Viêm tai giữa có tiêm vaccine COVID không

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện sau các bệnh như: cúm, sởi, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm V.A, viêm Amidan, viêm phổi… Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ tìm câu trả lời.

Nếu trẻ chưa từng bị viêm tai giữa thì tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất được các bác sĩ khuyến cáo nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng lịch, đủ liều. Nếu không may bị nhỡ lịch tiêm của bé, cha mẹ cần liên hệ ngay tới cơ sở y tế để được ra chỉ định tiêm bù phù hợp.

Trẻ đang bị viêm tai giữa

Nguyên tắc cha mẹ nào cũng cần nhớ khi đưa con đi tiêm phòng là cơ thể bé phải đang ở trong trạng thái khỏe mạnh, không ốm sốt hay mắc bệnh gì. Tiêm phòng tức là người ta đưa vào cơ thể tác nhân gây bệnh nhưng đã được xử lý làm yếu đi để cơ thể tiếp nhận và hình thành nên kháng thể để có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh thật trong tương lai. Trẻ đang bị bệnh không nên tiêm phòng. Bởi cơ thể lúc này đang yếu, việc đưa thêm bất kỳ tác nhân gây bệnh nào dù đã được xử lý yếu đi (tiêm vắc xin) cũng có thể gây bệnh, khiến tình trạng của bé nặng và nguy hiểm hơn.

Viêm tai giữa có tiêm vaccine COVID không

Trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không là câu hỏi chung của nhiều cha mẹ

Trẻ đã bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất dễ tái phát. Nếu trẻ đã từng bị viêm tai giữa, cha mẹ vẫn nên đưa bé đi tiêm phòng tiếp. Đặc biệt không nên bỏ qua mũi vắc xin phế cầu bởi vi khuẩn phế cầu có đến 90 tuýp khác nhau, loại này không tạo miễn dịch cho loại kia. Trẻ đã nhiễm 1 tuýp phế cầu vẫn có thể nhiễm một tuýp phế cầu khác vào lần sau. 

Trẻ bị viêm tai giữa tái phát

Viêm tai giữa tái phát thường do không được điều trị triệt để ngay từ đầu, không tái khám hoặc gặp các bệnh lý tai - mũi - họng khác. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm phòng vắc xin phù hợp với trẻ để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tiêm vắc xin gì để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ?

Một số vi khuẩn phổ biến gây viêm tai giữa ở trẻ gồm phế cầu khuẩn (S. pneumoniae), vi khuẩn HiB (H. influenzae type B)... Tham khảo ngay lịch tiêm vắc xin trong bảng sau đây:

Vắc xin

Đối tượng tiêm

Lịch tiêm

Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ)

Trẻ từ 6 tuần đến < 7 tháng 

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tuần tuổi

- Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

- Mũi 3: Cách mũi 2, 1 tháng

- Mũi 4: Cách mũi 3, 6-12 tháng

Trẻ từ 7 tháng đến < 12 tháng 

- Mũi 1: Trẻ từ 7 tháng tuổi

- Mũi 2: Cách mũi 1,1 tháng

- Mũi 3: Cách mũi 2, 6-12 tháng

Trẻ > 12 tháng đến 5 tuổi

- Mũi 1: Trẻ từ 12 tháng tuổi

- Mũi 2: Cách mũi 1, 2 tháng

Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Anh)

Trẻ từ 2-6 tháng

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2-6 tháng

- Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

- Mũi 3: Cách mũi 2, 1 tháng

- Nhắc lại: Lúc trẻ được 11-15 tháng. Cách mũi 3, 2 tháng

Trẻ từ 7-11 tháng 

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7-11 tháng

- Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

- Mũi nhắc lại: Cách mũi 2, 2 tháng, khi trẻ > 1 tuổi.

Trẻ từ 12-23 tháng 

- Mũi 1: Lần tiêm đầu của bé

- Mũi 2: Cách mũi 1, 2 tháng

Trẻ ≥ 24 tháng; Người lớn

Tiêm 01 mũi duy nhất

Vắc xin Quimi-Hib (Cuba)

Trẻ từ 2-6 tháng 

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2-6 tháng 

- Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

- Mũi 3: Cách mũi 2, 1 tháng

- Mũi 4: Cách mũi 3, 1 năm

Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi

- Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

Trẻ trên 1-5 tuổi

Tiêm 01 mũi duy nhất

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể cân nhắc tiêm thêm các mũi vắc xin khác như cúm, sởi,... vì các vi khuẩn, virus gây bệnh này cũng có thể là tác nhân gây viêm tai giữa cho trẻ nhỏ.

Viêm tai giữa có tiêm vaccine COVID không

Tiêm phế cầu giúp trẻ phòng tránh bệnh viêm tai giữa

Tiêm phòng viêm tai giữa ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, bao gồm cả vắc xin phế cầu, vắc xin cúm, sởi - quai bị - rubella, vắc xin Hib... Toàn bộ vắc xin được nhập khẩu và bảo quản trong điều kiện lạnh 2-8 độ C, tránh ánh sáng... theo đúng tiêu chuẩn. 

100% trẻ được thăm khám và ra chỉ định tiêm bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, được tiêm chủng nhẹ nhàng, hạn chế đau đớn. Sau khi tiêm, trẻ sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút, kiểm tra sức khỏe trước khi ra về để đảm bảo không có phản ứng bất thường xảy ra. 

Đặc biệt, Phương Đông nằm trong số ít bệnh viện có khuôn viên rộng rãi với quần thể cây xanh tạo không gian thoáng mát, trong lành, giúp khách hàng và người bệnh xóa bỏ mọi tâm lý căng thẳng, lo âu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ bị viêm tai giữa có tiêm phòng được không. Để được tư vấn và đặt lịch tiêm tại Phương Đông, gia đình vui lòng liên hệ 19001806.

ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào Anh/Chị,

Với những trường hợp bệnh amidan mạn tính và viêm họng cấp mà đã ổn định >= 3 tháng t (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì Anh/Chị hoàn toàn có thể tiêm được bất kỳ loại vaccine phòng Covid-19.

Hiện nay, các chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam đang triển khai tiêm chung các loại vaccine như vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh), vaccine Pfizer và Moderna (Mỹ) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Y tế. Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất được Bộ Y Tế chỉ định sát cánh cùng các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định.

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Bác Sĩ ơi, bé nhà tôi hiện nay 3.5 tháng tuổi, chưa tiêm mũi vắc xin phế cầu nào. Cách đây 20 ngày, cháu bị viêm tai giữa do trong lúc tắm, tôi sơ ý để nước tắm vào tai cháu. Cháu phải điều trị kháng sinh. Hiện, tình trạng viêm tai của cháu đã khỏi. Tôi có tìm hiểu thông tin và thấy nhiều người nói, trẻ đã bị viêm tai giữa thì sẽ dễ mắc tái đi tái lại. Tôi thấy lo lắng quá. Bác sĩ cho tôi hỏi, với trường hợp bé nhà tôi, đã bị viêm tai giữa thì có tiêm được vắc xin phế cầu nữa không? Và nếu tiêm được thì nên tiêm vào thời điểm nào cho phù hợp? Mong Bác sĩ hồi âm sớm, cám ơn Bác sĩ!

Quỳnh Mai (1988)

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.

Viêm tai giữa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chúng ta thường không biết tác nhân gây ra viêm tai giữa là gì. Vì vậy khi trẻ đã bị viêm tai giữa và đã khỏi, vẫn nên chích ngừa thêm để phòng ngừa thêm các tác nhân có ở trong vắc-xin bạn nhé!

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

XEM THÊM:

Theo kết quả của một nghiên cứu được đăng tải trực tuyến ngày 25/8/2014 trên trang “Các bệnh nhiễm trùng trên lâm sàng” (Clinical Infectious Diseases): 13 chủng của phế cầu khuẩn đã gần như biến mất do tác động của vắc xin phế cầu và điều này đã làm giảm 60% tỉ lệ tái phát và không đáp ứng bệnh viêm tai giữa (OM) ở miền Nam Israel.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không còn bệnh viêm tai giữa. Bác sĩ, Thạc sĩ y tế công cộng Bs. Richard M.Rosenfeld - chủ tịch hiệp hội OM quốc tế; giáo sư và chủ tịch khoa tai họng trường đại học bang thuộc trung tâm y khoa Downstate, New York (Mỹ) - người đã không tham gia vào nghiên cứu trên đã phát biểu trên bản tin y khoa Medscape Medical rằng “Mọi chuyện đang xảy ra theo chiều hướng tốt và theo kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy số trẻ bị OM thấp hơn sau khi vắc xin được lưu hành”. Do nghiên cứu tại Israel chỉ theo dõi những trường hợp viêm tai giữa thể nặng (có lấy mẫu và nuôi cấy vi khuẩn) nên các trường hợp mắc OM thể nhẹ hơn đã không được ghi nhận và cũng không có xét nghiệm cận lâm sàng để xác định.

Bs. Rosenfeld cho biết thêm: ²Chủng phế cầu khuẩn dùng để sản xuất vắc xin được lấy từ các chủng phế cầu khuẩn có độc lực cao và từng gây ra các thể bệnh OM nặng có biến chứng. Vắc xin phế cầu này không có tác động đến các chủng phế cầu có độc lực thấp và gây bệnh OM ít biến chứng².

Bs. Shalom Ben-Shimol cùng cộng sự thuộc Đơn vị bệnh truyền nhiễm nhi, Trung tâm y khoa của Trường đại học Soroka, Trường đại học Ben-Gurion tại Negev, Beer-Sheva, Israel đã xét nghiệm 6122 mẫu bệnh phẩm OM của trẻ < 2 tuổi, các mẫu này được lấy trong khoảng thời gian từ giữa 6/2013 đến tháng 7/2014 tại miền Nam Israel. Nhóm nghiên cứu đã so sánh ca mắc OM và chủng vi khuẩn phân lập được trong 3 giai đoạn: trước khi có vắc xin phế cầu, sau khi lưu hành vắc xin phế cầu cộng hợp 7 giá trị (PCV7) và sau khi vắc xin phế cầu cộng hợp 13 giá trị (PCV13) được đưa vào sử dụng từ 11/2010 và thay thế dần vắc xin PCV7 tại Israel.

PCV7 được cấp phép lưu hành tại Israel năm 2007 và được đưa vào chương trình tiêm chủng dành cho trẻ em năm 2009. Các tác giả nhận thấy PCV7 đã giúp làm giảm đến 96% bệnh OM do các chủng có trong vắc xin này (tỷ số tỷ suất mới mắc RR: 0.04; khoảng tin cậy 95%: 0.02 – 0.08). Số ca mắc OM do 5 chủng phế cầu khuẩn khác được thêm vào trong vắc xin PCV13 cũng giảm 85% (tỷ số tỷ suất mới mắc RR: 0.15; khoảng tin cậy 95%: 0.07 – 0.30). Số ca mắc OM do tất cả các chủng phế cầu giảm 77% và số ca mắc OM do bất kỳ nguyên nhân nào khác giảm 60%.

Trước khi có vắc xin phế cầu, các chủng phế cầu có mặt trong vắc xin phế cầu là nguyên nhân gây ra 30 trong số 1000 (3%) các trường hợp mắc OM hàng năm. Năm cuối cùng triển khai nghiên cứu, tỉ lệ này giảm chỉ còn 10,1 trong số 1000 (1,01%) ca, điều này cho thấy vắc xin đã giúp làm giảm đi 2000 ca mắc OM tính trên 100.000 trẻ em mỗi năm.

Trong số 6122 mẫu OM được phân tích, 4028 (66%) mẫu cho kết quả nuôi cấy dương tính và 1893 mẫu (47% các trường hợp dương tính) có sự hiện diện của Streptococcus pneumoniae. Trong 1893 các trường hợp này, 1093 mẫu (58%) chỉ phân lập được S.pneumoniae, 800 mẫu còn lại phân lập được thêm Haemophilus influenzae.

Nguồn: Vaccines Lead to Decline in Complex Otitis Media Incidence, Jenni Laidman

www.medscape.com/viewarticle/831119, 04th Sep 2014

Người dịch: Kim Ngân, Tổ Thử Nghiệm Lâm Sàng, Viện Pasteur Tp.HCM