Việt nam là một đất nước như thế nào năm 2024

Khoản 1, Điều 5, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị, nhưng lại giàu tính triết lý, gói trọn cả niềm tự hào, tự cường dân tộc của bao người dân đất Việt.

Đó là chân lý về độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ của toàn dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Đối với dân tộc Việt Nam, một quốc gia thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ còn là một giá trị hết sức thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi xương máu, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Ông Lê Văn Liên [trái], dân tộc Thái, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 7, thị trấn Kiến Đức [Đắk R'lấp] luôn quan tâm trao đổi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến các dân tộc trên địa bàn. Ảnh: Hồ Mai

Có thể nói, do những điều kiện về địa lý tự nhiên, nằm ở vị trí chiến lược nên lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình chống thiên tai, địch họa. Chính những cuộc đấu tranh đó đòi hỏi cộng đồng dân tộc phải sát cánh, đoàn kết, chụm lại với nhau. Tính tất yếu khách quan đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối còn xuất phát từ chủ trương, chính sách nhất quán của các thế lực xâm lược.

Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông, nhưng luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược hùng mạnh, các đế quốc lớn trên thế giới. Những thế lực này dù từ đâu đến, đến vào thời kỳ nào đều thực thi chủ trương, thủ đoạn “chia để trị”.

Trong Bản án chế độ thực dân Pháp viết vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh từng vạch rõ: "Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng phá vỡ tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đẩy họ chống lại nhau người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập nên một “liên bang” gọi là “Liên bang Đông Dương””.

Trong điều kiện đó, để tồn tại và phát triển, người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đều nhắc nhở, đòi hỏi lẫn nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nên truyền thống đoàn kết Việt Nam. Truyền thống đó trở thành nguồn gốc làm nên sức mạnh của cộng đồng người Việt và trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là mỗi khi đất nước bị họa xâm lăng. Lịch sử chỉ ra rằng,khi nào dân tộc bị chia rẽ, bè phái thì đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, suy yếu và bị thôn tính.

Trong thời đại ngày nay, khi mà chủ nghĩa đế quốc đã liên kết với nhau trên phạm vi thế giới, khi mà mỗi vấn đề dù lớn hay nhỏ của một quốc gia đều có ảnh hưởng, tác động đến các quốc gia khác thì tư tưởng đại đoàn kết lại càng phải phát huy để tạo ra nguồn lực đủ sức chống lại sự tha hóa từ bên ngoài tràn vào, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Mặt khác, thế giới đang có những chuyển biến lớn theo xu hướng đa phương và song phương, hội nhập và phát triển. Đó là những yếu tố khách quan mang tính thời đại, bởi vậy sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới là một tất yếu lịch sử. Cách mạng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề là chúng ta phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiềm năng sức mạnh dân tộc với sự vận động của quốc tế để không bỏ lỡ, không đánh mất thời cơ hội nhập phát triển, nhưng cũng không bị hòa tan, không lệ thuộc vào bên ngoài.

Bước vào công cuộc đổi mới, tư tưởng chủ đạo trong đường lối của Đảng ta là phải luôn khơi dậy và phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sức mạnh của dân tộc. Đặt lợi ích dân tộc và lợi ích của con người lên hàng đầu, lấy đó làm cơ sở xây dựng các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, làm nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời, phải mở rộng quan hệ quốc tế để tranh thủ mọi cơ hội, mọi khả năng, mọi nguồn lực bên ngoài nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Chính trị 07:10, 09/05/2015 GMT+7

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”

BP - Tư tưởng sâu sắc và lời khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới lần đầu vào tháng 2-1958. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đã bảy lần nói đến điều này. Từ đó cho thấy sự nhất quán của Người về tính thống nhất, không thể chia rẽ, tách rời Nam bộ khỏi Việt Nam; về thắng lợi tất yếu của sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xe Quốc huy diễu hành tại lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn tại Quảng trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: T. Phương

Song, nếu nhìn sâu xa hơn, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” còn là chân lý ngàn đời của lịch sử Việt Nam, một tình cảm thiêng liêng, một ý chí sắt đá bảo vệ toàn vẹn non sông mà không một thế lực ngoại bang hay cơ hội trong nước nào có thể phá vỡ được, dù cho đó là lịch sử ngàn năm qua hay mãi mãi sau này.

Tư tưởng thống nhất dân tộc được thể hiện từ truyền thuyết thuở vua Hùng dựng nước, câu chuyện cùng chung bọc trứng “đồng bào”, chuyện 99 con voi chầu về một hướng để nhắc nhở những ai muốn đổi lòng nhìn theo hướng khác. Vì thế, lịch sử đã chứng minh rằng, trong bất kỳ thời điểm nào, các thế lực cả trong và ngoài nước phá hoại lại sự thống nhất ấy đều phải chịu những hậu quả nặng nề, bị lịch sử phủ định.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia nước ta ra 3 kỳ, 3 xứ riêng lẻ: Nam kỳ - Cochinchine, Trung kỳ - Annam, Bắc kỳ - Tonkin, với ba chế độ khác biệt, hòng dễ bề cai trị. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa được khai sinh và tuyên bố độc lập, thống nhất, xóa bỏ chế độ phân chia Bắc - Trung - Nam của thực dân, phát xít.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngay từ đầu, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không chủ quan về một kẻ thù mới là đế quốc Mỹ, song, vẫn hy vọng về sự nghiệp thống nhất đất nước sẽ có được sau 2 năm ký Hiệp định Geneve về Đông Dương. Bởi những điều khoản trong hiệp định về sự đảm bảo chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ có ý nghĩa quân sự, tạm thời và một cuộc tổng tuyển cử tự do năm 1956 trên toàn quốc để hoàn toàn thống nhất đất nước. Song điều dự báo và không mong muốn đó đã thành sự thật. Mỹ - ngụy đã phá hoại Hiệp định Geneve hòng chia cắt đất nước, tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với đặc điểm lớn và bao trùm nhất là đất nước bị chia làm hai miền. Nhưng Việt Nam là một cơ thể thống nhất, từ đất liền ra hải đảo, không thể tách rời. Đảng và Bác Hồ đã nhiều lần khẳng định: “Nước Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, vì nước ta là một khối, không ai chia cắt được”, “Nam Bắc là một nhà, là anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được”, “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai có thể chia cắt được”, “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”... Tinh thần ấy được thể hiện cụ thể trong chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày nay, hoàn cảnh tuy đã khác nhưng ý chí thống nhất, tinh thần đoàn kết đã làm nên chiến thắng trong chiến tranh giữ nước vẫn là bài học hàng đầu, là sự nhắc nhở chúng ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn cũng đã chứng kiến, cùng lâm vào cảnh khủng hoảng, khó khăn như nhau nhưng ở châu Mỹ Latinh và gần đây nhất là Thái Lan thoát khỏi khủng hoảng rất khó khăn, vì sự chia rẽ, tranh chấp, lật đổ. Nhưng ở vùng Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc nên họ vượt qua khó khăn và phát triển nhanh.

Đối với Việt Nam, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của đại đoàn kết dân tộc nên Đảng ta luôn quan tâm, tìm các giải pháp để phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong mọi giai đoạn cách mạng. Hội nghị lần thứ 7 khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Trong bối cảnh mới, nhiều nhân tố thuận lợi để phát huy khối đại đoàn kết mất đi, xuất hiện nhiều nhân tố, thời cơ mới và nảy sinh không ít những nhân tố kìm hãm, phá vỡ khối đại đoàn kết, đưa đến sự chia rẽ cộng đồng dân tộc. Những nhân tố đó như là phần chìm của tảng băng, khó phát hiện, và phát hiện được thì ngăn chặn sự phát triển, lây lan cũng không dễ dàng. Đặc biệt, thời gian gần đây, âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch và phần tử xấu luôn diễn ra thường xuyên, liên tục, thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số phần tử trong nước núp bóng dưới danh nghĩa “yêu nước”, “bảo vệ dân oan”, “phong trào dân chủ”, “mạng lưới blogger”... ra sức tiếp tay cho các hoạt động chống phá từ bên ngoài, kích động người dân biểu tình, hình thành những trào lưu đối lập... nhằm thực hiện mưu đồ chia rẽ, phá vỡ tính thống nhất của dân tộc. Một số khác thì không ngừng đưa ra những bài viết có nội dung xuyên tạc, nói xấu những lãnh tụ của cách mạng Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước... Tất cả hoạt động đó của các thế lực thù địch không chỉ nhằm làm suy giảm, tiến tới làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam, vào sự nghiệp cách mạng; mà lớn hơn, chúng còn nhằm gây mâu thuẫn chia rẽ giữa đồng bào trong nước với nhau; giữa đồng bào trong nước với đồng bào ở nước ngoài.

Song nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và các thế lực thù địch cần phải hiểu rằng, dân tộc Việt Nam có tình yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó lâu đời, được thử thách qua nhiều thăng trầm của lịch sử, sự kết dính của tình dân tộc không dễ gì các thế lực thù địch có thể chia rẽ được. Ý chí thống nhất để phấn đấu cho mục tiêu tối cao là độc lập, tự chủ được hình thành từ rất sớm trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam, “thống nhất” gắn liền với “độc lập”. Muốn độc lập phải thống nhất thì mới có đủ sức mạnh để giữ nước và dựng nước. Mọi xu hướng cát cứ, chia cắt đều không tồn tại được lâu dài vì đi ngược yêu cầu đó.

Chủ Đề