Viên đút hậu môn hạ sốt cho trẻ efferalgan 150mg

Khu vực đã chọn: Hồ Chí Minh

  • Hồ Chí Minh
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Ninh Thuận
  • Sóc Trăng
  • Tây Ninh
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long

Khu vực đã chọn: Hồ Chí Minh

  • Hồ Chí Minh
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Ninh Thuận
  • Sóc Trăng
  • Tây Ninh
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long

Hiểu đúng việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ mau lành bệnh và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

- Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây lả cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.

- Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.

- Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.

- Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

Các dạng thuốc hạ sốt hiện có trên thị trường gồm 3 loại

- Paracetamol [còn gọi là acetaminophen] đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.

- Ibuprofen: tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20-30mg/kg/ngày hoặc 7-10mg/kg mỗi 6-8 giờ đường uống. Những trường hợp sau này tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen để hạ sốt:

• Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

• Không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

• Trẻ bị dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác.

• Trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

- Aspirin: được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp trẻ đang bị nhiễm vi rút như bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye – một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

Chọn lựa và sử dụng đúng cách các loại thuốc hạ sốt cho trẻ

Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng:

- Dạng gói bột: thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu, tắc… nhất là có vị ngọt rất hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi, chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 phút – 30 phút.

Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng của trẻ chúng ta sẽ tính được khá chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 10kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.

- Dạng si rô: rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml. Với nhiều mùi vị khác nhau sẽ giúp trẻ uống thuốc được thuận lợi hơn và hiệu quả hạ sốt cũng tương tự với loại hạ sốt dạng gói bột.

- Dạng viên đạn [tọa dược nhét hậu môn]: được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg và dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg. Cần lưu ý dạng tọa dược qua đường hậu môn thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống [gói bột thơm hoặc si rô] khoảng 15 – 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc si rô hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.

Nếu trẻ sốt li bì, trẻ nôn ói nhiều, trẻ không thể uống được, nhất là những trẻ đang ngủ say mà phụ huynh không muốn đánh thức trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ dùng viên đạn nhét hậu môn để hạ sốt. Đây là cách hạ sốt rất tiện dụng cho trẻ, tuy nhiên cần chú ý liều lượng theo qui định ở trên và việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm tổn thương vùng hậu môn của trẻ.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM

OmiCare là ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình với các tính năng nổi bật: Mua sắm, Sổ tay thuốc, Tra cứu và tư vấn online với Dược sĩ và Bác sĩ gia đình Omi

Thuốc Efferalgan 150mg là sản phẩm của USPA SAS, thành phần chính là Paracetamol. Thuốc được dùng để điều trị giảm đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, Efferalgan 150 mg dùng cho trẻ em cân nặng từ 10 – 15 kg.

Thuốc Efferalgan 150mg được bào chế dạng thuốc đạn và đóng gói theo quy cách: hộp gồm 2 vỉ x 5 viên.

Thuốc Efferalgan 150mg chỉ định dùng trong trường hợp giảm đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt cho trẻ em cân nặng từ 10 – 15 kg.

Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt với hoạt tính chống viêm nhẹ. Không giống như các thuốc chống viêm không steroid [NSAID] truyền thống, paracetamol không ức chế chức năng tiểu cầu ở liều điều trị.

Cơ chế chính xác của tác dụng giảm đau và hạ sốt của paracetamol vẫn chưa được xác định. Cơ chế tác dụng có thể liên quan đến các tác dụng ở trung ương và ngoại biên.

Dược động học

Hấp thu: Sự hấp thu paracetamol ở trực tràng chậm hơn so với đường uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 2 – 4 giờ sau khi dùng đường trực tràng.

Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh vào hầu hết các mô. Ở người lớn, thể tích phân bố của paracetamol khoảng 1 – 2 L/kg và ở trẻ em trong khoảng từ 0,7 – 1,0 L/kg. Paracetamol không gắn kết mạnh với protein huyết lương.

Chuyển hóa:

Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan theo hai con đường chính: Liên hợp với acid glucuronic và liên hợp với acid sulfuric; liên hợp với acid sulfuric nhanh chóng bão hòa khi dùng liều cao hơn nhưng vẫn trong phạm vi liều điều trị.

Sự bão hòa của quá trình glucoronid hóa chỉ xuất hiện khi dùng liều cao hơn, gây độc gan. Một phần nhỏ [dưới 4%] được chuyển hóa bởi cytochrom P450 tạo thành một chất trung gian có tính phản ứng cao [N-acetyl benzoquinoneimin], trong điều kiện sử dụng thông thường, chất trung gian này sẽ được giải độc bằng khử glutathion và được đảo thải qua nước tiểu sau khi liên hợp với cystein và acid mercapturic.

Tuy nhiên, khi ngộ độc với liều cao paracetamol, lượng chất chuyển hóa có độc tính này tăng lên.

Thải trừ:

Các chất chuyển hóa của paracetamol chủ yếu được đảo thải qua nước tiểu.

Ở người lớn, khoảng 90% liều dùng được bài tiết trong 24 giờ, chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid [khoảng 60%] và liên hợp sulfat [khoảng 30%].

Dưới 5% được thải trừ ở dạng không đổi.

Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 2 giờ.

Các nhóm bệnh nhân đặc biệt

Suy thận:

  • Khi suy thận nặng, sự thải trừ paracetamol hơi chậm.
  • Đối với các dạng liên hợp glucuronid và liên hợp sulfat, tốc độ đảo thải chậm hơn ở người bị suy thận nặng so với người khỏe mạnh.
  • Khoảng thời gian tối thiểu giữa mỗi lần dùng thuốc là 6 giờ hoặc 8 giờ khi dùng paracetamol cho những bệnh nhân này.

Suy gan:

  • Paracetamol đã được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan.
  • Không quan sát thấy sự tích lũy paracetamol đáng kể và không có thay đổi nào về tình trạng lâm sàng hoặc xét nghiệm của bệnh nhân.
  • Thời gian bán thải trung bình là 3,4 giờ. Một số thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy sự suy giảm trung bình của chuyển hóa paracetamol ở bệnh nhân suy gan mạn tính, bao gồm cả xơ gan do rượu, như được thể hiện bởi sự tăng nồng độ paracetamol trong huyết tương và thời gian bán thải dài hơn.
  • Trong những báo cáo này, thời gian bán thải của paracetamol trong huyết tương có liên quan với giảm khả năng tổng hợp của gan. Do đó, nên thận trọng khi sử dụng paracetamol ở bệnh nhân suy gan.

Người cao tuổi:

  • Các đối tượng cao tuổi, dược động học và chuyển hóa của paracetamol thay đổi nhẹ, hoặc không thay đổi.
  • Không cần điều chỉnh liều ở nhóm bệnh nhân này.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em:

  • Các thông số dược động học của paracetamol quan sát được ở trẻ nhỏ và trẻ em cũng tương tự như đã quan sát thấy ở người lớn, ngoại trừ thời gian bán thải trong huyết tương hơi ngắn hơn [khoảng 2 giờ] so với ở người lớn.
  • Ở trẻ sơ sinh, thời gian bán thải trong huyết tương dài hơn so với ở trẻ nhỏ [khoảng 3,5 giờ].
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em đến 10 tuổi bài tiết chất liên hợp glucuronid ít hơn đáng kế và chất liên hợp sulfate nhiều hơn đáng kể so với người lớn.
  • Tổng lượng bài tiết paracetamol và các chất chuyển hóa của nó là như nhau ở mọi lứa tuổi.

Thuốc Efferalgan 150mg được bào chế dạng thuốc đạn dùng đường trực tràng.

Nếu trẻ sốt trên 38,5°C, hãy làm những bước sau đây để tăng hiệu quả của việc dùng thuốc:

  • Cởi bỏ bớt quần áo của trẻ.

  • Cho trẻ uống thêm chất lỏng.

  • Không để trẻ ở nơi quá nóng.

  • Nếu cần, tắm cho trẻ bằng nước ấm, có nhiệt độ thấp hơn 2°C so với thân nhiệt của trẻ.

Tần số và thời điểm dùng thuốc:

Dùng thuốc đều tránh được những dao động về mức độ đau hay sốt. Ở trẻ em, cần có khoảng cách đều giữa mỗi lần dùng thuốc, cả ban ngày lẫn ban đêm, nên là khoảng 6 giờ, hoặc ít nhất là 4 giờ.

Suy thận:

Ở bệnh nhân suy thận nặng, khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần dùng thuốc nên được điều chỉnh theo bảng sau:

Độ thanh thải Creatinin

Khoảng cách dùng thuốc

Cl ≥ 10 mL/phút

6 giờ

Cl < 10 mL/phút

8 giờ

Liều dùng

Liều paracetamol tính theo cân nặng của trẻ, tuổi của trẻ chỉ để tham khảo, hướng dẫn. Nếu không biết cân nặng của trẻ, cần phải cân trẻ để tính liều thích hợp nhất.

Tuổi thích hợp tương ứng với cân nặng được trình bày bên đưới chỉ để tham khảo. Để tránh nguy cơ bị quá liều, kiểm tra các thuốc uống cùng lúc [cả thuốc kê đơn và không kê đơn] phải không chứa paracetamol. Quá liều do vô ý có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và gây tử vong.

Paracetamol có nhiều dạng phân liều khác nhau để điều trị thích hợp tùy theo thể trọng của từng trẻ.

Liều dùng paracetamol hàng ngày khuyến cáo là khoảng 60 mg/kg/ngày, được chia làm 4 lần dùng, khoảng 15 mg/kg mỗi 6 giờ. Vì có nguy cơ gây kích thích trực tràng nên việc điều trị bằng thuốc đạn càng ngắn càng tốt, không nên vượt 4 lần/ngày và nên thay thế sớm nhất có thể bằng đường uống.

Dạng thuốc đạn không thích hợp trong trường hợp bị tiêu chảy.

Xem liều khuyến cáo cụ thể như bảng bên dưới:

Cân nặng [kg]

Tuổi thích hợp *

Hàm lượng paracetamol/ mỗi liều dùng [mg]

Số viên thuốc đạn/ mỗi liều dùng

Khoảng cách tối thiểu dùng thuốc [giờ]

Liều dùng tối đa mỗi ngày [viên]

10 đến    < 15

24 tháng đến < 3 tuổi

150 mg

1

6 giờ

600 mg    [4 viên]

* Khoảng tuổi thích hợp tương ứng với cân nặng chỉ để tham khảo. Việc dùng theo tuổi dựa trên đường cong phát triển chuẩn tại địa phương.

Suy gan: Ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính hoặc bệnh gan còn bù thể hoạt động, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tế bào gan, suy dinh dưỡng kéo dài [kém dự trữ glutathion ở gan], và mất nước, liều dùng không nên vượt quá 3 g/ngày. Vì vậy, nên dùng paracetamol một cách thận trọng ở những bệnh nhân suy gan và chống chỉ định khi có bệnh gan mất bù thể hoạt động, đặc biệt viêm gan bởi rượu, do cảm ứng CYP 2E1 làm tăng tạo chất chuyển hóa của paracetamol gây độc gan.

Bệnh nhân lớn tuổi: Không có liên quan.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Có nguy cơ ngộ độc ở người cao tuổi và đặc biệt ở trẻ nhỏ [cả quá liều điều trị và ngộ độc bất thường đều là hiện tượng chung], có thể gây tử vong. Cũng có nguy cơ quá liều, đặc biệt ở người bệnh gan, ở bệnh nhân suy dinh dưỡng kéo dài và người dùng thuốc cảm ứng enzym. Đặc biệt quá liều có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp này.

Dấu hiệu và triệu chứng: Buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao, đau bụng, đau nửa đầu và đổ mồ hôi thường xuất hiện trong 24 giờ đầu.

Quá liều [dùng một lần quá 7,5 g ở người lớn và 140 mg/kg thể trọng dùng một lần ở trẻ em] sẽ gây hủy tế bào gan, có thể gây hoại tử hoàn toàn và không phục hồi, kéo theo suy tế bào gan, nhiễm acid chuyển hoá, bệnh não có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

Đồng thời, có tăng transaminase gan, lactat dehydrogenase và bilirubin cùng với giảm mức prothrombin có thể xảy ra từ 12 tới 48 giờ sau khi dùng thuốc. Các triệu chứng lâm sàng của tổn thương gan thường rõ rệt lúc ban đầu sau 1 đến 2 ngày, và đạt tối đa sau 3 – 4 ngày.

Xử trí:

  • Đưa ngay đến bệnh viện.

  • Phải lấy ngay một ống máu càng sớm càng tốt để định lượng ban đầu nồng độ paracetamol trong huyết tương nhưng không được sớm hơn 4 giờ sau khi uống paracetamol.

  • Đào thải nhanh lượng thuốc đã dùng bằng rửa dạ dày.

  • Điều trị thông thường về quá liều paracetamol bao gồm uống thuốc giải độc càng sớm càng tốt, là N-acetylcystein [uống hoặc tiêm tĩnh mạch], nếu có thể được, trước giờ thứ 10 sau khi dùng quá liều.

  • Điều trị triệu chứng.

  • Phải tiến hành làm xét nghiệm về gan lúc khởi đầu điều trị và nhắc lại mỗi 24 giờ. Trong hầu hết trường hợp, transaminase gan trở lại mức bình thường sau 1-2 tuần với sự phục hồi đầy đủ chức năng gan. Tuy nhiên, trong trường hợp quá nặng, có thể cần phải ghép gan.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

    Các tác dụng không mong muốn khi dùng Efferalgan 150mg mà bạn có thể gặp.

    Thường gặp, ADR > 1/100

    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    Không có tần suất

    • Máu và hệ bạch huyết: Giảm lượng tiểu cầu.

    • Tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy.

    • Gan mật: Suy gan, hoại tử gan, viêm gan.

    • Miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn, phù mạch.

    • Cận lâm sàng: Tăng enzym gan.

    • Da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa, phát ban, mày đay, hội chứng ngoại ban, mụn mủ toàn thân cấp tính, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson.

    Hướng dẫn cách xử trí ADR

    Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Efferalgan 150mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với paracetamol hoặc với propacetamol hydroclorid [tiền chất của paracetamol] hoặc các thành phần của thuốc.

  • Bệnh gan nặng.

  • Mới bị viêm hậu môn, hoặc trực tràng, hoặc chảy máu trực tràng.

Thận trọng khi sử dụng

Để tránh nguy cơ quá liều, hãy chọn lựa các thuốc khác [bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn] không có chứa paracetamol.

Liều tối đa khuyến cáo:

Với trẻ em cân nặng từ 10 – 15 kg, tổng liều paracetamol không được vượt quá 60 mg/kg mỗi ngày.

Dùng thuốc đạn có nguy cơ gây kích ứng tại chỗ, tần suất và cường độ tăng theo thời gian sử dụng, thời điểm đặt thuốc và liều dùng.

Liều paracetamol cao hơn liều khuyến cáo gây nên nguy cơ tổn thương gan rất nghiêm trọng. Các triệu chứng lâm sàng về tổn thương gan thường được ghi nhận đầu tiên sau 1 đến 2 ngày quá liều paracetamol. Các triệu chứng tổn thương gan tối đa thường được quan sát thấy sau 3-4 ngày. Cần sử dụng thuốc giải độc càng sớm càng tốt.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dầu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Jonnson [SJS], hội chứng hoại tử da nhiễm độc [TEN] hoặc hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính [AGEP].

Dùng thận trọng paracetamol trong những trường hợp sau:

  • Suy tế bào gan, bao gồm hội chứng Gilbert [tăng bilirubin máu có tính gia đình].

  • Suy thận nặng [độ thanh lọc creatinin < 30 mL/phút]. 

  • Thiếu hụt enzym Glucose-6-Phosphat-Dehydrogenase [G6PD] [có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết].

  • Chán ăn, chứng ăn vô độ hoặc suy môn, suy dinh dưỡng kéo dài [tức kém dự trữ glutathion ở gan].

  • Mất nước, giảm thể tích máu.

Thận trọng: Dạng thuốc đạn không thích hợp trong trường hợp bị tiêu chảy.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bác sĩ có thể tùy trường hợp cụ thể mà khuyến cáo hay không khuyến cáo bệnh nhân dùng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Không áp dụng.

Thời kỳ cho con bú

Không áp dụng.

Tương tác thuốc

Ảnh hưởng của Efferalgan lên các thuốc khác:

  • Thuốc uống chống đông máu: Dùng đồng thời paracetamol với các coumarin bao gồm warfarin có thể làm thay đổi nhẹ trị số INR. Trong trường hợp này, cần tăng cường theo dõi trị số INR trong thời gian sử dụng kết hợp cũng như trong 1 tuần sau khi ngưng điều trị với paracetamol.

  • Tương tác với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Sử dụng paracetamol có thể tương tác với xét nghiệm acid uric máu theo phương pháp acid phosphotungstic và với xét nghiệm đường huyết theo phương pháp glucose-oxydase-peroxidase.

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Efferalgan:

  • Phenytoin: Khi sử dụng đồng thời có thể dẫn đến giảm hiệu quả của paracetamol và làm tăng nguy cơ độc tính đối với gan. Những bệnh nhân đang điều trị bằng phenytoin nên tránh dùng paracetamol liều lớn và/hoặc kéo dài. Cần theo đõi bệnh nhân về dấu hiệu độc tính đối với gan.

  • Probenecid: Có thể làm giảm gần 2 lần về độ thanh thải của paracetamol bằng cách ức chế sự liên hợp của nó với acid glucuronic. Nên xem xét giảm liều paracetamoi khi sử dụng đồng thời với probenecid.

  • Salicylamid: Có thể kéo dài thời gian bản thải [1/4] của paracetamol.

  • Các chất gây cảm ứng enzym: Cần thận trọng khi sử dụng đồng thời paracetamol với các chất gây cảm ứng enzym. Những chất này bao gồm nhưng không giới hạn barbiturat, isoniazid, carbamazepin, rifampin và ethanol.

Video liên quan

Chủ Đề