Vị trí của phương tiện dạy học trong dạy học ở tiêu học

tháng 12 30, 2020 No comments

 . Phương tiện dạy học [PTDH]

Theo Từ điển tiếng Việt thì ”Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó” và ”Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó” [Từ điển tiếng Việt]

Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sử dụng một số thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị trường học, dụng cụ học tập, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v... Trong đó có thể hiểu:

- Cơ sở vật chất bao gồm phòng thí nghiệm, vườn trường, phòng học, bàn ghế, các thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh ...

- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Ví dụ: hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mô hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học thực hành v.v... Đôi khi, người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật chất của trường học.

Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích hợp hơn cả: ”Phương tiện dạy học [còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học] là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” [Từ điển Bách khoa Việt Nam].

Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và khác nhau, trong đó ”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có một phương tiện kĩ thuật nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này với cách hiểu như nhau.

. Đa phương tiện

Đa phương tiện là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình [qua hệ thống computer]; trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống.

Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình công nghệ kép, bao gồm công nghệ về tổ chức quá trình nhận thức và công nghệ về phương tiện kĩ thuật dạy học. Hai công nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúng phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫn nhau.

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì có những nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.

.PTDH trong quy trình dạy học.

Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọng tới 3 thành phần là mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngày nay, do sự phát triển về chất, quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích [hẹp hơn là mục tiêu], nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Các thành tố này có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau.

Trong sơ đồ trên, nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để học sinh “trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được hiệu quả.

Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:

- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn [Tô Xuân Giáp].

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được [Tô Xuân Giáp].

- Cũng theo Tô Xuân Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu.

Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện [thiết bị, công cụ] để tác động và hỗ trợ.

Vai trò đối với giáo viên

- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc.

- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.

Vai trò đối với người học

- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học.

- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.

- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.

Yêu cầu đối với phương tiện dạy học

Để thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện phải đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây: - Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khả năng lĩnh hội của người học; - Đảm bảo tính nhân trắc học; - Dễ sử dụng, đảm bảo độ tin cậy cao, chắc chắn, có độ bền cao; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng; - Đảm bảo tính kinh tế; - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể.



"Phương tiện dạy học là các phương tiện sư phạm đối tượng - vật chất do giáo viên hoặc [và] học sinh sử dụng dưới sự chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo những điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy học".

        Chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học là tạo điều kiện cho học sinh nắm vững chính xác, sâu sắc kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách của học sinh. Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật vật lý, mô phỏng các hiện tượng, quá trình vật lý vi mô, đề cập các ứng dụng của các kiến thức vật lý trong đời sống và kỹ thuật; sử dụng trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng...

Theo lý luận dạy học hiện đại, phương tiện dạy học hỗ trợ hoạt động của giáo viên và học sinh ở tất cả các pha của tiến trình giải quyết nhiệm vụ nhận thức.

          Ở pha chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn hóa tri thức, phát biểu vấn đề, phương tiện dạy học trước hết là công cụ hỗ trợ cho giáo viên xây dựng tình huống vấn đề, tạo hứng thú nhận thức và động cơ hoạt động của học sinh. Khi đã nhận nhiệm vụ, phương tiện dạy học lại là công cụ để học sinh hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao. Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ, nếu học sinh gặp trở ngại thì chính phương tiện dạy học lại có tác dụng hỗ trợ để học sinh ý thức được vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị quen thuộc giao cho học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản, có tính nghịch lý chỉ ra các hiện tượng, quá trình vật lý mới mẻ mà học sinh không thấy trong cuộc sống hàng ngày để kích thích tính tò mò tự nhiên của học sinh. Các vật thật, mô hình vật chất, tranh ảnh, các thí nghiệm định tính mở đầu mô tả một quá trình vật lý, một hiện tượng vật lý nào đó trái với quan niệm ban đầu của học sinh có thể được giáo viên thiết kế thành một nhiệm vụ nhận thức giao cho học sinh tiến hành nhằm tạo ra cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích...

        Sau khi học sinh đã ý thức được vấn đề, trong pha hành động độc lập, tự chủ, phương tiện dạy học đóng vai trò quyết định đến sự thành công của học sinh trong hoạt động tìm tòi giải quyết vấn đề đó. Trong quá trình hoạt động, học sinh sử dụng các phương tiện truyền thống để lập phương án thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm, tiến hành đo đạc, thu thập, xử lý số liệu thực nghiệm nhằm xây dựng và kiểm tra giả thuyết. Thông qua việc quan sát học sinh hoạt động tự chủ với các phương tiện dạy học, giáo viên có thể phát hiện được những khó khăn trở ngại mà học sinh gặp phải để động viên kịp thời và đưa ra những định hướng cần thiết giúp học sinh vượt qua. Khi cần thiết, các phương tiện dạy học có tác dụng hỗ trợ để giáo viên đưa ra những định hướng có hiệu quả cao. Đối với việc xây dựng những kiến thức không thể tiến hành thí nghiệm thực, mô hình vật chất có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh. Trong dạy học, giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng và kiểm tra giả thuyết nhằm hình thành kiến thức mới.

           Trong pha tranh luận, thể chế hóa và vận dụng tri thức mới, phương tiện dạy học là công cụ để học sinh trình bày, tranh luận và bảo vệ kết quả hoạt động của mình hoặc của nhóm. Đặc biệt là ở khâu vận dụng tri thức mới, phương tiện dạy học đóng một vai trò quan trọng như trong các bài tập thí nghiệm, các bài thí nghiệm thực hành...Cũng trong quá trình vận dụng tri thức mới vừa xây dựng được với việc sử dụng các phương tiện thực nghiệm sẽ tiếp tục làm nảy sinh vấn đề mới và đi đến một nhiệm vụ nhận thức tiếp theo của tiến trình dạy học.

Tóm lại, ở tất cả các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, các phương tiện dạy học truyền thống đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của học sinh cũng như hoạt động của giáo viên. Tuy nhiên, theo lý luận dạy học hiện đại về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh thì các phương tiện truyền thống bộc lộ nhiều nhược điểm:

Khi cần tái hiện lại một hiện tượng, quá trình vật lý phức tạp hoặc có diễn biến nhanh thì các phương tiện truyền thống không thực hiện được. Ví dụ như khi nghiên cứu các dạng chuyển động nhanh trong cơ học, chỉ bằng một thí nghiệm đơn giản về chuyển động rất nhanh của một vật [như chuyển động rơi tự do, chuyển động ném ngang, ném xiên, va chạm, sóng...] thì bằng mắt thường học sinh khó có thể quan sát được những biến đổi tọa độ theo thời gian của chuyển động đó, vì vậy mà cũng không thể tạo được một động cơ thích hợp cho hoạt động của học sinh. Để giúp học sinh trong việc quan sát các quá trình có diễn biến nhanh như trên, các phương tiện nghe nhìn hiện đại như phim video có một vai trò lớn. Nhờ các đoạn phim quay chậm quá trình rơi tự do của một vật, học sinh có thể sơ bộ nhận thấy được sự chuyển động nhanh dần của nó, qua đó mới tạo cho học sinh nhu cầu muốn nghiên cứu cụ thể quy luật chuyển động của nó, xem đó có phải là chuyển động nhanh dần đều hay không. Cũng nhờ phim video quay chậm lại sự va chạm giữa hai vật mà học sinh có thể thấy được sự biến đổi chuyển động của chúng sau va chạm, nảy sinh động cơ nghiên cứu quy luật của sự biến đổi ấy...Tuy nhiên, tác dụng của đoạn phim quay chậm còn rất hạn chế và không có khả năng hỗ trợ để học sinh hoạt động tự chủ khám phá quy luật đó.

           - Với những quá trình cơ học biến đổi nhanh thì việc thiết kế và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ truyền thống gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không thực hiện được. Đối với các quá trình có thể tiến hành thí nghiệm thì lại đòi hỏi nhiều thời gian thu thập số liệu, tính toán, vẽ đồ thị và thời gian kiểm tra sự đúng đắn của các giả thuyết. Trong thời gian của tiết học, học sinh không có đủ thời gian để tiến hành các hoạt động tư duy như dự đoán, đề xuất giả thuyết... Giải pháp sử dụng phim video quay chậm thì học sinh chỉ chủ yếu được quan sát lại quá trình một cách định tính mà không được tham gia vào quá trình hoạt động xây dựng kiến thức. Nhằm giải quyết những khó khăn đó, hiện nay trong dạy học người ta đã sử dụng ngày càng nhiều hơn sự hỗ trợ của máy vi tính và các phần mềm.

Video liên quan

Chủ Đề