Vị thần được nói đến trong truyện truyền thuyết về cây lúa là ai

a) Thể loại: Truyện thần thoạib) Ngôi kể: Thứ bac) Nhân vật chính: Nữ thần Lúa

d) Nội dung chính: Kể về Nữ thần Lúa luôn ban lúa dồi dào cho con người. Nhưng chính vì thế mà con người đâm ra ỷ lại, cụ thể là cô gái thường dân trong câu truyện vì luôn nghĩ lúa sẽ tự đến mà không cần gặt hái nên khi cô đang bận việc, lúa kéo đến nên cô mắng và đánh. Sau đó, Nữ thần Lúa giận dỗi và từ đó, dân gian phải làm lụng vất vả mới có được chén cơm để ăn.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Vị thần được nói đến trong truyện truyền thuyết về cây lúa là ai
    Viêm Đế, còn được biết như là Thần Nông, là một ông vua huyền thoại của Trung Quốc. (Ảnh: Artron)

    Viêm Đế – Vị Thần làm nghề nông

    Người ta nói rằng mẹ ông đã đến thăm vùng Hữu Oa và sinh ông ra sau khi nhận linh hồn của một con rồng. Viêm Đế được sinh ra trong hình dạng thân người và đầu của một con bò. Ông đã biết nói chỉ 3 ngày sau khi sinh, biết bò vào lúc 5 tháng, mọc răng vào lúc 7 tháng, và biết làm nông vào lúc 3 tuổi.

    Ông đã nhìn thấy dân số đang phát triển và biết rằng họ không thể nào sống chỉ dựa vào thực vật và thú hoang. Sau khi bắt cá và săn bắn, ông nghĩ rằng con người cần phải phát triển nông nghiệp.

    Ông đã sáng chế ra dụng cụ để trồng trọt, chẳng hạn như thuổng, xẻng, rìu, và cuốc. Ông đã dạy người ta cày cấy và trồng năm loại ngũ cốc, đó là: lúa, kê, vừng, lúa mì, và các loại đậu.

    Ông ủng hộ phát triển chợ búa và khuyến khích người dân trao đổi mua bán để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đó là lúc khởi đầu của giao thương. Ông cũng đã tạo ra 5 loại nhạc cụ có dây để chơi nhạc và nâng cao đời sống văn hóa của con người.

    Một đóng góp khác của Viêm Đế là việc nếm vị thảo dược để con người có thể có thuốc. Ông đã đi đến nhiều núi cao và thu nhặt đủ các loại thực vật. Ông đã nghiền mỗi thứ ra để xem xét đặc tính của nó: xem thử nó độc hay lành, nóng hay lạnh, v.v.

    Để biết được bản chất của mỗi loại dược thảo, Viêm Đế đã nếm thử từng thứ một. Một lần, ông đã nếm phải 7 loại chất độc trong một ngày. May thay, truyền thuyết nói rằng Thần Nông có một cơ thể trong suốt và vì vậy có thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của các loại thực vật và dược thảo khác nhau. Vì thế, ông đã có thể thấy bộ phận nào bị tác động và liền chọn ngay một liều thuốc chống chọi lại.

    Ông đã chữa bệnh cho dân chúng bằng cách sử dụng thảo dược, tùy theo đặc tính của chúng. Ông đã sáng chế ra thuốc Trung Y và đã chữa lành bệnh cho rất nhiều người.

    Vị thần được nói đến trong truyện truyền thuyết về cây lúa là ai
    Nhờ những điểm chỉ của Thần, Viêm Đế đã tìm ra cho con người rất nhiều dược liệu, ngũ cốc quý. (Ảnh: Epoch Times)

    Viêm Đế dạy dân trồng lúa

    Năm đó, Viêm Đế Thần Nông trèo đèo lội suối, chịu muôn vàn khổ cực để đến thung lũng Gia Hòa. Ông tới nơi này là vì tìm kiếm một loài thực vật mà người tiền sử dựa vào nó để sinh tồn.

    Viêm Đế vì muốn tìm kiếm đồ ăn cho nhân loại, muốn cải biến phương thức sinh tồn của con người, đây là sự việc kinh thiên động địa, nên tất nhiên đã có thần linh tương trợ. Lúc ấy đúng vào mùa hè thời tiết nóng bức, Viêm Đế đã tìm được một dòng suối nằm bên cạnh một cái động ở vách núi đá. Ông uống nước suối xong liền ngả mình vào một gốc cây nằm ngủ.

    Trong giấc mộng ông đã được thần tiên chỉ điểm. Sau khi tỉnh lại, ông đã tìm được cây có hạt mà con người có thể ăn được tại khu vực động lân cận. Năm đó, nơi mà Viêm Đế phát hiện cây lúa, chính là tại chân núi Cửu Lão Phong.

    Viêm Đế đã trồng hạt này xuống ruộng nước tại Cửu Lão Phong, sau một năm đã thu hoạch được một gánh hạt vàng rực rỡ, rồi ông đem hạt thóc phân phát cho người dân địa phương, hướng dẫn cho họ cách gieo trồng như thế nào.

    Năm thứ hai, thu hoạch được hơn mười gánh; năm thứ ba thu hoạch được nhiều hơn nữa… cứ như thế, một truyền mười, mười truyền trăm, trời Nam đất Bắc mọi người đều đua nhau gieo hạt này. Càng về sau càng thu hoạch được nhiều, mọi người ăn không hết liền xây kho tích trữ. Đây chính là câu chuyện Viêm Đế dạy con người trồng trọt tại Gia Hòa.

    Mọi người vì tưởng nhớ công ơn khai sáng văn hóa nông canh thần truyền của Viêm Đế, nên đã tôn sùng ông là Thần Nông; đặt tên cho động mà Viêm Đế ngủ là Bính Huyệt (“Bính” trong Ngũ hành thuộc “Hỏa”, đồng nghĩa với từ “Viêm”). Đặt tên thôn trang trồng lúa đó là Hòa Thương Bảo, chính là thị trấn Gia Hòa ngày nay.

    Năm đó, vì trợ giúp Thần Nông dẫn nước về tưới ruộng, Đông Hải Thủy Vương đã tới đây, đánh thắng tê giác quái thường xuyên hành ác ở vùng này, khơi thông sông Nguyệt, khiến cho nước sông Nguyệt từ động đá ào ào chảy về con suối ở phía đồng ruộng.

    Mọi người vì tưởng nhở công tương trợ của Hải Vương, đã xây ngôi miếu ở bên cạnh huyệt động lấy tên là Thủy Nguyên (nghĩa là nguồn nước). Từ đó nước trong động liên tục chảy ra, quanh năm suốt tháng không ngừng nghỉ.

    Lê Hiếu biên dịch