Việt nam có bao nhiêu thứ trưởng năm 2024

Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ được quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:

Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Theo quy định trên, thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Do đó, Thứ trưởng không phải là thành viên Chính phủ.

Thứ trưởng có phải thành viên Chính phủ hay không? Mỗi Bộ sẽ được có tối đa bao nhiêu Thứ trưởng? [Hình từ Internet]

Mỗi Bộ sẽ được có tối đa bao nhiêu Thứ trưởng?

Số lượng Thứ trưởng tối đa của mỗi Bộ được quy định tại Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo đó, số lượng Thứ trưởng của mỗi Bộ, cơ quan ngang bộ không quá 05 người. Riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thì không quá 06 Thứ trưởng.

Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP thì Thứ trưởng giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.

Và khi Bộ trưởng vắng mặt thì một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.

Ai có quyền bổ nhiệm Thứ trưởng?

Theo Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ là bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội.

Nhóm II: Chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

STT

Cấp

Bậc

Chức danh, chức vụ

III

Các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị quản lý

1

- Ủy viên Trung ương Đảng chính thức [Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác].

- Trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội [Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội].

2

- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

- Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

IV

Các chức danh diện Ban Bí thư quản lý

1

- Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

2

- Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

- Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương [đối với các tổ chức hội có đảng đoàn].

- Trợ lý các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.

3

- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Nhóm III: Khung chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý

STT

Cấp

Bậc

Chức danh, chức vụ

V

Tổng cục trưởng và tương đương

1

- Tổng cục trưởng.

- Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

- Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy viên Thường trực các Ủy ban của Quốc hội.

- Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Ban Biên tập Báo Nhân dân; Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

- Phó trưởng ban chuyên trách hoặc ủy viên chuyên trách các ban chỉ đạo ở Trung ương; ban chỉ đạo do Thủ tướng, Phó Thủ tướng làm trưởng ban chỉ đạo.

- Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

3

- Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân; Giám đốc Truyền hình Quốc hội.

- Tổng Giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

- Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Phó Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng Chính phủ, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội.

- Phó bí thư chuyên trách công tác đảng ở các Đảng ủy: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

VI

Phó Tổng cục trưởng và tương đương

1

- Phó tổng cục trưởng.

- Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Phó Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

- Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

2

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn.

Chủ Đề