Vở bài tập Tiếng Việt Tập 1 trang 39, 40

Câu 1 trang 39, 39 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới:

a] Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

b] Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

Phương pháp giải:

a. - Em đọc câu văn thứ nhất.

- Em đọc những câu văn còn lại.

- Em đọc kĩ toàn bài.

b. - Em đọc kĩ toàn bài để xác định những mốc thời gian được nhắc tới trong bài.

- Em đọc kĩ để xem tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát: thị giác [mắt nhìn], thính giác [tai nghe], khứu giác [mũi ngửi], xúc giác [tay sờ]

- Em đọc kĩ bài.

Trả lời:

a] 

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

  + Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

  + Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b]

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

   + Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

  + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Tác dụng của liên tưởng: Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

Câu 2 trang 40 VBT Tiếng Việt lớp 5: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước [một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước].

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

A. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp

- Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu [con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu]

- Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? [đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em]

B. Thân bài :

- Tả dòng sông

a] Buổi sáng

+ Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.

+ Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.

+ Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.

+ Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.

b] Buổi chiều

- Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.

- Lòng sông hẹp lại.

- Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.

- Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.

C. Kết luận :

-  Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.

-  Con sông làm nên vẻ đẹp cho quê hương.

I - Nhận xét

Đọc lại bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55], trả lời câu hỏi:

Vẽ về cuộc sống an toàn

• 50 000 bức tranh dự thi của thiếu nhi cả nước.

• 60 tranh được trưng bày.

• 46 giải thưởng

• Nhận thức và khả năng thẩm mĩ của các em rất đáng khích lệ.

       UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn.

       Được phát động từ tháng 4-2001 nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo thiếu nhi cả nước. Chỉ trong vòng 4 tháng, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 50 000 bức tranh gửi về từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sơn La, Hà Giang, Quảng Bình, Hải Dương, Nghệ An, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang,…

        Chỉ cần điểm qua tên một số tác phẩm cũng đủ thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, thật là phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất [Hoàng Minh Uyên, 10 tuổi, giải đặc biệt], Gia đình em được bảo vệ an toàn [Tạ Bích Ngọc, 9 tuổi, giải nhất], Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường[Nguyễn Thúy Mai Dung, 7 tuổi, giải ba], Chở ba là không được [Nguyễn Ngọc Lan Dung, 12 tuổi, giải ba],…

         60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm [trong đó có 46 bức đoạt giải] đã làm nên một phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

Theo báo Đại Đoàn Kết

a] Bản tin này gồm mấy đoạn? .............................

b] Viết vào chỗ trống sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn, tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu.

Đoạn

Sự việc chính

Tóm tắt mỗi đoạn

...........

....................

...........................

c] Viết tóm tắt toàn bộ bản tin : Vẽ về cuộc sống an toàn.

Phương pháp giải:

a. Em đọc toàn bộ bài để xác định được bản tin chia làm mấy đoạn.

b. Đọc kĩ nội dung từng đoạn để tóm tắt lại bằng một hoặc hai câu.

c. Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

- Đọc để nắm vững nội dung bản tin.

- Chia bản tin thành các đoạn.

- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

Trả lời;

a] Bản tin gồm 4 đoạn.

b] Ghi vào chỗ trống trong bảng dưới đây sự việc chính được nêu ở mỗi đoạn, tóm tắt mỗi đoạn bằng một hoặc hai câu.

Đoạn

Sự việc chính

Tóm tắt mỗi đoạn

1

Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề. Em muốn sống an toàn vừa được tổng kết.

UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh với chủ đề em muốn sống an toàn.

 2

Nội dung và kết quả của cuộc thi.

Trong 4 tháng có 50.000 bức tranh của thiếu nhi gửi đến.

 3

Nhận thức của thiếu nhi bộc lộ qua những tác phẩm dự thi.

Tranh vẽ cho thấy kiến thức của thiểu nhi về an toàn rất phong phú.

 4

Năng lực hội họa của thiếu nhi bộc lộ qua cuôc thi.

Tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

c] Viết tóm tắt toàn bộ bản tin: Vẽ về cuộc sống an toàn.

           UNICEF Việt Nam và báo Thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Em muốn sống an toàn". Trong vòng 4 tháng [từ tháng 4 - 2001], cuộc thi đã thu hút được 50.000 bức tranh của thiếu nhi khắp nơi gửi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của các em về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú, không những vậy tranh còn được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

II. Luyện tập

1. Đọc bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 63 - 64], tóm tắt bản tin bằng ba hoặc bốn câu :

Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới

        Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với những giá trị ngoại hạng về thẩm mĩ, địa chất, đa dạng sinh học và lịch sử - văn hóa.

          Sáu năm sau, ngày 29-1-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên về địa chất, địa mạo. Đây là khu vực có các quá trình địa chất đặc biệt, có đặc điểm nổi bật về địa mạo, đồng thời là khu vực có cảnh quan thiên nhiên ngoại hạng và có giá trị đặc biệt về thẩm mĩ.

           Chiều 11-12-2000, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNESCO.

           Việc lần thứ hai UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới cho thấy rõ Việt Nam đã hết sức quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản trên đất nước mình, trong đó có vai trò quan trọng của tỉnh Quảng Ninh.

Theo Hoàng Hoa

................

2. Dựa theo cách trình bày bài báo Vẽ về cuộc sống an toàn [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55], em hãy viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

17-11-1994................

Phương pháp giải:

1] Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

- Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.

- Chia bảng tin thành các đoạn.

- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

2] Thực hiện theo các bước sau để tóm tắt bảng tin.

- Đọc để nắm vững nội dung bảng tin.

- Chia bảng tin thành các đoạn.

- Xác định sự việc chính của mỗi đoạn.

- Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, những từ ngữ nổi bật.

Trả lời:

1] Ngày 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngày 29-11-2000, UNESCO lại công nhận vịnh Hạ Long là di sản về địa chất, địa đạo. Ngày 11-12- 2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy Việt Nam rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên.

2] Dựa theo cách trình bày bài báo vẽ về cuộc sống an toàn [sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 54 - 55], em hãy viết phần lớn tóm tắt in đậm cho bài báo vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- 17-11-1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- 29-11-2000 được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, trong đó nhấn mạnh các giá trị về địa chất, địa đạo.

- Chiều 11-12-2000 họp báo công bố quyết định của UNESCO.

- Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị.

Video liên quan

Chủ Đề