Virus covid 19 sống được bao lâu trong không khí

Nghiên cứu mới: COVID-19 mất 90% khả năng lây nhiễm trong vòng vài phút trong không khí

Virus covid 19 sống được bao lâu trong không khí

SKĐS - Coronavirus gây COVID-19 mất 90% khả năng lây nhiễm cho con người trong vòng 20 phút sau khi bay vào không khí – theo mô phỏng đầu tiên trên thế giới về cách virus sống sót trong không khí thở ra cho thấy.

Virus covid 19 sống được bao lâu trong không khí

Đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Phát hiện này nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc lây truyền COVID-19 trong phạm vi ngắn, nên việc giữ khoảng cách vật lý và đeo khẩu trang có thể là phương tiện hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm.

"Nguy cơ phơi nhiễm lớn nhất là khi bạn ở gần ai đó bị nhiễm virus"- Giáo sư Jonathan Reid, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí dung của Đại học Bristol và là tác giả chính của nghiên cứu trên cho biết.

"Khi bạn di chuyển ra xa hơn, không chỉ lượng virus phát tán ra bị loãng đi, virus đã mất khả năng lây nhiễm do thời gian" – GS Reid khẳng định.

Cho đến nay, giả định  về việc virus tồn tại được bao lâu trong các giọt nhỏ trong không khí đều dựa trên các nghiên cứu liên quan đến việc phun virus vào các bình kín có tên là trống Goldberg - vật có tác dụng xoay để giữ các giọt nhỏ trong không khí.

Sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng virus lây nhiễm vẫn có thể được phát hiện sau 3 giờ. Tuy nhiên, những thí nghiệm như vậy không tái tạo chính xác những gì xảy ra khi con người ho hoặc thở.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị cho phép tạo ra bất kỳ số lượng nhỏ nào có chứa virus và đưa chúng bay nhẹ nhàng giữa hai vòng điện trong khoảng thời gian từ 5 giây đến 20 phút, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm và tia cực tím, cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh chúng.

"Đây là lần đầu tiên mô phỏng những gì virus thể hiện trong quá trình thở ra" –  GS Reid cho biết.

Nghiên cứu này cho rằng khi các phần tử virus rời khỏi điều kiện tương đối ẩm và giàu carbon dioxide của phổi, chúng nhanh chóng mất nước và khô đi, trong khi quá trình chuyển đổi sang mức carbon dioxide thấp hơn là liên quan đến sự gia tăng nhanh chóng của pH.

Cả hai yếu tố này đều làm gián đoạn khả năng lây nhiễm sang tế bào người của virus, nhưng tốc độ làm khô các hạt thay đổi tùy theo độ ẩm tương đối của không khí xung quanh.

Khi con số này thấp hơn 50% - tương tự như không khí tương đối khô được tìm thấy ở nhiều văn phòng – virus đã mất khoảng một nửa khả năng lây nhiễm trong vòng 5 giây, sau đó sự suy giảm chậm hơn và ổn định hơn, với tỷ lệ mất thêm 19% so với 5 phút tới. 

Ở độ ẩm 90% - gần tương đương với phòng xông hơi ướt hoặc phòng tắm - sự suy giảm khả năng lây nhiễm diễn ra từ từ hơn, với 52% hạt còn lại lây nhiễm sau 5 phút, giảm xuống khoảng 10% sau 20 phút, sau đó không có sự khác biệt giữa hai điều kiện.

Tuy nhiên, nhiệt độ của không khí không tạo ra sự khác biệt nào đối với khả năng lây nhiễm của virus, trái ngược quan điểm rằng khả năng lây truyền virus thấp hơn ở nhiệt độ cao.

"Điều đó có nghĩa là nếu hôm nay tôi gặp bạn bè ăn trưa trong quán, thì rủi ro chính có thể là tôi truyền virus cho bạn bè của mình hoặc bạn bè của tôi truyền virus cho tôi, hơn là nó được truyền từ ai đó" – GS Reid giải thích.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang trong những tình huống mà mọi người không thể cách xa nhau.

TS Julian Tang, một nhà virus học lâm sàng tại ĐH Leicester, cho biết phát hiện này ủng hộ những gì các nhà dịch tễ học đã quan sát được, đồng thời khẳng định rằng "khẩu trang rất hiệu quả…trong việc chống lây nhiễm virus".

Các hiệu ứng tương tự đã được nhìn thấy trên cả 3 biến thể Sars-CoV-2 mà nhóm đã thử nghiệm cho đến nay, bao gồm cả Alpha. Họ hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm với biến thể Omicron trong những tuần tới.

Mời các bạn xem thêm video:

Bộ Y Tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên Đán


Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhật - Bác sĩ Truyền nhiễm - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Virus Corona - nguyên nhân gây ra đại dịch COVID 19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ dùng, hoặc thông qua giọt bắn của người mang bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bởi vì đường lây truyền của virus corona khá phong phú nên có thể khiến bệnh lây lan thành dịch bệnh nguy hiểm. Vậy để có thể phòng chống dịch bệnh lây lan hiệu quả cần biết đặc điểm và quá trình phát triển của virus COVID 19.

1. Các nguồn lây lan của virus COVID 19

Để biết được thời gian tồn tại của virus corona trong không khí thì cần phải hiểu được con đường lây lan của virus này:

  • Virus corona có thể lây từ người bệnh sang người lành. Con đường lây nhiễm này có thể được hoạt động do quá trình tiếp xúc giữa người bệnh và người lành thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng hoặc có thể do hắt hơi, ho. Virus trú ngụ trong nước bọt và dịch tiết từ mũi họng sẽ được lây truyền từ người bệnh sang người lành ở khoảng cách dưới 2 mét.
  • Virus corona có thể lây thông qua không khí. Những giọt bắn được tiết ra từ người bệnh có chứa virus có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại ở môi trường này trong một thời gian nhất định. Vì vậy, những khu vực có môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim có thể là nơi dễ dàng lây truyền cho người lành. Bởi vì những khu vực này thường kín, không gian hẹp và sử dụng điều hoà tạo điều kiện thuận lợi cho virus corona lây trong không khí. .
  • Virus corona có thể lây truyền qua các vận dụng và đồ vật xung quanh. Các giọt bắn có chứa virus COVID 19 rơi vào các vận dụng và người lành có thể cầm, sờ vào sẽ bị nhiễm virus.

Virus corona tồn tại bao lâu trong không khí? Câu hỏi này luôn được mọi người quan tâm để có thể biết cách phòng ngừa lây nhiễm một cách hiệu quả. Corona trong không khí có thể tồn tại theo thời gian tuỳ thuộc vật liệu hay dụng cụ lây nhiễm:

  • Nếu virus corona trong không khí thì có thời gian tồn tại tối đa khoảng 3 giờ.
  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng đồng thì thời gian tồn tại tối đa của virus khoảng 4 giờ.
  • Trên bề mặt giấy bìa cứng, virus corona có thời gian tồn tại tối đa khoảng 1 ngày
  • Với những chất liệu bằng thép không gỉ thì thời gian tồn tại tối đa của virus corona có thể khoảng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây cho biết biến thể virus corona có thể tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Chẳng hạn như biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon hoặc có thể sống sót trên da người trong khoảng thời gian 21 giờ. Vì vậy, nếu tiếp xúc gần với người mang bệnh hoặc đồ dùng chứa virus thì có nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao.

3. Cách phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV2

Việc tìm hiểu đặc điểm cũng như thời gian tồn tại của virus corona có thể giúp mọi người phòng tránh dịch bệnh đạt hiệu quả. Một số phương pháp có thể áp dụng giúp phòng tránh lây nhiễm COVID 19 bao gồm:

  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng chỉ định. Có lẽ tiêm vắc xin COVID hiện là biện pháp tốt nhất giúp hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV 2 cùng với các biến chủng của loại virus này. Hơn nữa, vắc xin có thể còn có tác dụng giúp bảo vệ người dân tránh được những biến chứng nặng của bệnh đồng thời hạn chế nguy cơ tử vong cao.
  • Sử dụng khẩu trang thường xuyên có thể giúp tránh lây lan virus gây bệnh kể cả khi đã hoặc chưa tiêm vắc xin. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt sao cho thoải mái và đúng cách để nâng cao hiệu quả phòng chống virus lây truyền.
  • Giữ khoảng cách an toàn trên 2 mét để hạn chế lây nhiễm virus corona. Trong trường hợp chăm sóc người bệnh nhiễm COVID thì cần phải trang bị khẩu trang và dụng cụ đầy đủ để tránh nhiễm virus từ người bệnh. Đồng thời thường xuyên thực hiện khử khuẩn để bảo vệ bản thân và người bệnh.
  • Tránh tập trung ở những nơi đông người. Những nơi tụ tập đông người chính là nguồn lây lan virus rất nhanh đặc biệt ở những khu vực có không gian khí, có sử dụng điều hoà. Thêm vào đó, ở bên ngoài hãy để cho không khí được lưu thông bằng cách mở cửa và sử dụng quạt.
  • Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ virus có thể lây lan vào tay và nhiễm vào người. Do virus corona có thể tồn tại trên các bệnh mặt đồ vật, vì vậy chúng ta nên thực hiện rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trong khoảng 20 giây. Trường hợp người bệnh ho, hắt hơi ở nơi công cộng thì cần phải che miệng, và khử trùng vị trí này bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Vệ sinh và khử trùng bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh chẳng hạn như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế,... Khi trong nhà có người mắc COVID thì cần thực hiện khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số thiết bị lọc không khí để lọc sạch bụi mịn trong ngôi nhà của mình:

  • Sử dụng màng lọc khí có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn trong không khí. Đồng thời công nghệ lọc còn giúp cho không khí trong lành và tươi mát, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.
  • Vòng đeo nhỏ gọn với trọng lượng 40 gam có chứa titanium với 2 triệu ion âm giúp gắn các virus, vi khuẩn trong không khí và biến những hạt bụi mịn thành các khối lớn hơn, nặng hơn và có thể rơi xuống dưới đất. Ngoài ra, thiết bị cũng như mặt nạ vô hình với những ion âm có khả năng loại bỏ hiệu quả các thành phần ô nhiễm nhỏ trong không khí, bảo vệ người sử dụng không hít phải không khí ô nhiễm cũng như các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Ô nhiễm không khí và các bệnh đường hô hấp
  • Cách nào làm sạch bụi mịn PM2.5?
  • Phòng bệnh đường hô hấp do ô nhiễm không khí