Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật be-li-cốp

Đề bài: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật be-li-cốp

Bạn đang xem: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao

I. Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao 

1. Mở bài

-Giới thiệu về truyện ngắn người Trong bao– Dẫn dắt vấn đề: Cái chết của Bê-li-cốp

2. Thân bài

– Cái chết của Bê-li-cốp là cái chết kì lạ+ Ngã cầu thang+ Không chịu chạy chữa→ Tiếng cười của Va-len-ca đã giáng một đòn nặng nề vào tâm lí sợ hãi cuộc sống, khiến hắn suy sụp nhanh chóng.

– Cái chết của Bê-li-cốp mang tính tất yếu

+ Lối sống thu mình trong bao, tách biệt với thế giới bên ngoài ắt bị xã hội đào thải+ Con người, lối sống của Bê-li-cốp vốn chẳng thể hòa hợp với thế giới bên ngoài.

– Cái chết mang đến sự giải thoát cho chính bản thân Bê-li-cốp và cả những người dân sinh sống trong thành phố:

+ Người dân thành phố cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng+ Bê-li-cốp được giải thoát khỏi những nỗi bất an, lo sợ vô hình.

– Cái chết chứa đựng những tư tưởng, quan niệm sâu sắc của tác giả Sê-khốp về xã hội Nga đương thời.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề
 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao

Thông qua việc xây dựng nhân vật Bê-li-cốp cùng hình tượng “chiếc bao”, nhà văn Sê-khốp trong truyện ngắn “Người trong bao” đã tái hiện đầy thành công hiện thực của xã hội Nga đương thời, đó là bầu không khí tù đọng, u ám của chế độ sa hoàng, cũng chính hiện thực đen tối ấy đã làm nảy sinh những tiêu cực trong đời sống con người Nga, nổi bật hơn cả chính là căn bệnh sợ hãi cuộc sống, một căn “bệnh dịch” có khả năng lây lan mạnh mẽ trong xã hội Nga đương thời. Bê-li-cốp chính là nhân vật đại diện cho lối sống thu mình trong bao cùng nỗi sợ cuộc sống đến cực đoan. Khi còn sống Bê-li-cốp là một hiện tượng kì dị, là đối tượng bàn tán, là trò cười đồng thời cũng là nỗi ám ảnh của người dân trong thành phố. Ngay cả khi đã chết đi thì cái chết của Bê-li-cốp cũng tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân nơi đây, đặc biệt hơn cả, thông qua cái chết ấy, nhà văn Sê-khốp đã truyền tải được những quan niệm, tư tưởng sâu sắc.

Bê-li-cốp trở nên “nổi tiếng” trong trường học và thành phố mình sinh sống bởi lối sống kì dị, khác người, hắn luôn xuất hiện một một diện mạo dị hợp: ăn mặc kín mít, chân đi ủng cao su, mắt đeo kính râm, tay cầm ô, và một chiếc bao đựng đủ mọi vật dụng lỉnh kỉnh khác. Không chỉ có diện mạo, trang phục khác người mà Bê-li-cốp còn là con người cổ hủ, cứng nhắc luôn sống theo những thông tư, giáo điều; hắn tôn sùng quá khứ, sợ hãi thực tại nên có thể nói trang phục, lối sống khép kín chính là lớp vỏ bọc, là “chiếc bao” mà hắn tự dựng lên để bảo vệ mình khỏi những tác động của cuộc sống xung quanh. Khi còn sống Bê-li-cốp chính là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với những người dân trong thành phố bởi, những người “may mắn” đến nhà và rồi dùng cái nhìn soi mói, đánh giá để “gắn kết mối quan hệ” đều không tránh được cảm giác ghét bỏ, sợ hãi; sự tồn tại của hắn khiến nhiều người phải dè chừng, e ngại.

Ấy thế mà một ngày nọ, mọi người trong thành phố bỗng kinh hoàng, sau đó cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm vì Bê-li-cốp đã chết đi. Sự hiện diện của Bê-li-cốp vốn đã kì lạ thế nhưng ngay cả cái chết của hắn cũng thật kì lạ, khác người. Mọi người chỉ biết hắn chết do bệnh nặng, thế nhưng không ai biết rằng nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của hắn. Bị Kô-va-len-cô đẩy ngã từ trên cầu thang vốn chỉ gây ra những vết thương ngoài da, thế nhưng chính tiếng cười lảnh lót “ha ha ha” của Va-len-ca mới là đòn trí mạng đối với hắn, tâm hồn nhu nhược cùng nỗi bất an thường trực trước cuộc sống của hắn bị đả kích đến không phục hồi được. Tiếng cười của Va-len-ca đã trở thành bóng đen ám ảnh trong tâm trí của Bê-li-cốp khiến hắn mắc tâm bệnh, kết hợp với vết thương thể xác mà chết.

Với người dân trong thành phố hay đối với chính bản thân Bê-li-cốp thì cái chết ấy cũng có rất ý nghĩa, đó chính là sự giải thoát. Đối với người dân trong thành phố, khi Bê-li-cốp chết đi họ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái sau mười lăm năm tù đọng, u tối, tuy cảm giác ấy không kéo dài lâu nhưng trong giây phút nào đó họ cũng đã cảm thấy tự do và được thoải mái sau một thời gian dài bị tác động bởi “lối sống Bê-li-cốp”. Đối với bản thân Bê-li-cốp lại là sự giải thoát sau những bất an, tuyệt vọng cùng nỗi sợ khủng khiếp đối với cuộc sống. Khi còn sống Bê-li-cốp bị bủa vây bởi những nỗi sợ hãi, tuy đang sống nhưng hắn luôn cảnh giác, đề phòng với mọi thứ, ngay cả khi nhốt mình trong căn phòng kín mít của mình hắn vẫn chẳng thể yên tâm. Hắn sống đấy nhưng luôn phải gồng mình lên để chống chọi với những nỗi sợ không tên, sống là một niềm hạnh phúc nhưng nhìn vào hắn người ta sẽ hình dung ra rằng, đó chính là sự đầy ải khủng khiếp. Cái chết đến bất ngờ nhưng lại giải thoát cho hắn khỏi những bi kịch, bế tắc của cuộc đời.

Cái chết là kết thúc buồn, là nỗi mất mát lớn nhất trong cuộc đời mỗi người, thế nhưng đối với Bê-li-cốp đó lại là hạnh phúc bởi cuối cùng sau bao nỗi bất an, sợ hãi hắn cũng đã tìm được “chiếc bao” vững chắc và an toàn nhất cho cuộc đời mình, chính nét tươi tỉnh, hạnh phúc của hắn khi nằm trong quan tài đã khiến cho độc giả bất ngờ nhưng cũng vô tình thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng Bê-li-cốp đã có thể buông bỏ được những đề phòng, hoài nghi để sống một “cuộc sống” nhẹ nhàng hơn.

Cái chết của Bê-li-cốp tuy kì lạ, mang đến bất ngờ cho người dân trong thành phố và cả độc giả đang theo dõi câu chuyện, thế nhưng đây cũng là cái chết mang tính tất yếu. Lối sống bảo thù, hèn nhát của Bê-li-cốp hay cũng chính là của một bộ phận trí thức Nga đương thời không chỉ gây ra những bất an cho chính họ, những phiền toái, chán ghét đối với những người xung quanh mà khi nó lây lan, trở thành một căn bệnh dịch có thể kéo theo sự đi xuống của cả một xã hội; lối sống dị biệt ấy có thể tác động, kìm hãm sự phát triển của xã hội, nó khiến con người đánh mất đi ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Do đó, với kiểu người như Bê-li-cốp và lối sống trong bao đầy tiêu cực, sớm muộn cũng sẽ bị xã hội đào thải như một lẽ tất yếu. Tuy là kết thúc buồn nhưng lại là kết thúc hoàn hảo nhất cho cuộc đời của Bê-li-cốp, lựa chọn kết thúc như vậy nhà văn Sê-khốp cũng đã thể hiện được sự quyết liệt, dứt khoát trong việc loại bỏ lối sống tiêu cực, vạch ra con đường sáng để con người có thể sống tự do, hạnh phúc.

Thông qua cái chết của nhân vật Bê-li-cốp, Sê-khốp đã thể hiện quan niệm sâu sắc về sống sống của con người: Cuộc sống không chỉ là nơi con người tồn tại mà còn là nơi con người tìm kiếm hạnh phúc, phát triển và hướng đến sự tự do. Để có được tự do, hạnh phúc thì con người trước hết phải loại bỏ được những chiếc vỏ ốc vô hình để bước ra cảm nhận ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

——————–HẾT————————

Trên đây, chúng tôi đã cùng các em tìm hiểu về  cái chết của nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao, để có thêm những hiểu biết về truyện ngắn này, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 11 khác như: Tính thời sự của hình tượng người trong bao trong xã hội hiện nay, Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong Người trong bao, Phân tích hình tượng cái bao trong truyện ngắn Người trong bao, Phân tích và nêu cảm nghĩ về Người trong bao của Sê-khốp.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra rất nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói. Truyện ngắn “Người trong bao” được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta. Là câu chuyện cười ra nước mắt của Bê-li-cốp, một kẻ mắc bệnh sợ hãi, sống chết đều thảm hại, “Người trong bao” dựng lại không khí u ám, nặng nề ở Nga cuối thế kỉ XIX, thổi cảm giác ấy vào trong lòng người đọc từ đó nói lên khát khao về một sự thay đổi.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật be-li-cốp

Bằng ngòi bút tài năng của mình, Sê-khốp đã dựng lên hình tượng Bê-li-cốp chân thực, đầy ấn tượng từ dáng vẻ bên ngoài đến tính cách, lối suy nghĩ bên trong. Bức chân dung đó được vẽ bằng những nét vẽ thật rõ, thật kì quái và dần được bổ sung, tô đậm thêm. Với cặp kính đen luôn gắn trên gương mặt nhợt nhạt, bé choắt như mặt chồn, Bê-li-cốp nổi tiếng trước hết ở cách ăn mặc, phục sức kì quái, khác thường. “Hắn ta nổi tiếng về một điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào những khi đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông”. Tất cả đều màu đen và đều nằm trong bao, cho vào bao. “ô hắn cũng để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu; và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ây cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta dường như cũng ở trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên...” Cái hình hài trong bao đó của Bê-li-cốp đã khiến cho tác giả phải chán nản mà thốt lên rằng: “Nói tóm lại, con người hắn lúc nào cũng có khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài”. Con người là tổng hòa của những mốì quan hệ, vật mà có kẻ lại muốn tách mình ra khỏi quy luật ấy, muốn sống tách biệt ra khỏi cuộc sống hiện tại. Khát vọng đó vừa là một điều kỳ dị, cũng vừa là một thái độ sống đáng thương. Ngay cả những ý nghĩ của mình, y cũng cố gắng để giấu vào trong bao. Y không có ý kiến riêng về bất kỳ một vấn đề nào. Nói điều gì cũng viện vào các chỉ thị, thông tư, sợ bị vi phạm vào những chỉ thị, thông tư ấy một cách hết sức máy móc và giáo điều. Tính cách kì quái đó của Bê-li-côp được tác giả đây lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng sinh động trong cuộc sống hàng ngày. “Ớ nhà hắn cũng sống thế thôi: cũng vẫn mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế, lúc nào cũng sợ nhỡ có chuyện gì xảy ra. Buồng ngủ của Bê-li-cốp chật như cái hộp. Khi nằm ngủ, hắn kéo chăn trùm đầu kín mít..”.. Trong mối quan hệ vài bạn bè, đồng nghiệp, hắn cũng có những thói quen hết sức kì cục và khác người như thế. Những tiếng thở dài và cái thói quen sống của hắn tác động đến những người xung quanh, khiến cho họ cũng đang dần trở thành một “Bê-li-cốp sợ hãi”: sợ nói to, sự chửi tục, sự làm quen, đọc báo, giúp đỡ người nghèo, dạy chữ... Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp là: “Nhỡ có chuyện gì xảy ra...” Cái sự “nhỡ có chuyện gì” ấy góp phần khắc họa tính cách hèn nhát của hắn, nó chi phối đến cả cuộc đời hắn, khiến cho hắn lúc nào cũng sống trong cảm giác sợ hãi. Bê-li-cốp chưa có một phút giây nào dám sống cho chính mình cả. Hắn tìm kiếm sự an toàn cả về thể xác lẫn tâm hồn trong một cái bao lớn để nó có thể trở thành lớp vỏ ngăn, bảo vệ bao bọc cho hắn khỏi những tác động của cuộc sống bên ngoài. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Sê-khôp đã xây dựng nên một nhân vật có tính cách kì quái mà vẫn chân thực, có ý nghĩa tiêu biểu, và sức khái quát lớn.

Điều đáng nói là Bê-li-cốp lại luôn luôn thỏa mãn, luôn hài lòng với lối sống cổ hủ, lạc hậu và kì quái của mình. Nhận ra sai làm mới là tiền đề cho việc sửa chữa sai làm ấy, đằng này Bê-li-cốp thì không. Hắn cho rằng sống như y mới là đáng sống, làm việc như hắn mới là làm việc, mới là người có trách nhiệm, mới là công dân tốt của nhà nước, là viên chức mẫn cán với cấp trên. Đó là lẽ sống, lối sống, triết lý sống tự nhiên của hắn. Bê-li-cốp tự nguyện, tự giác tuân thủ nghiêm túc và thường xuyên lối sống trong bao. Hắn không hề biết rằng những người xung quanh đang sợ y, chế giễu y, khinh ghét y, thậm chí là ghê tởm. Hắn cũng không biết rằng lối sống đó gây cảm giác ngột ngạt và khó chịu như thế nào đốì với những người xung quanh như thế nào. Cái đáng lưu ý nhất trong tính cách của nhân vật, cái làm cho nhân vật trở nên kỳ quái, cô độc nhất chính là ỏ chỗ ấy. Chính vì kiểu sống và tính cách ấy nên tình yêu muộn mằn với Va-ren-ca, khi y đã ngoài bốn mươi tuổi không thành công cũng là điều dễ hiểu. Sự xuất hiện của chị em Va-ren-ca như một làn gió mới, thổi vào cuộc sống của Bê-li-cốp, thổi vào cuộc sống của những người dân thị trấn vốn đang bị chìm đắm, ảnh hưởng bởi lốì sống kia. Hai chị em họ sống tự nhiên, vui vẻ, sống đúng với con người, với suy nghĩ và tính cách của họ. Và chính vì vậy, Bê-li-côp rất ngạc nhiên và không thể chịu nổi cách sống của chị em cô. Hắn càng ngạc nhiên hoảng hốt vì lại có thể có người vẽ bức tranh châm biếm, chế giễu tình yêu đầu trong sạch và chân thành nhất của y. Và càng không thể hiểu nổi, vì sao để đáp lại thịnh tình (là những lời giáo huấn về lẽ sống mà hắn cho là đúng đắn). Bê-li-cốp chính là một hình tượng nhân vật con người không khát vọng, bản tính ưa sống đơn độc như con ốc, con sên, lúc nào cũng cố thu mình trong vỏ. Hình tượng Bê-li-cốp có sức khái quát cho một kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao. Hình tượng nhân vật này luôn đồng hành, gắn liền với hình tượng chiếc bao với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Có thể nói, hình tượng cái bao là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm, và gợi cho người đọc nhiều ý nghĩa. Đó không chỉ là những thứ Bê-li-cốp dùng để bao gói đồ vật, nhưng đó cũng chính là một cái bao lớn để Bê-li-cốp bao gói chính bản thân mình, tạo ra một cái vỏ, cái kén để chui vào đó, tách biệt với cuộc sống và những biến động của cuộc sống bên ngoài. Cái bao đó cũng giống như lối sống, tính cách của Bê-li-côp, Hơn thế nữa, nó còn biểu trưng cho một kiểu người trong bao, lối sống trong bao, một lối sống không chỉ tồn tại ở Nga cuổì thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà còn mang tính khái quát chung trong mọi thời đại, về những lớp người đang từng ngày, từng giờ sống nhạt nhẽo, thu mình, sống vô nghĩa lý, không niềm tin, niềm vui, không khát vọng về cuộc sống.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật be-li-cốp

Bê-li-cốp một cách bất ngờ, gây cho mọi người xung quanh không ít sự ngạc nhiên. Cái chết đó không chỉ là một chi tiết nghệ thuật quan trọng mà còn là một biện pháp nghệ thuật Sê-khốp dùng để đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao. Xét về mặt lô-gic, đó là cái chết tất yếu. Bê-li-cốp với tạng người, cách sống như hắn, chết trong sợ hãi như thế là một điều tất yếu. Nhất là việc với cái chết, với việc nằm vĩnh viễn trong quan tài, cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm cho mình cái bao tốt nhất, bền vững nhất. Có lẽ đó chính là mong muốn lớn nhất của y. Nhưng điều đáng nói là đằng sau cái chết của Bê-li-côp vẫn còn rất nhiều điều phải bàn. Ban đầu, trước cái chết của Bê-li-cốp, người ta cảm thấy vui mừng, như vừa trút được một gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Vậy mà chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ, như khi Bê-li-cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng... Một cách vô hình, lối sống của Bê-ỉi-cốp đã ngấm vào trong người họ, biến họ thành những người cũng đang trên đà như Bê-li-cốp, sống tẻ nhạt, buồn chán, vô vị... Nhà văn đã khái quát ảnh hưởng, tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống Bê-li-cốp đã ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của văn hóa, đạo đức và tiến bộ xã hội đương thời như thế nào. Tình trạng đó nêu ra một vấn đề đáng báo động: Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li-cốp còn sống lâu dài như một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của loài người. Bê-li-cốp là sự tiếp nối cho hình tượng ‘'con người thừa” ở văn học Nga trước đó, nhân vật được xây dựng trở thành một nhân vật điển hình tiêu biểu cho lối sống vô nghĩa lý, nhạt nhẽo của không ít người trong mọi thời đại. Nhân vật làm ta nhớ đến hàng loạt các kiểu người tương tự thường hay bắt gặp trong các sáng tác của Sê-khốp. Đó là sự thay đổi thái độ từ vồn vã, vui vẻ đến sợ hãi, qụy lụy thảm hại của anh gầy khi gặp lại một người bạn giờ đã trở thành quan chức (Anh béo và anh gầy). Đó là cái chết của một anh viên chức, chết vì sợ hãi, vì một lí do hết sức ngớ ngẩn: vô tình hắt hơi làm bắn nước bọt vào một vị quan chức cao cấp và luôn cho bị ám ảnh bởi lỗi làm của mình, biến cái lỗi vô tình thành cố tình và cuối cùng, tự mình nhận lấy cái chết thảm hại, chết vì sợ hãi (Cái chết của một viên chức). Là cuộc sống và những ước mơ nhỏ nhoi đến đáng thương của ông lý sự (ở nơi đày ải): “ông lý sự luôn miệng khuyên người ta bằng lòng với chính mình, hãy đừng ước mơ cái gì cả và hãy cầu trời sao cho ai cũng được như ta”. Chính cuộc sống nhát sợ, vô nghĩa lý của những kẻ ấy đã làm trì hoãn, đẩy lùi sự phát triển của xã hội. Với tư cách là một bác sĩ, Sê-khôp không những chỉ ra căn bệnh kinh khủng của thời đại mà còn cố gắng cắt nghĩa căn nguyên của căn bệnh ấy. Nhà văn xây dựng kiểu người là nạn nhân của thời đại và của chính bản thân mình. Họ không hẳn là người xấu mà chủ yếu, họ là một thứ nạn nhân của xã hội. Nỗi sợ hãi dần biến họ thành những quái thai của thời đại, sống không ra hồn người. Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đốì với hiện tại và tương lai của nước Nga, của toàn nhân loại, Sê-khốp cũng bức thiết lên tiếng cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỷ, vô vị và hủ lậu mãi như thế được.

Hình tượng Bê-li-cốp trở thành một hình tượng điển hình cho lối sống trong bao của một bộ phận không nhỏ người dân Nga thế kỷ XIX và cho lối sống vô nghĩa lý vẫn đang tồn tại trong con người nói chung. Đó sẽ mãi là một hình tượng nhân vật có ý nghĩa giáo dục rất lớn đôi với mọi con người, trong mọi thời đại: hãy tránh xa cái bao của sự hèn nhát, vô nghĩa có thể bủa vây và chụp lấy con người bất cứ lúc nào. Hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa, với những người xung quanh, với chính bản thân mình.