Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn, tháng không may mắn, xui xẻo...

Quan niệm này bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc. Họ cho rằng, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu mở Quỷ Môn Quan cho quỷ đói được trở về dương gian.

Sau đó, cánh cửa sẽ đóng lại đúng vào đêm 14/7 âm lịch. Để tránh quỷ đói quấy phá cuộc sống, người dân nên cúng cháo, gạo…

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác. Nhiều người cho rằng, con người có hai phần: hồn và xác. Một người mất đi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại. Có người được đầu thai chuyển kiếp, có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian. Vì vậy, các gia đình cúng cô hồn để cầu bình an, làm ăn thuận lợi.

Nhiều người còn có quan niệm, tháng cô hồn là tháng không đem lại may mắn nên việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đều phải tránh tháng này.

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm.

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, từ cô hồn chỉ là một ý nhỏ trong một lễ lớn của Phật giáo.

Phật giáo có bốn ơn lớn: Ơn tam bảo; ơn quốc gia xã hội; ơn cha mẹ sinh thành và thầy cô dạy bảo; ơn tất cả mọi loại chúng sinh.

Riêng tháng 7 âm lịch, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất, vì vậy mới có quan niệm: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng 7”.

Theo Hòa thượng Bảo Nghiêm, tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.

Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.

Cúng Rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn không mồ mả, không con cháu hương hoả.

Hòa thượng Nghiêm lưu ý, người Phật tử chân chính cần xác định: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử, tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt. Nó là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Tốt nhất, các Phật tử nên cúng lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ...

Đồng quan điểm này, Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Trấn Quốc chia sẻ, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Trong tháng 7 âm lịch, mọi người không phải kiêng những điều như dân gian lan truyền.

Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày Rằm, mồng một, không làm điều trái, sống có phúc đức.

Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng Bảy.

Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra.

Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

Vào ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người Việt thường làm lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng hiếu, mong một tháng bình an, may mắn cho mọi người trong gia đình.

Diệu Thuần (tổng hợp)

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là khoảng thời gian mà linh hồn người chết cùng với quỷ đói được ''thả cửa'' trở về dương gian.

Bên cạnh những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch, thì cần chú ý đến 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn, bởi theo dân gian ''có thờ có thiêng có kiêng có lành'', nếu không kiêng kỵ thì gia đình dễ gặp xui xẻo, bị ''ma trêu quỷ hờn'' thậm chí rước vong vào nhà lúc nào không hay.

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

 Tại sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

1. Nguồn gốc của tháng cô hồn

Theo Đạo giáo, tục cúng cô hồn xuất phát từ cổ tích Trung hoa. Mỗi năm đến dịp tháng 7 âm lịch, vào ngày đầu tháng (2/7) Diêm Vương mở cửa địa ngục để quỷ đói trở lại cõi trần gian, và đến Rằm tháng 7 phải trở lại vì lúc này Quỷ Môn Quan sẽ đóng.

Cũng theo quan niệm dân gian, khoảng thời gian này trên dương thế cô hồn xuất hiện khắp nơi vì vậy cần phải cúng cháo, gạo, đồ ăn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường.

Theo tín ngưỡng của người Việt, đây cũng là hành động tâm linh ý nghĩa để giúp đỡ những linh hồn đói khổ đã khuất. Thông thường người Việt mình thường cúng cô hồn vào Rằm tháng 7 trùng với lễ Vu lan của phật giáo.

Vì sao tháng 7 được gọi là tháng cô hồn?

1. Theo quan niệm dân gian

Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường.

Tháng 7 là lúc Diêm Vương thả cửa cho ma quỷ túa ra tứ phương nên theo đó mà cứ đến tháng này, người Việt lại có những nghi lễ xua đuổi ma quỷ.

Trong đó, quan trọng nhất là việc cúng cô hồn. Lễ cúng này không chỉ để khói bị ma quỷ quậy phá mà còn để làm phúc, giúp những cô hồn có một ngày được no nê, đỡ tủi phận.

2. Theo quan niệm Đạo giáo

Quan niệm dân gian xưa của người Việt là vậy, còn dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa.

Theo truyền thuyết dân gian truyền lại, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Từ đó, vào tháng 7 âm lịch người ta quan niệm trên dương thế có nhiều quỷ đói quấy rối nên phải cúng cháo, gạo và muối cho chúng để tránh xui xẻo mang đến bình an cho cả gia đình.

Bạn có thể tìm hiểu thêm nguồn gốc của quỷ đói trong tháng cô hồn: Tìm hiểu về ngạ quỷ - quỷ đói trong tháng cô hồn.

3. Theo quan niệm Phật giáo

Theo Phật giáo thì tháng cô hồn này bắt nguồn từ một câu chuyện. Tương truyền, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thấy thì thấy một con ngạ quỷ (quỷ đói) người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó.

Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên, thì ông cũng được tăng thọ”.

Nghe vậy, Tôn giả A Nan Đà mang chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú đem tụng trong lễ cũng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa.

Từ đó, lễ cúng được duy trì đến ngày nay, dân gian hiểu rộng ra là lễ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lâu dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dù trước kia họ có làm chuyện sai trái cũng được tha thứ, mở lòng từ bi…

            Bên cạnh cách gọi tên những ngày lễ cổ trong năm thì việc gọi tháng cô hồn vào mỗi dịp tháng 7 cũng không xa lạ gì đối với mỗi người dân Việt. Bạn có biết tại sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn không? Cùng Havaco Việt Nam đi tìm câu trả lời chính xác về nguồn gốc việc cúng bái, kiêng kỵ và ý nghĩa của tháng đặc biệt này.

Tháng 7 Âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn. Bên cạnh những lễ tiết cúng bái, điều kiêng kỵ thì người xưa còn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của tháng đặc biệt này trong năm.

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

Lễ cô hồn được cúng hàng năm vào tháng 7 là dựa trên một câu chuyện giữa ông A Nan Đà gọi tắt là A Nan với một con quỷ miệng lửa còn gọi là Diệm khẩu.

Vào một buổi tối khi A Nan đang ngôi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ với thân thể gầy khô da bọc xương, cổ nhỏ dài, miệng luông nhả ra lửa bước vào. Ngạ Qủy nói với A Nan: Sau ba ngày nữa ông sẽ chết và sẽ luôn hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, có thân hình và mặt cháy đen như nó. Nghe xong A Nan sợ quá, liền hỏi Ngạ Qủy xem có cách nào để tránh khổi khổ đồ này không? thì được Ngạ Qủy bày cách: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng tuổi thộ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên" A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật nghe xong bèn cho bài chú gọi là: Cứu bạt diêm khẩu ngạ quỷ Đa La Ni. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Bắt nguồn từ sự tích trên mà từ đó đến nay có tục cúng cô hồn, ngày nay cúng cô hồn còn được gọi là " Phóng diện khẩu" với ý nghĩa là " thả quỷ miệng lửa"

Từ đó trở về sau tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ sự tích trên

Khi xây nhà nếu hướng nhà cửa vào hướng ngũ quỹ thì có bị sao không? Và hướng giải quyết như nào khi gặp phải hướng ngũ quỷ đó

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ

Cô hồn là gì và vì sao gọi là cô hồn dã quỷ, nhắc đến cô hồn người ta thường nhắc đến ma quỷ, thậm chí còn dành riêng một tháng được gọi là tháng cô hồn. Tuy nhiên ít ai hiểu tại sao lại gọi là cô hồn và cô hồn dã quỷ là gì.

Cô hồn theo quan niệm dân gian được hiểu là những hồn ma cô đơn, đây là những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn còn vất vưởng trên thế gian. Cô hồn dã quỷ theo dân gian là những hồn ma, quỷ lang thang cô độc không có nơi trú ngụ và thường ở nay đây mai đó.

Dân gian quan niệm, con người sinh ra luôn có cả phần hồn và phần xác. Vì vậy dù đã chết đi nhưng nếu linh hồn được siêu thoát sẽ về chầu trời còn nếu linh hồn oan khuất, không được siêu thoát sẽ lang bạt nay đây mai đó trên dương gian.

Tháng cô hồn được bắt nguồn từ Đạo giáo của người Trung Quốc với quan niệm rằng trong khoảng thời gian từ ngày 2/7 đến 14/7 (âm lịch) Diêm Vương sẽ mở cửa cho âm hồn người chết, quỷ đói được trở về dương gian, vào khoảng thời gian này người dương nên cúng cháo, gạo,… để quỷ đói và các âm hồn không nhũng nhiễu, quấy phá cuộc sống của mình. Theo đó tại Việt Nam việc cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác. Với suy nghĩ sau khi mất đi con người nếu không được đầu thai chuyển kiếp sẽ làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian nên việc cúng cô hồn sẽ diễn ra trong tháng này, tùy theo từng khu vực sẽ có một ngày cụ thể. Theo đó tất cả mọi người đều quan niệm rằng tháng 7 là tháng cô hồn – tháng ma quỷ mọi người đều không nên đi xa, mua sắm, hạn chế cả các công việc trọng đại khác như cưới hỏi, xây dựng,…

Bên cạnh đó tháng 7 âm lịch ngoài là dịp xá tội vong nhân cúng cô hồn thể hiện lòng kính trọng vị tha với người đã khuất, cũng chính là dịp bày tỏ lòng thành báo hiếu của con cháu với tổ tiên, họ hàng những người đã khất nhằm tích đức và hạn chế xui xẻo cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.

Ông cha ta thường quan niệm " An cư thì lập nghiệp" vì vậy khi xây dựng xong nhà về nhà mới là điều khá quan trọng được gia chủ quan tâm. Bạn đã biết khi về nhà mới cần cúng những gì chưa

Vì sao tháng 7 gọi là tháng cô hồn

Tháng cô hồn cần kiêng kỵ những gì?

Như đã nói ở trên trong tháng này mọi người nên hạn chế thực hiện các công việc hệ trọng tránh gặp rủi ro hay khó khăn. Việc xây nhà, đào móng các công trình có thể tranh thủ thực hiện trong tháng 6 hoặc lùi lại đến tháng 8 để làm sau. Việc lắp đặt, hoàn thiện các ngôi nhà cũng vậy tránh thực hiện trong tháng 7, sử dụng các loại cửa kính cường lực và cửa nhôm kính là những sản phẩm an toàn, chất lượng có thời gian thi công nhanh nên gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm khi lắp đặt. Lùi lại vài ngày cũng không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình, bên cạnh đó còn thích hợp cho mọi không gian sử dụng, mọi người nên cân nhắc lựa chọn sử dụng. Mọi người cũng nên hạn chế việc cưới hỏi vì theo quan niệm dân gian việc cưới hỏi trong tháng này sẽ không gặp may mắn không được chúc phúc và che chở từ các thần linh. Việc mở rộng kinh doanh buôn bán cũng là không nên vì mọi người đều có tâm lý như nhau trong tháng này nên đôi khi việc mua bán còn bị hạn chế và dừng lại đến tháng sau.

Mọi người nên đốt vàng mã, cúng rằm cho các vong linh và nên kiêng thực hiện một số điều nói trên để giải tỏa các yếu tố về mặt tâm lý và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực trong tháng cô hồn.

Bạn đã tìm hiểu nên xây nhà vào tháng mấy chưa có phải kiêng xây nhà vào tháng cô hồn hay không