Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Bé sốt uống thuốc không hạ sốt thì phải làm sao?

Thứ Hai ngày 20/11/2017

  • Cách uống thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ
  • Cách chọn đúng loại thuốc hạ sốt cho trẻ em
  • Cách xử trí khi con bị sốt co giật

Sốt là một triệu chứng lâm sàng gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, khi bé bị sốt các mẹ thường tự cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nên làm gì nếu bé sốt

Sốt có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, cách dễ nhận biết bé có bị sốt hay không đó là kiểm tra bằng cách sờ tay vào người bé và dùng nhiệt kế. Nếu cơ thể bé nóng ran và có nhiệt độ cao trên 37,5 thì khi đó bé đã bị sốt.

Sốt là biểu hiện có ở hầu hết trẻ nhỏ.

Phần lớn các mẹ thường ngay lập tức cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị ốm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bé sốt uống thuốc không hạ, khi gặp phải vấn đề này, trước hết các mẹ cần xác định nguyên nhântại sao.

Lí do cơ thể bé không phản ứng tích cực với thuốc hạ sốt có thể do:

Thứ nhất, có thể do bố mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách khi bé bị sốt. Khiến cho bé sốt uống thuốc không hạ hoặc có hạ nhưng không đáng kể và mỗi lúc lại sốt cao hơn.

Thứ hai, có thể bé đang mắc phải một số loại bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng, sốt xuất huyết,Lúc này, cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

Có thể thấy việc bé sốt uống thuốc không hạ hoàn toàn do những nguyên nhân chủ quan từ cơ thể bé hoặc do yếu tố khách quan như cách chăm sóc trẻ bị sốt của bố mẹ chưa thực sự phùhợp.

Khi bé bị sốt, bố mẹ cần:

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước.

Cởi bỏ bớt quần áo dàyvà gỡ bỏ bớt chăn mền, khăn,quấn quanh người bé. Sau đó dùng một chiếc khăn ướt mát chườm lên trán bé, dùng một chiếc khăn khác nhúng nước ấm lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và làm bé mát hơn. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của bé hạ xuống mức bình thường [37 độ C]. Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30-45 phút.

Bổ sung các thực phẩm mát cho bé như trái cây, rau củ. Khi bị sốt bé rất dễ bị mất nước nên cần cho bé uống nhiều nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

Đánh cảm cho bé bằng lòng trắng trứng gà hoặc các loại lá.

Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ, sử dụng các loại thuốc hạ sốt liều nhẹ và không có tác dụng phụ. Nhớ phải chú ý cho bé uống đúng liều, theo dõi trong suốt quá trình sau khi bé uống thuốc.

Nếu nhiệt độ cơ thể bé cứ tăng, bé sốt uống thuốc không hạ thì bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Những điều bố mẹ nên tránh khi chăm sóc bé bị sốt:

Khi bé bị sốt thường hay có dấu hiệu bàn chân lạnh hoặc bé có cảm giác lạnh, bố mẹ không nên vì thế mà mặc thêm quần áo, đi tất, quấn chăn hay bôi cao cho bé. Vì như thế sẽ chỉ giữ hơi nóng ở người bé khiến việc hạ sốt trở nên khó khăn.

Khi bé sốt uống thuốc không hạ không nên dùng thêm nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.

Tránh cho bé ăn các thực phẩm như gừng, trứng, thịt gà,vì những thực phẩm này có tính giữ nhiệt không tốt cho việc hạ sốt. Cũng không được ăn những thực phẩm lạnh như kem, đá xay,

Uống thuốc hạ sốt tùy ý có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Tránh tâm lý nôn nóng muốn bé hạ sốt nhanh mà vừa cho trẻ uống thuốc vừa dùng viên đặt hậu môn, việc này sẽ gây nên tình trạng quá liều.

Không được tự ý truyền nước cho bé nếu thấy bé sốt uống thuốc không hạ mà phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, chính vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy trang bị những kiến thức cần thiết về cách điều trị khi trẻ bị sốtđể giúp con mình đối phó với bệnh tật và sớm khỏi bệnh.

Phương Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • thuốc hạ sốt

Video liên quan

Chủ Đề