảng 2 – 3 ngày nhưng mức độ đau vừa phải, đau âm ỉ.
  • Tâm trạng thất thường: Nồng độ hormone Serotonin điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng suy giảm khiến cho bạn cảm thấy dễ nổi nóng, bực tức.
  • Mặt nổi nhiều mụn: Hormone tăng cao làm cho các bã nhờn ở lỗ chân lông tích cực tăng tiết. Từ đó lỗ chân lông dễ bị ách tắc và bị nổi mụn.
  • Cơ thể mệt mỏi: Hormone thay đổi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, ngoài ra nó cũng là lý do của những cơn đau nửa đầu xuất hiện
  • Bụng căng chướng lên: Do ảnh hưởng có những hormone sinh dục khiến cho lượng nước trong cơ thể được giữ nhiều hơn, cảm giác bị đầy bụng.

Đau lưng khi đến tháng là gì?

Đau lưng khi đến tháng [rụng trứng] là triệu chứng cảnh báo những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường cơn đau sẽ phát sinh ngay tại vùng lưng dưới, không hoặc có kèm theo đau bụng dưới, khó chịu, bồn chồn khiến cơ thể mệt mỏi.

Tùy theo căn nguyên, đau lưng khi rụng trứng có thể âm ỉ và thuyên giảm sau nhiều giờ nghỉ ngơi hoặc đau nhói và tăng độ đau theo thời gian. Cơn đau khiến người bệnh khó vận động, di chuyển, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý.

Nguyên nhân gây đau lưng khi đến tháng

Đau lưng khi đến tháng xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

1. Hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS]

Hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS] xảy ra ở hầu hết những người có kinh nguyệt. Hội chứng này là một loạt những triệu chứng liên quan đến rối loạn, thay đổi hành vi và tâm sinh lý của nữ giới trước chu kỳ kinh nguyệt [khoảng 3 – 7 ngày].

Hội chứng tiền kinh nguyệt không gây nguy hiểm, thường dừng lại khu chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Tuy nhiên nếu xảy ra kéo dài, PMS có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Để nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Đau lưng
  • Đau ngực
  • Chướng bụng
  • Đau nhức toàn thân
  • Phù và tăng cân
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy hơi, ăn uống khó tiêu
  • Đau đầu
  • Chuột rút ở bụng
  • Đau bụng tiền kinh nguyệt
  • Xuất hiện các vấn đề về da [mụn trứng cá, mụn]
  • Tâm trạng thay đổi, cảm xúc bất thường
  • Thường xuyên lo âu, rối loạn
  • Thay đổi ham muốn tình dục…

2. Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Tình trạng này xảy ra phổ biến, chiếm hơn 50% phụ nữ có kinh nguyệt. Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người, cơn đau có thể kéo dài từ 1 – 2 ngày mỗi tháng.

Khi bị đau bụng kinh, tử cung có xu hướng co bóp mạnh và nhiều hơn bình thường. Điều này gây ra tình trạng chuột rút dẫn đến đau lan tỏa toàn bộ lưng, đau nhiều hơn ở vùng lưng dưới. Ngoài đau lưng đau bụng kinh còn khiến cơ thể suy nhược và gây ra nhiều triệu chứng khác, gồm:

  • Đau bụng dưới, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói, đau quặn thành từng cơn
  • Đau lan rộng dẫn đến đau mỏi hai chân
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau đầu
  • Choáng váng

Đau bụng kinh xảy ra do hai nguyên nhân, gồm:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Xảy ra do chuột rút trong thời kỳ hành kinh, thường đau khi mới có kinh.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng kinh thứ phát là chứng đau lưng trong kỳ kinh nguyệt, thường xảy ra do chấn thương hoặc do bệnh lý, vấn đề về sức khỏe.
Đau bụng kinh gây chuột rút dẫn đến đau lan tỏa toàn bộ lưng, đau nhiều hơn ở vùng lưng dưới

3. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt [PMDD]

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt [PMDD] là một mức độ nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Tình trạng này đặc trưng bởi những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS] nhưng có mức độ nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng đến tâm lý và các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gây ra những triệu chứng sau:

  • Đau lưng, đặc biệt nghiêm trọng ở vùng thắt lưng
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Tăng áp lực vùng chậu làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển
  • Đau bụng từ trung bình đến nặng, đau kéo dài
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
  • Khó ngủ
  • Bốc hỏa
  • Ngất xỉu
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Đầy hơi, chướng bụng ăn uống khó tiêu
  • Đau đầu, choáng váng
  • Dị ứng, nổi mụn trứng cá
  • Thay đổi tâm lý, căng thẳng, dễ xúc động, cáu gắt
  • Tăng nguy cơ trầm cảm
  • Tim đập nhanh
  • Thay đổi thị lực
  • Viêm nhiễm da và một số bộ phận khác…

4. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây đau lưng khi đến tháng. Bệnh lý này thể hiện cho hiện tượng những mô phát triển bên trong tử cung [theo sinh lý tự nhiên] được tìm thấy ở một hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể. Điển hình như ống dẫn trứng, buồng trứng, mặt sau của tử cung, đường tiêu hóa, bàng quang, trên mô nâng đỡ tử cung…

Những mô được tìm thấy ngoài tử cung có thể có chức năng hoặc những đặc tính khác so với mô phát triển trong tử cung. Nếu xảy ra ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung sẽ tiến triển thành u lạc nội mạc tử cung. Tùy thuộc vào vị trí phát triển, lạc nội mạc tử cung có thể gây biến chứng ung thư và vô sinh.

Những triệu chứng và vấn đề thường gặp ở người lạc nội mạc tử cung:

  • Đau bụng kinh nghiêm trọng
  • Đau lưng khi đến tháng. Cơn đau thường nghiêm trọng và khó kiểm soát
  • Kỳ kinh kéo dài hơn bình thường
  • Đau vùng chậu ngoài kỳ kinh
  • Đau vùng chậu mãn tính, đau nhiều hơn trong và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu hoặc di chuyển
  • Chảy máu ồ ạt giữa các chu kỳ hành kinh hoặc khi hành kinh
  • Vô sinh
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung hiện chưa rõ. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh thường tăng cao ở những trường hợp sau:

  • Chưa sinh con
  • Có kinh nguyệt sớm [trước 11 tuổi]
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn [dưới 27 ngày]
  • Mãn kinh muộn
  • Chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày khi hành kinh
  • Có bất thường trong hệ thống cơ quan sinh sản
  • Chỉ số BMI thấp
  • Kinh nguyệt không thoát ra ngoài cơ thể được do bất kỳ nguyên nhân nào
  • Nồng độ estrogen trong cơ thể cao.
Đau lưng khi tới tháng là một trong những dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung

5. U xơ tử cung

Đau lưng khi đến tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh u xơ tử cung. Bệnh thể hiện cho sự hình thành và phát triển của một khối u từ cơ tử cung. Thôn thường mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u và những triệu chứng mà khối u mang lại.

U xơ tử cung thường không gây ra triệu chứng, đặc biệt là khi khối u có kích thước nhỏ. Đối với những trường hợp có khối u to dẫn đến chèn ép, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng sau:

  • Đau nhiều ở vùng bụng dưới, đau lan rộng ra sau lưng
  • Cơn đau có xu hướng tăng lên khi giao hợp
  • Rong kinh [chu kỳ kinh kéo dài] hoặc cường kinh [ra nhiều máu kinh]
  • Ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh dẫn đến thiếu máu. Dấu hiệu nhận biết: Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt
  • Thường xuyên buồn tiểu khi khối u phát triển trước tử cung và chèn ép vào vùng bàng quang
  • Táo bón do u hình thành và phát triển sau tử cung khiến vùng trực tràng bị chèn ép
  • Sờ ngay trên xương mu có thể thấy khối u
  • Khó thụ thai
  • Dễ sảy thai
  • Thai nhi khó phát triển hoặc ngôi thai bất thường.

Đối với u xơ tử cung, những người trong lứa tuổi sinh đẻ đều có nguy cơ mắc bệnh.

6. Nhiễm trùng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiễm trùng chính là nguyên nhân khiến cơn đau thắt lưng khởi phát dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt. Tần suất và mức độ đau tỉ lệ thuận với viêm nhiễm. Điều này có nghĩa viêm nhiễm càng tăng cơn đau càng nghiêm trọng và điều đặn hơn trong các kỳ kinh.

Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, chu kỳ kinh nguyệt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới. Điều này khiến nữ giới đau nhiều ở bụng [chuột rút ở bụng]. Đồng thời đau lưng nhiều hơn.

7. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, đau lưng khi đến tháng còn xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Khối u ở vùng chậu [khối u ác tính hoặc lành tính]
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng bắt đầu từ tử cung. sau đó lây lan sang nhiều khu vực khác.

1. Uống nhiều nước giúp trị đau lưng kinh nguyệt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp gặp phải tình trạng mỏi mệt, gây co thắt làm đau lưng. Vì thế, bạn nên uống đủ nước một ngày để có thể giảm thiểu chứng co thắt và căng thẳng.

Để giảm đau lưng khi đến tháng, bạn nên uống từ 1 lít đến 1,5 lít mỗi ngày để giữ ấm và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu thích thêm chút hương vị cho đồ uống, bạn có thể uống nước trái cây nhưng bạn cần đảm bảo kết hợp uống thêm nước lọc trong suốt cả ngày.

Có một số bằng chứng cho thấy một số loại trà, đặc biệt là trà lá mâm xôi đỏ, có thể giúp bạn giảm bớt chứng đau lưng khi có kinh. Tuy vậy, bạn cũng cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa mệt mỏi nhé.

2. Nghỉ ngơi để giảm đau lưng khi có kinh

Nếu đau lưng trong những ngày hành kinh, bạn nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, đặc biệt là chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn không nên làm việc quá sức vì có thể làm cơn đau lưng khi có kinh trở nên nặng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.

Trong trường hợp phải giải quyết lượng công việc quá nhiều ở công sở, bạn hãy dành chút thời gian để cân bằng sức khỏe. Chẳng hạn, bạn có thể dành 2 đến 3 phút để nhắm mắt thư giãn nghỉ ngơi khi tiếp xúc với máy tính hoặc ngồi trước màn hình quá lâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập những động tác thể dục nhẹ trong 5 phút giải lao để tĩnh tâm và lấy lại năng lượng cho cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề