Việc làm cần thiết ngay sau khi bắt người khẩn cấp là gì

   Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định bắt người là một biện pháp ngăn chặn và không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

   Theo đó, các trường hợp được phép bắt người bao gồm:

   1. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

   Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

   + Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

   + Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

   + Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

   Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, nếu xét thấy cần thiết, những người quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 110 ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.

   2. Bắt người phạm tội quả tang

   - Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

   Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

   - Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

   3. Bắt người đang bị truy nã

   - Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

   Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

   - Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

   4.  Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

   - Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

   - Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

   Lưu ý: Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

   5. Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ

   Việc bắt người trong các trường hợp liên quan đến dẫn độ chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

   - Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;

   - Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

   6. Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ

   7. Bắt người bị dẫn độ

   Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt

   Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

   Đối với trường hợp bắt người bị truy nã, sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.

   Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người

   Sau khi giữ người, bắt người, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người phải thông báo ngay cho:

   – Gia đình người bị giữ, bị bắt,

   – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú

   – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

   Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho:

   – Gia đình người bị giữ, bị bắt,

   – Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú

   – Hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

   Trường hợp người bị giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

   Nếu việc thông báo cản trở truy bắt đối tượng khác hoặc cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Tô Huệ

Mục lục bài viết

  • 1. Những trường hợp nào được coi là giữ người trong tình trạng khẩn cấp?
  • 1.1 Trường hợp khẩn cấp thứ nhất:
  • 1.2 Trường hợp khẩn cấp thứ hai:
  • 1.3 Trường hợp khẩn cấp thứ ba:
  • 2. Điều kiện giữ người trong trường hợp khẩn cấp
  • 3. Quy định về thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp
  • 4. Quy định về thủ tục giữ người trường hợp khẩn cấp

1. Những trường hợp nào được coi là giữ người trong tình trạng khẩn cấp?

Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định khi xác định được một trong những trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

1.1 Trường hợp khẩn cấp thứ nhất:

Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hoặc kiểm tra, xác minh các nguồn tin biết người đó [một người hoặc nhiều người] đang bí mật tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải giữ ngay người đó nhằm không cho họ thực hiện tội phạm.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp này cần phải đảm bảo đủ hai điều kiện sau:

+ Có căn cứ khẳng định một người [hoặc nhiều người] đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi đối tượng tình nghi hoặc qua việc kiểm tra, xác minh các nguồn tin do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó [hoặc những người đó] đang tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kế, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm. Những hành vi nói trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe doạ, cần thiết phải được bảo vệ kịp thời.

+ Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm đều cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: chỉ người nào chuẩn bị thực hiện các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều này mới phải chịu trách nhiệm hình sự [Xem: Khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người chuẩn bị phạm tội quy định tại mọt trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120,121’123,134, 168, 169, 207,299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự]. Do vậy, muốn giữ khẩn cấp người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì phải xác định tội phạm họ đang chuẩn bị thực hiện là tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Thông thường, đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [các tội phạm gây ra hoặc đe doạ gây ra nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội - Khoản 3, khoản 4 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017]. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của các khách thể mà tội phạm có thể xâm hại, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định trường họp chuẩn bị phạm tội đối với một số tội phạm quy định tại các điều 134; 207; 234 [tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng] người chuẩn bị thực hiện tội phạm cũng phải chịu ữách nhiệm hình sự]. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 của Điều luật này thì: người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị thực hiện các tội phạm quy định tại Điều 123 và Điều 168 của Bộ luật này thì chịu trách nhiệm hình sự [Điều 123.Tội giết người; Điều 168. Tội cướp tài sản]. Vì vậy, trong trường hợp họ chuẩn bì thực hiện các tội phạm này thì được giữ khẩn cấp đối với họ.

1.2 Trường hợp khẩn cấp thứ hai:

Khi người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Đây là trường hợp tội phạm đã xảy ra nhưng người thực hiện tội phạm không bị bắt giữ ngay khi thực hiện tội phạm. Sau một thời gian, người cùng thực hiện tội phạm, bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm, nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì ra lệnh giữ khẩn cấp. Trong trường hợp này tính chất của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện không đóng vai trò quyết định trong việc xác định lí do giữ khẩn cấp. Lí do phải giữ đối với người đó chính là việc có đủ cơ sở để khẳng định người đó đã thực hiện tội phạm và nếu không giữ ngay họ sẽ trốn.

1.3 Trường hợp khẩn cấp thứ ba:

Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa có đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người đó thực hiện tội phạm nhưng qua việc phát hiện thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người này trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ thì được giữ khẩn cấp.

Việc giữ người trong trường hợp này cần bảo đảm hai điều kiện sau:

+ Khi thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc hoặc phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm.

Qua những hoạt động như khám chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện hoặc khám người, xem xét dấu vết trên thân thể, kiểm tra, kiểm soát hành chính... cơ quan có thẩm quyền tìm thấy dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở, nơi làm việc, phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm. Những dấu vết của tội phạm được tìm thấy có thể là những vật chứng như công cụ phương tiện phạm tội, đối tượng của tội phạm... cũng như dấu vết của tội phạm trên thân thể của người bị nghi thực hiện tội phạm. Việc tìm thấy dấu vết của một tội phạm chỉ được coi là một điều kiện để giữ khẩn cấp.

+ Cần ngăn chặn người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Khi có căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ thì người có thẩm quyền ra lệnh giữ khẩn cấp. Những căn cứ cho rằng người bị nghi thực hiện tội phạm trốn cũng tương tự như căn cứ cho rằng người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp thứ hai bỏ trốn. Tuy nhiên, nếu không có căn cứ xác định người bị nghi thực hiện tội phạm trốn nhưng lại có căn cứ cho rằng người đó đang tiêu huỷ chứng cứ như đang xóa dấu vết tộỉ phạm, đang cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đang tẩu tán tài sản vừa lấy được hoặc đang có hành vi làm giả chứng cứ, làm sai lệch các tài liệu có liên quan đến hành vi phạm tội nhằm gây khó khăn cho việc điều tra xác định tội phạm thì những hành vi đó được coi là điều kiện để giữ khẩn cấp.

2. Điều kiện giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Việc giữ người trong trường hợp này cần phải đảm bảo hai điều kiện sau:

+ Phải có người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và trực tiếp xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm.

Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm có thể là người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hay người khác đã chính mắt trông thấy người phạm tội, hành vi phạm tội được thực hiện và trực tiếp xác nhận với cơ quan có thẩm quyền đúng là người đã thực hiện tội phạm. Việc xác nhận phải mang tính chất khẳng định, chứ không thể "hình như" hoặc "nhìn giống như" người đã thực hiện tội phạm. Nếu việc xác nhận không phải do người trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội thì không coi là điều kiện để giữ người khẩn cấp, bởi lẽ nếu giữ người trong trường hợp đó dễ dẫn đến việc giữ nhầm người không thực hiện tội phạm.

+ Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

Những căn cứ cho rằng người phạm tội bỏ trốn thường là: Đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn; không có nơi cư trú rõ ràng; có nơi cư trú nhưng ở quá xa; là đối tượng lưu manh, côn đồ, hung hãn; chưa xác định được nhân thân của người đó [căn cước, lí lịch không rõ ràng].

3. Quy định về thẩm quyền ra lệnh giữ người khẩn cấp

- Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;

+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, đồn trưởng đồn biên phòng, chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

4. Quy định về thủ tục giữ người trường hợp khẩn cấp

- Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lí do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [Xem: Điều 113,132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015].

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề