Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì

Linh Linh   -   Thứ năm, 19/09/2019 08:00 (GMT+7)

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Hình ảnh viêm xung huyết dạ dày ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Viêm xung huyết dạ dày là gì, có nguy hiểm không?

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày bị viêm khiến cho các mạch máu tại đây bị giãn nở gây xuất huyết.

Ngoài việc gây ra những cơn đau hang vị ảnh hưởng xấu đến tâm lý và chất lượng sống của người bệnh thì viêm xung huyết dạ dày còn có nguy cơ biến chứng rất cao. Một số mối đe dọa điển hình là:

●Chảy máu dạ dày: Khiến người bệnh nôn hoặc đi ngoài ra máu rất nguy hiểm.

● Thủng dạ dày: Gây đau bụng dữ dội, nôn, cứng bụng… nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

●Ung thư dạ dày: Trường hợp viêm xung huyết hang vị dạ dày do vi khuẩn HP có nguy cơ biến chứng thành ung thư rất cao.

Triệu chứng viêm xung huyết dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày không có quá nhiều triệu chứng, khi bệnh tiến triển sang mức độ vừa và nặng, người bệnh sẽ cảm nhận được một số triệu chứng như:

● Đau, nóng rát vùng thượng vị kéo dài: Có thể là cảm giác đau âm ỉ từng cơn, đau gợn nhẹ, đau tăng về đêm khi thời tiết thay đổi, đau tăng khi ăn no. Trong một số trường hợp, người bệnh viêm xung huyết dạ dày cảm thấy đau thắt, quằn quại và dữ dội, đau lan lên ngực, vai và sau lưng.

● Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn: Khi hang vị bị viêm và xung huyết sẽ cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn, thức ăn không được phân giải gây ứ đọng, buồn nôn và có thể bị trào ngược.

● Da dẻ xanh xao, xám xịt: Do thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài và do thức ăn không được chuyển hóa bình thường. Ngoài ra, người bệnh viêm xung huyết dạ dày còn bị sụt cân, mệt mỏi, tiều tụy.

● Ợ chua, ợ hơi liên tục: Làm rát ngực, cổ họng và cảm giác chướng bụng rất khó chịu.

● Vết hồng ban: Khi nội soi thấy các vết hồng ban lan khắp niêm mạc hang vị dạ dày, thậm chí là thân vị. Đây là triệu chứng cận lâm sàng giúp phân biệt với các bệnh dạ dày khác.

Nguyên nhân viêm xung huyết hang vị dạ dày

● Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Chiếm đến 90% gây bệnh. Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày sẽ giải phóng các chất độc gây viêm loét và xuất huyết ở hang vị dạ dày ngày một trầm trọng hơn.

● Nguyên nhân viêm hang vị dạ dày xung huyết do lạm dụng thuốc: Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau trong thời gian dài khiến cho dạ dày bị tổn thương, viêm loét và xuất huyết.

● Ăn uống sai cách: Thói quen vừa ăn vừa đọc, bỏ bữa, quá bữa, nhai không kỹ… gây áp lực cho dạ dày khi phải tăng tiết nhiều axit dịch vị hơn để tiêu hóa thức ăn.

● Lạm dụng bia rượu, chất kích thích: Gây bào mòn lớp nhầy bảo vệ thành dạ dày, tăng tiết dịch vị dư thừa, lâu dần gây viêm và xuất huyết niêm mạc.

● Nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết dạ dày do nấm Candida: Là loại nấm gây chảy máu niêm mạc dạ dày, hang vị và xâm nhập vào các cơ quan khác theo đường máu để gây bệnh.

● Stress: Kích thích tăng tiết cortisol - một chất làm giảm chức năng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng tiết axit dịch vị dư thừa.

Cách phòng tránh và điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Để phòng bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày, người bệnh cần:

● Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Không ăn nhanh, nhai kỹ, ăn cơm và canh riêng, không ăn quá no, ăn đúng giờ…

● Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, ít dầu mỡ, hạn chế đồ ăn quá chua cay, uống nhiều nước.

● Không uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà khi đói…

● Dùng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

● Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng kéo dài, tập thể dục đều đặn.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Một số lưu ý dành cho bệnh nhân trong quá trình điều trị

Cách chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày

● Điều trị bằng Thuốc Tây

Thuốc trung hòa acid dịch vị: Gastropulgit, phosphalugel.

Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Thuốc ức chế bơm proton (Lanzo prazole Omeprazole);  Thuốc kháng H2 (Ranitidine, Famotidine).

Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc an thần diazepam...

Thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP: Các nhóm thuốc Amoxicillin, Clarithromycin…

Thuốc tạo màng bọc, tạo kết dính với dịch dạ dày: Nhóm thuốc Bismuth, Silicate al…

● Chữa viêm xung huyết dạ dày bằng Thuốc Nam

Bài thuốc từ mật ong: Hòa 2 thìa mật ong vào nước ấm, uống trước khi ăn 30 phút. Duy trì thói quen đều đặn hàng ngày để giúp niêm mạc hang vị giảm sưng viêm.

Bài thuốc chữa viêm xung huyết dạ dày từ lá mơ lông: Lấy lá mơ lông tươi rửa sạch, đem phơi khô rồi xay thành bột mịn. Dùng bột gạo vo thành viên và cho bột lá mơ ở bên trong nhân. Mỗi ngày dùng vài viên lá mơ lông sẽ giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc dạ dày rất hiệu quả.

Dứt điểm viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng “Lục dược bình vị”

Theo bác sĩ dạ dày Phạm Thị Hậu (Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường): “Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày là cần nhanh chóng làm lành vết loét xung huyết và tăng cường khả năng tự bảo vệ của niêm mạc hang vị. Bởi, hang vị ngày nào cũng phải tiếp xúc với thức ăn, thuốc… đây cũng là những yếu tố khiến cho vết loét ngày càng sâu và lan rộng hơn.”

Đây cũng chính là cơ chế điều trị then chốt của Cao bình vị Tâm Minh Đường với sự tác động tổng lực của 6 loại thảo dược tự nhiên, “khắc tinh” của bệnh dạ dày.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Chữa viêm xung huyết hang vị dạ dày dứt điểm nhờ Cao bình vị Tâm Minh Đường

Mỗi vị thuốc có một vai trò riêng nhưng khi được gia giảm với nhau trong một “Tỷ lệ vàng” sẽ hỗ trợ nhau tốt nhất trong việc điều trị. Cụ thể:

● Hoàng Bá: Có tác dụng điều hòa môi trường hang vị dạ dày, giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.

● Cối Xay: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tiết dịch nhầy bảo vệ niêm mạc và giảm đau rát thượng vị.

● Cây Chỉ Thiên: Đóng vai trò như chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, làm lành vết loét niêm mạc.

● Kim Ngân Hoa: Điều hòa môi trường dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

● Nhân Trần và Bạch Mao Căn: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng bài thuốc chữa viêm xung huyết dạ dày, toàn bộ thảo dược đều được lấy tại Viện Dược Liệu (Bộ Y tế), đạt chuẩn CO-CQ, độ tinh sạch và hàm lượng dược chất cao nhất. Ngoài ra, phương pháp bào chế dược liệu thành dạng cao đặc nguyên chất cũng đóng vai trò quan trọng vào chất lượng bài thuốc bởi:

● Cô đọng và bảo toàn tối đa dược chất thảo mộc.

● Bẻ gãy các liên kết khó hấp thụ, giúp dược chất thẩm thấu nhanh vào thành dạ dày, nhanh chóng đi tới vùng niêm mạc sưng viêm để làm lành.

Mỗi một liệu trình điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày bằng Cao bình vị Tâm Minh Đường kéo dài trong 10 ngày, tương ứng với 1 lọ cao. Mỗi ngày người bệnh dùng thuốc 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa cao pha với 150ml nước ấm. Buổi sáng uống lúc mới dậy, lúc bụng còn rỗng, 2 lần còn lại uống sau ăn 30 phút để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Lộ trình điều trị viêm hang vị xung huyết dạ dày của Cao bình vị Tâm Minh Đường

Dựa trên kết quả điều trị thực tế từ hơn 10.000 người bệnh đã dùng Cao Bình Vị, 85% trường hợp kiểm soát tốt tình trạng viêm xung huyết hang vị đến 80% chỉ sau 2-3 liệu trình tuân thủ uống thuốc theo hướng dẫn.

Những ưu điểm và hiệu quả của Cao bình vị Tâm Minh Đường đã góp phần giúp Phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đạt được bằng khen và cúp vàng danh giá “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2018”, do chính người tiêu dùng bình chọn.

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.87.64.37

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày phổ biến bao gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể histamine H2, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống co thắt,… Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ triệu chứng để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Các thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày được sử dụng phổ biến hiện nay

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị bị tổn thương và giãn mao mạch khiến máu ứ đọng tại vị trí viêm. Bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, nôn mửa,…

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm xung huyết hang vị đều được sử dụng thuốc kết hợp với chế độ chăm sóc hợp lý. Dưới đây là những loại thuốc được dùng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Thuốc trung hòa acid dạ dày thường chứa hoạt chất Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate. Sau khi được dung nạp bằng đường uống, các hoạt chất này tạo thành lớp màng có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì

Với cơ chế trên, nhóm thuốc trung hòa acid có thể hạn chế viêm loét, giảm tăng sinh dịch nhầy và cầm máu tại chỗ. Nhóm thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn hoặc ngay khi triệu chứng phát sinh để giảm nhanh cơn đau thượng vị và cảm giác buồn nôn do viêm xung huyết hang vị dạ dày gây ra.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Thuốc trung hòa acid có khả năng giảm nhanh các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…

Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này cho bệnh nhân suy thận. Các loại thuốc trung hòa acid dạ dày phổ biến, bao gồm Gastropulgite, Phosphalugel, Yumangel, Pepsane,…

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có khả năng giảm sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài. Sau khi ngưng thuốc, hoạt động bài tiết acid ở cơ quan tiêu hóa sẽ được phục hồi.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý do tăng tiết acid như hội chứng Zollinger-Ellison, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xung huyết hang vị,…

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhằm giảm mức độ tăng tiết dịch vị ở dạ dày

Thuốc ức chế bơm proton thường phát huy tác dụng sau 3 – 5 ngày sử dụng. Vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu phối hợp với thuốc trung hòa acid để giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên khi sử dụng, cần uống hai nhóm thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tăng tiết dịch vị nên có khả năng tăng số lượng vi khuẩn Clostridium difficile trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra sử dụng nhóm thuốc này dài hạn còn tăng nguy cơ gãy xương và suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Các hoạt chất ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến, bao gồm Rabeprazole (Pariet), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Pantoloc), Omeprazole (Losec),…

Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2 (thuốc kháng histamine H2) có tác dụng hạn chế quá trình bài tiết ở dạ dày. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

Với những trường hợp có nguy cơ khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này được hấp thu khá tốt và ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Thuốc kháng thụ thể H2 được dùng để thay thế thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp

Các loại hoạt chất kháng histamine H2 thường dùng, gồm có Cimetidine (Cimetidine stada), Famotidine (Famotidin 40), Ranitidine (Ranitidin 150, 300),…

Trong trường hợp cơn đau phát sinh do dạ dày co thắt quá mức, bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống co thắt. Nhóm thuốc này có thể được dùng cho cơn đau ở đường tiêu hóa, tiết niệu và một số cơ quan khác.

Tuy nhiên thuốc giảm đau chống co thắt chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người bị tắc ruột hoặc liệt ruột.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Chống chỉ định thuốc giảm đau chống co thắt cho phụ nữ mang thai, người bị liệt ruột, tắc ruột,…

Các hoạt chất giảm đau chống co thắt được dùng trong điều trị viêm xung huyết hang vị, gồm có: Alverin (Sparenil, Cadispasmin, Spasmaverin,…) và Drotaverin (Pymenospain và Nospa).

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc trung hòa acid để cải thiện triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn.

Với trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, bác sĩ có thể phối hợp thêm một loại kháng sinh khác (tổng cộng là 4 nhóm thuốc) để tác động trực tiếp đến vi khuẩn gây bệnh.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Kháng sinh được sử dụng trong điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn HP

Các loại kháng sinh được sử dụng:

  • Amoxicillin: Là kháng sinh nhóm penicillin và có phổ kháng khuẩn rộng. Loại kháng sinh này thường được lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn HP.
  • Clarithromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được sử dụng phối hợp với Amoxicillin và thuốc kháng thụ thể H2 nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Levofloxacin: Kháng sinh này thuộc nhóm quinolone, thường được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin. Hoặc được dùng khi vi khuẩn đã kháng lại một số kháng sinh thông thường.

Kháng sinh thường được dùng phối hợp với thuốc kháng H2, thuốc ức chế proton và thuốc trung hòa acid theo phác đồ 3 hoặc 4 thuốc.

Sử dụng kháng sinh có thể làm tăng chủng vi khuẩn gây hại trong đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay đổi một loại kháng sinh mới.

Trong các phương pháp điều trị bệnh dạ dày, Đông y được đánh giá là giải pháp tối ưu bởi nhằm vào căn nguyên bệnh, điều trị từ gốc và bồi bổ cơ thể, nâng cao chức năng dạ dày, ngăn bệnh quay trở lại.

Nhiều bài thuốc Đông y đã ra đời nhằm giải quyết căn bệnh này nhưng nổi bật và đem lại hiệu quả cao nhất phải kể đến bài thuốc Sơ can Bình vị tán.

Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, được nghiên cứu và bào chế dựa trên hơn 10 bài thuốc cổ phương kết hợp với y học hiện đại.

Sơ can Bình vị tán sử dụng nhiều loại thảo dược quý như: Tam thất, Bạch thược, Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Cam thảo, Quán chúng… Đây đều là thành phần phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh của cha ông ngàn đời nay. 

Để đem đến cho người bệnh liệu pháp điều trị an toàn, lành tính, không mang theo tác dụng phụ, Trung tâm Thuốc dân tộc đã chủ động phát triển nguồn dược liệu sạch vào sản xuất thuốc.

Từ năm 2010, trung tâm kết hợp với bà con địa phương trên cả nước xây dựng các vườn dược liệu chuyên canh lên tới hàng trăm hecta theo tiêu chuẩn GACP – WHO tại nhiều tỉnh thành: Hà Giang, Sơn La, Hải Dương, Vĩnh Phúc…

Những vùng chuyên canh này giúp đảm bảo mọi loại dược liệu sử dụng trong bào chế thuốc đều an toàn, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Vườn dược liệu chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc tại Hải Dương

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán hiện được bào chế làm 3 sản phẩm kết hợp. Với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ căn cứ vào sức khỏe và tình trạng bệnh để kết hợp kê đơn trong điều trị.

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, Quán chúng, Cam thảo…

Công dụng: Cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét, diệt HP.

Thành phần: Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa…

Công dụng: Chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, chống viêm, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng…

Thành phần: Bồ công anh, Mơ tam thể, Lá khôi, Cỏ mực, Mai mực, Dạ cầm, Tơ hồng xanh, Xích đồng,…

Công dụng: Làm lành vùng tổn thương, giúp cầm máu, giảm trào ngược thực quản, giảm ợ hơi, ợ chua, giảm viêm đau, thanh nhiệt giải độc và sát trùng.

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Lộ trình điều trị rõ ràng của Sơ can Bình vị tán điều trị đau dạ dày

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng và khẳng định hiệu quả khi giúp tới 95% bệnh nhân chấm dứt các tình trạng bệnh trong 2 – 3 tháng sử dụng. Hàng năm, Sơ can Bình vị tán đang giúp hàng chục ngàn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau dạ dày dai dẳng.

Sản phẩm đang được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị uy tín hàng đầu về Y học cổ truyền với hàng loạt giải thưởng danh giá như: Cúp Vàng “Sản phẩm tin cậy – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2017”, Top 50 các Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2018.

Với hiệu quả điều trị cao, an toàn, lành tính, bài thuốc cũng là đề tài phân tích của giới chuyên gia trên nhiều tờ báo uy tín trong nước. Hãy cùng xe, báo chí nói gì về bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày dứt điểm tại Thuốc dân tộc:

Xem video NSND Trần Nhượng chia sẻ bí quyết chữa đau dạ dày dứt điểm bằng Đông y:

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Tuy nhiên lưu ý, người bệnh vẫn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là với những người sử dụng thuốc Tây y, nếu thiếu thận trọng và mắc sai lầm khi sử dụng, bệnh tình có thể chuyển biến xấu và gây ra một số tình huống rủi ro:

Viêm xung huyết hang vị uống thuốc gì
Cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Vì vậy khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Tự ý sử dụng thuốc có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
  • Không tùy tiện thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng hay tự ý phối hợp các loại thuốc điều trị.
  • Trong những trường hợp sử dụng kháng sinh, cần dùng thuốc đều đặn để tránh tình trạng kháng thuốc.
  • Nếu nhận thấy phản ứng quá mẫn (phát ban da, nổi mề đay, sưng cổ họng,…) bạn nên thông báo với bác sĩ để được thay thế các loại thuốc khác.
  • Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, cần chủ động ngưng sử dụng và gọi cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
  • Một số trường hợp xung huyết hang vị có thể bị chảy máu dạ dày. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu nôn ra máu, phân đen, có lẫn máu tươi,… nên đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
  • Việc sử dụng thuốc chỉ đạt kết quả tốt khi phối hợp với chế độ ăn và lối sống lành mạnh.

Các loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày chỉ được sử dụng sau khi kết thúc quá trình chẩn đoán. Tùy tiện dùng thuốc có thể làm phát sinh một số tác dụng không mong muốn và gây khó khăn trong việc xác định bệnh lý.