Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của anh chị về nhân vật Tnú

Trang chủ » Lớp 12 » Soạn văn 12 tập 2

Bài tập: Luyện tập trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2

Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc của anh chị về đôi bàn tay của Tnú.

Bài làm:

Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang đến những ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc bởi nó mang nhiều lớp ý nghĩa.

Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của  Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cúng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay  của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế.  Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy  được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm  lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù. 

=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Rừng xà nu [P3]

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 luyện tập trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2; soạn câu 2 luyện tập trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2; trả lời câu 2 luyện tập trang 49 sgk ngữ văn 12 tập 2; Rừng xà nu; hình ảnh đôi bàn tay của Tnú.

Lời giải các câu khác trong bài

Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập Nghị luận văn học, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án.

Phân tích hình tượng cây xà nu

  • Dàn ý Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu
  • Văn mẫu Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu
  • Khái quát chung về Tác giả Nguyễn Trung Thành
  • Khái quát chung về tác phẩm Rừng xà nu

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu bao gồm Dàn ý và bài văn mẫu phân tích hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu của tác phẩm, giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn và nắm bắt được ý nghĩa của cây cũng như những phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man qua loài cây biểu tượng này.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Dàn ý Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu.

2. Thân bài

a. Khái quát chung về cây xà nu

Cây xà nu chính là cây thông 3 lá, người dân tộc ở các vùng núi Tây Nguyên gọi là cây loong rúh.

Thân cây thẳng tròn, có vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, tán cây hình trứng rộng. Lá cây cứng, hình kim, dài 20-25 cm và thường có màu xanh ngọc, đính 3 lá trên một đầu cành ngắn.

b. Hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu Rừng xà nu

Cây xà nu hiện lên với hàng ngàn, hàng vạn cây, cây nào cũng bị thương do bom đạn của quân giặc, có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, ở chỗ viết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu.

Cây có sức sống mãnh liệt, sự sinh sôi nảy nở phong phú: cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn lao thẳng lên bầu trời, rất ham ánh nắng mặt trời.

Đứng trên đồi xà nu, nhìn ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

→ Cây xà nu với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của mình là đại diện, biểu tượng cho những người dân làng Xô Man kiên cường, gan dạ, can đảm, trước sự hung hăng, tàn bạo của quân giặc nhưng tất cả đều dũng cảm đấu tranh cho dù phải hi sinh tính mạng của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu và cây xà nu xuyên suốt truyện ngắn đồng thời nêu cảm nghĩ.

Văn mẫu Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu

Trong kho tàng nền văn học Việt Nam vô cùng phong phú, chúng ta không thể không nhắc đến đề tài kháng chiến suốt bao nhiêu năm gian khổ. Có nhiều tác giả đã vô cùng thành công khi viết về cuộc sống của con người trong thời kì chiến đấu, một trong số đó phải kể đến nhà văn Nguyễn Trung Thành với truyện ngắn Rừng xà nu. Đầu truyện ngắn, hình ảnh cây xà nu hiện ra gây ám ảnh với bạn đọc.

Cây xà nu chính là loại cây thông ba lá, người dân tộc ở các vùng núi Tây Nguyên gọi là cây loong rúh. Thân cây thẳng tròn, có vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, tán cây hình trứng rộng. Lá cây cứng, hình kim, dài 20-25 cm và thường có màu xanh ngọc, đính 3 lá trên một đầu cành ngắn.

Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Khi Nguyễn Trung Thành viết: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời "trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế" cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.

Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn". Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt "cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh "đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta". Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ "cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man".

Cây xà nu với sức sống mãnh liệt của mình đã bao phủ, che chở cho dân làng Xô Man suốt những năm tháng kháng chiến và cả trong cuộc sống đời thường. Khắp nơi trên mảnh đất ấy, cây xà nu mọc lên tươi tốt, đứng trên đồi xà nu, nhìn ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

Cây xà nu là đại diện cho người dân Xô Man, đức tính kiên cường, sức sống mạnh mẽ của xà nu cũng là những phẩm chất tốt đẹp của con người nơi đây. Nhiều năm tháng qua đi nhưng cây xà nu nói riêng và hình tượng dân làng Xô Man nói chung vẫn giữ nguyên đẹp ban đầu và gây ấn tượng sâu sắc với nhiều thế hệ bạn đọc.

Khái quát chung về Tác giả Nguyễn Trung Thành

1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh Năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V. Sau năm 1954, ông còn có những sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà.

Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này. Nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này.

Văn Nguyễn Trung Thành mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành [Nguyên Ngọc] là: Đất nước đứng lên [1954], Rẻo cao [1961], Đất Quảng [2 tập, 1971 - 1974]...

Khái quát chung về tác phẩm Rừng xà nu

1. Hoàn cảnh sáng tác Rừng xà nu

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biểu Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc [Nguyễn Trung Thành] viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

2. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu

Nhà văn đặt tên cho tác phẩm là “Rừng xà nu” không phải là ngẫu nhiên vô tình mà là một dụng ý nghệ thuật. “Rừng xà nu” là một hàm nghĩa sâu xa, nó là hình ảnh gắn bó mật thiết và để lại những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời viết văn của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành.

Cây xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần bất khuất của đồng bào Tây Nguyên. Hơn thế nữa, xà nu được biết đến là một loại cây rất đặc trưng của núi từng Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng. Ấy là loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch.

3. Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu

Truyện ngắn Rừng xà nu nói về ngôi làng Man ở Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang ác liệt, căm go. Nhân vật chính là Tnú sau thời gian xa làng theo cách mạng đã quay trở về làng, Tnú được thằng bé Heng dẫn đường cho anh Tnú bởi xung quanh làng có nhiều cạm bẫy. Buổi tối hôm đó cụ Mết đã kể cho cả làng nghe về lịch sử của làng và cuộc đời của Tnú. Tnú từ khi mới ra đời đã mồ côi bố mẹ, anh được nuôi dưỡng trưởng thành bởi dân làng Xô Man. Ngay từ khi còn nhỏ Tnú và Mai đã tích cực trong việc nuôi giấu cán bộ Đảng đó là anh Quyết. Anh Quyết dạy cho Tnú nhiều điều bổ ích. Tnú và Mai lấy nhau và họ trở thành những người tiên phong trong việc lãnh đạo dân làng theo cách mạng. Tin làng chuẩn bị phản kháng đã đến tai bọn xấu, chúng cho quân đến đàn áp và phải bắt bằng được Tnú, bọn giặc ác ôn đã tra tấn mẹ con Mai cho đến chết, Tnú không thể giữ được bình tĩnh đã xông ra giết giặc, Tnú bị giặc bắt, bị tra tấn bằng cách đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu nhưng anh không hé răng kêu than một lời. Trước sự dã man, độc ác của giặc, dân làng nổi dậy phản kháng đánh gục kẻ thù. Sáng hôm sau Tnú được cụ Mết, bé Heng, Dít, tiễn anh lên đường theo cách mạng. Họ chia tay nhau ở đồi Xà nu đang tràn trề sức sống vươn lên bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù.

4. Bố cục [3 phần]

Phần 1 [từ đầu đến “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”]: Hình ảnh rừng xà nu

Phần 2 [tiếp đó đến “giội lên khắp người như ngày trước”]: Câu chuyện Tnú sau ba năm đi lực lượng về thăm làng

Phần 3 [còn lại]: Câu chuyện về cuộc đời bi tráng của Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại

5. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Nội dung: Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đặt vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của nhân dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

Nghệ thuật: Đặc sắc, đậm đà chất sử thi hùng tráng. Chất sử thi được thể hiện ở đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu. Kết cấu vòng tròn: mở đầu, kết thúc là hình ảnh rừng xà nu cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách.

6. Mở bài phân tích Rừng xà nu

Tây Nguyên là mảnh đất của văn hóa cồng chiêng và những pho sử thi đồ sộ. Chính mảnh đất này đã thổi hồn vào những trang viết của Nguyễn Trung Thành và để lại nhiều dấu ấn qua “Rừng Xà Nu”, “Đất nước đứng lên”… Truyện ngắn “Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang đến hồi ác liệt. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi hình tượng cây xà nu - tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Tổng hợp 150 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
  • Nghị luận xã hội về trí và nhân
  • Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong đoạn đầu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Video liên quan

Chủ Đề