Vốn pháp định của ngân hàng thương mại đô ai quy định

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, mức vốn pháp định đối với các loại hình ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định như sau: Ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng; Ngân hàng chính sách là 5.000 tỷ đồng; Ngân hàng hợp tác xã là 3.000 tỷ đồng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu đô la Mỹ [USD];Công ty tài chính là 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, mức vốn này của Công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng; Tổ chức tài chính vi mô là 5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn là 0,5 tỷ đồng; Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường là 1 tỷ đồng.

Nghị định quy định, tổ chức tín dụng [trừ quỹ tín dụng nhân dân], chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định trên, chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2020.

Đặc biệt, cũng kể từ ngày 15/01/2020, trường hợp có văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày văn bản quyết định thay đổi về địa giới hành chính, phân loại đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân phải có biện pháp bảo đảm có vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định trên.

VỐN PHÁP ĐỊNHI. Tổng quan về vốn pháp định1. Vốn pháp định là gì?2. Vai trò của vốn pháp định3. Hạn chế của các Văn bản quy định về vốn pháp định qua các thời kỳII. Vốn pháp định trong NHTM1. Khái niệm2. Những thay đổi về vốn pháp định qua các thời kỳa. Văn bản quy định vốn pháp định đối với NHTM và mức thay đổi qua các nămb. Nguyên nhân sự thay đổi mức vốn pháp định qua các thời kìIII. Thực trạng quá trình tăng vốn pháp định của các NHTM1. Những khó khăn của NH trong quá trình thay đổi vốn pháp định2. Hệ quả của việc gia hạn tăng vốn pháp địnhI. Tổng quan về vốn pháp định:1. Vốn pháp định là gì?Theo khoản 6 điều 4, luật Doanh nghiệp 2005, “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ đặt ra mức sàn tối thiểu về vốn đối với một số ngành nghề cụ thể và nhà đầu tư phải đáp ứng số vốn đó từ bằng hoặc lớn hơn mức mà nhà nước đặt ra thì mới được thành lập doanh nghiệp và hoạt động trong ngành nghề đó.2. Vai trò của vốn pháp địnhLuận bàn về vai trò của vốn pháp định, chúng ta thấy rằng ở một số nước, nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính của họ dựa trên mức vốn tối thiểu nhà nước ấn định khi thành lập doanh nghiệp [vốn pháp định]. Đây được xem là biện pháp cần thiết để đánh giá đúng thực lực và quy mô của nền kinh tế, hạn chế tình trạng nhà đầu tư ra thương trường theo dạng “tay không ra trận”gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và các đối tác của họ nói riêng. Vốn pháp định được xác định như là “ngưỡng”tài chính tối thiểu mà nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải đáp ứng và chứng minh bằng các phương thức khác nhau như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định [thường là tại ngân hàng] để lấy giấy xác nhận của của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanhnghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam rồi mới được phép hoạt động kinh doanh. 3. Hạn chế của các Văn bản quy định về vốn pháp định qua các thời kỳMột là, nhìn vào danh mục các ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định có thể nhận thấy một điều đáng lo ngại là danh mục các ngành nghề phải có vốn pháp định ngày càng có chiều hướng tăng cao, nhất là từ năm 2007 đến nay. Trước đây, trong giai đọan từ năm 1990 - 1999 một trong những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp lúc đó là phải có vốn pháp định, cho nên Nghị định 221/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 23/07/1991 đã công bố danh mục của gần 100 ngành nghề phải đáp ứng mức vốn pháp định với ngưỡng vốn rất thấp, không phù hợp, mang tính đại trà, đã gây nên những phản ứng gay gắt trong xã hội. Đến khi Luật Doanh nghiệp [1999] ra đời thì chỉ còn 4 ngành nghề là kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh vàng bạc là có quy định vốn pháp định [riêng ngành kinh doanh vàng bạc thì từ năm 2005 đã chính thức bị bãi bỏ]. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2000 đến ngày 30/06/2006 thực chất chỉ tồn tại 3 - 4 ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2006 đến nay, khi vận hành Luật Doanh nghiệp [2005], cùng với đó là nhiều đạo luật chuyên ngành khác cũng được ban hành như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán, Luật Điện ảnh… thì danh mục các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định lại được mở rộng. Bên cạnh ba ngành nghề kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán như đề cập trên thì các ngành nghề khác như dịch vụ đòi nợ thuê [theo Nghị định 104/CP ngày 14/06/2007], dịch vụ bảo vệ [theo Nghị định 52/CP ngày 24/04/2008], vận chuyển hàng không [theo Nghị định 76/CP ngày 09/05/2007], kinh doanh bất động sản [theo Nghị định 153/CP ngày 27/10/2007] và kinh doanh sản xuất phim [theo Nghị định 96/CP ngày 06/06/2007] đã được chính thức bổ sung phải có vốn pháp định cho những doanh nghiệp thành lập mới và đã thành lập.Điều này là không thực sự thuyết phục vì hàng loạt các ngành nghề mới vừa bổ sung vốn pháp định trong thời gian ngắn ngủi vừa qua cũng chưa thực sự cần thiết. Các ngành nghề đó nhà đầu tư đã kinh doanh, đã thành lập doanh nghiệp nhưng không phát sinh các vấn đề lớn liên quan đến vốn của doanh nghiệp thì có cần thiếtphải đặt ra quy định mới về vốn pháp định không, khi mà điều này dễ gây nên những xáo trộn lớn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng nghìn, hàng chục nghìn doanh nghiệp. Đặc biệt các ngành nghề như dịch vụ bảo vệ, dịch vụ đòinợ thuê là những ngành nghề mà chi phí bỏ ra không lớn, dân gian thường quan niệm “lấy công kiếm lời” thì có cần thiết phải quy định mức vốn 2 tỷ như trên không? Quy định mức vốn pháp định như vậy là không phù hợp với yêu cầu phát huy nội lực mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phải có sự điều chỉnh vấn đề số lượng ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định trong thời gian tới, tránh tình trạng quay trở lại cơ chế cũ như Nghị định 221/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 23/07/1991, quy định số lượng ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định tràn lan không cần thiết, gây trở ngại cho tự do kinh doanh của người dân.Hai là, nhiều quy định về vốn pháp định không phù hợp, gây khó khăn rất lớncho doanh nghiệp trong thành lập và hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, Nghị định 104/CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ quy định về mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu hồi nợ thuê là 2 tỷ đồng nhưng kèm theo điều kiện hết sức khắc nghiệt là doanh nghiệp chỉ được duy trì mức vốn tối thiểu 2 tỷ đồng này chỉ để kinh doanh một ngành nghề duy nhất là đòi nợ thuê, không được phép kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác! Quy định này vô hình trung đãkhiến hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực đòi nợ thuê hết sức điêu đứng. Họ cho rằng, nếu chỉ cho phép kinh doanh đòi nợ thuê mà vốn ít nhất là 2 tỷ đồng thì khả năng sinh lợi của nguồn vốn đồ sộ đó từ ngành nghề này kém, không phù hợp. Do đó, nhiều doanh nghiệp tạm thời từ bỏ ngành nghề kinh doanh đòi nợ thuê hấp dẫn này và biến tướng qua hình thức thành lập các văn phòng luật sư cũng để kinh doanh… đòi nợ thuê, nhưng không dưới dạng doanh nghiệp thì không chịu áp lực về vốn pháp định theo Nghị định 104/CP [14/06/2007].Hoặc trường hợp Nghị định 153/CP [27/10/2007] của Chính phủ quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 6 tỷ đồng. Sau đó, Bộ Xây dựng lại ban hành Thông tư số 13/TT-BXD ngày 21/05/2008 thì lại giải thích quy trình xác nhận vốn pháp định hết sức rối rắm, đó là “phải có xác nhận của ngân hàng thương mại họat động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập” [Mục 1.1.2 Thông tư 13/TT-BXD]. Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm vốn pháp định và tiền ký quỹ, hoặc đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản thì phải có chứng thư định giá hoặc nếu bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán. Những quy định này đã làm cho vấn đề xác nhận vốn pháp định trở nên quá phức tạp, tốn kém không cần thiết cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trên thực tế, ở nước ta, đã có khoảng 30.000 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh doanh bất động sản thì có bao nhiêu doanh nghiệp đáp ứng quy trình xác nhận vốn pháp định đó của Bộ Xây dựng?Ba là, quy định hàng loạt các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định như nêu trên nhưng vấn đề giám sát, quản lý doanh nghiệp duy trì mức vốn trong những ngành nghề đó sau đăng ký kinh doanh vẫn còn nhiều điều phải bàn về tính hiệu quả của nó. Cơ quan nào có chức năng giám sát mức vốn trên của doanh nghiệp? Nếu nhà đầu tư gian dối lách luật bằng cách vay mượn tiền bỏ vào ngân hàng, thành lập doanh nghiệp xong rút ra trả lại cho chủ nợ thì giải quyết sao? Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/CP ngày 04/04/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh… tại Khoản 3 Điều 32 của Nghị định này quy định mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 triệu đồng đối với hành vi không duy trì mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có vốn pháp định. Nhưng sau hơn một năm thực thi Nghị định 53/CP, không có nhiều doanh nghiệp bị phát hiện và xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trên. Đến thời điểm này, hầu hết ở các địaphương trực tiếp thực thi Luật Doanh nghiệp và các đạo luật chuyên ngành khác cóliên quan đến vốn pháp định đều hết sức lúng túng trong khâu quản lý, kiểm tra và xử phạt đối với doanh nghiệp vi phạm mức vốn pháp định và cách thức quản lý doanh nghiệp trong những ngành nghề này. Kết luậnVới những tồn tại và hạn chế trên của quy định về vốn pháp định, thiết nghĩ trong thời gian tới, khi cần quy định về vốn pháp định, Nhà nước cần phải tiếp thu ý kiến phản biện của xã hội để đảm bảo những quy định về vốn pháp định thực sự khoa học và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng quy định về vốn pháp định tràn lan không cần thiết. Mặt khác, doanh nghiệp chỉ lo đối phó cho xong quy định đó, còn cơ quan chức năng lại lơ là trong công tác hậu kiểm, làm giảm tính hiệu quả của pháp luật, đồng thời ảnh hưởng đến phát huy nội lực trong nhân dân.II. Vốn pháp định của NHTM1. Khái niệmCó thể nói vốn pháp định là nguồn vốn có vai trò tiên quyết đối với sự hình thành và tồn tại của các ngân hàng thương mại.Theo khoản 1, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, 1 trong những điều kiện để NH được cấp giấy phép hoạt động là “Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mứcvốn pháp định”.Cùng với đó, cũng theo Luật các tổ chức tín dụng, các yêu cầu về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được quản lý khá chặt chẽ.“1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định.3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc xử lý trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định.”2. Những thay đổi trong quy định về vốn pháp định đối với NHTM VN.a. Văn bản quy định vốn pháp định đối với NHTM và mức thay đổi qua các năm:- Quyết định 67/QĐ-NH5 [27/3/1996] VỀ MỨC VỐN ĐIỀU LỆ TỐI THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THÀNH LẬP TỪ NĂM 1996Theo khoản 1, điều 1, Quyết định 67/QĐ-NH5:Điều 1. Quy định mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các tổ chức tín dụng thành lập từ năm 1996 như sau:1. Ngân hàng Thương mại cổ phần:1.1. - Đô thị- Tại thành phố Hồ Chí Minh: 150 tỷ VNĐ- Tại Hà Nội: 100 tỷ VNĐ- Tại các tỉnh, thành phố khác: 50 tỷ VNĐ1.2. - Nông thôn:- Có Chi nhánh: 10 tỷ VNĐ- Không có Chi nhánh: 3 tỷ VNĐ2. Công ty Tài chính:2.1. Cổ phần: 50 tỷ VNĐ2.2. Trong Tổng công ty Nhà nước: 30 tỷ VNĐ- Nghị định 82/1998/NĐ-CP VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG- DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG[Ban hành kèm theo Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm1998 của Chính phủ]TT Ngân hàng Mức vốn pháp địnhĐơn vịI- Ngân hàng. 1. Ngân hàng thương mại. a] Ngân hàng thương mại quốc doanh - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam 2.200 tỷ VND - Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác 1.100 tỷ VNDb] Ngân hàng thương mại cổ phần : - Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị : + Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh 70 tỷ VND + Tại các tỉnh, thành phố khác 50 tỷ VND - Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn 5 tỷ VND2. Ngân hàng Phát triển 1.000 tỷ VND3. Ngân hàng Đầu tư 500 tỷ VND4. Ngân hàng Chính sách 500 tỷ VND5. Ngân hàng hợp tác a] Ngân hàng hợp tác đô thị 5 tỷ VNDb] Ngân hàng hợp tác nông thôn 3 tỷ VND6. Quỹ tín dụng nhân dân : a] Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ VNDb] Quỹ tín dụng nhân dân khu vực 1 tỷ VNDc] Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 100 tỷ VND7. Hợp tác xã tín dụng 0,1 tỷ VND8. Ngân hàng liên doanh 10.000.000 USD9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15.000.000 USDII- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Việt Nam 50 tỷ VND2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh với nướcngoài5.000.000 USD3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nướcngoài5.000.000 USD- Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành Danh mục mức vốn phápđịnh của các tổ chức tín dụngDANH MỤCMỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG[Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chínhphủ]STTLoại hình tổ chức tíndụngMức vốn pháp định áp dụng cho đến năm2008 2010I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhànước3.000 tỷđồng3.000 tỷ đồngb Ngân hàng thương mại cổphần1.000 tỷđồng3.000 tỷ đồngc Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷđồng3.000 tỷ đồngd Ngân hàng 100% vốn nướcngoài1.000 tỷđồng3.000 tỷ đồngđ Chi nhánh Ngân hàng nướcngoài15 triệuUSD15 triệu USD2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷđồng5.000 tỷ đồng3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷđồng3.000 tỷ đồng4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷđồng5.000 tỷ đồng5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷđồng3.000 tỷ đồng6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷđồng3.000 tỷ đồngb Quỹ tín dụng nhân dân cơsở0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồngII Tổ chức tín dụng phingân hàng 1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng150 đồng- Nghị định số 10/2011/NĐ-CP VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘTSỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 141/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2006 VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNGDANH MỤCMỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG5[Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Chínhphủ]STT Loại hình tổ chức tín dụngMức vốn pháp định ápdụng cho đến năm 2011I Ngân hàng 1 Ngân hàng thương mại a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồngb Ngân hàng thương mại cổ phần 3.000 tỷ đồngc Ngân hàng liên doanh 3.000 tỷ đồngd Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 3.000 tỷ đồngđ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng5 Ngân hàng hợp tác 3.000 tỷ đồng6 Quỹ tín dụng nhân dân a Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ đồngb Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồngII Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 1 Công ty tài chính 500 tỷ đồng2 Công ty cho thuê tài chính 150 tỷ đồng- Nghị định 07/VBHN-NHNN VỀ BAN HÀNH DANH MỤC MỨC VỐN PHÁP ĐỊNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG là văn bản hợpnhất Nghị định số 141/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/2011/NĐ-CPQua các văn bản trên ta có bảng tổng hợp về mức vốn pháp định đối với NHTM VN [Đơn vị: tỷ VNĐ]STT Loại hình NHTM Mức vốn pháp định áp dụng từ các năm1996 1998 2008 2010 2011I Ngân hàng thương mại nhà nước3000 3000 30001 Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam22002 Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác1100II Ngân hàng thương mại cổ phần1000 3000 30001 Ngân hàng thương mại cổ phầnđô thị1.1 Tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh100-150701.2 Tại các tỉnh, thành phố khác 50 502 Ngân hàng thương mại cổ phầnnông thôn3-10 5III Ngân hàng liên doanh 1000 3000 3000IV Ngân hàng 100% vốn nước ngoài1000 3000 3000V Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài15 triệu USD15 triệu USD15 triệu USDb. Nguyên nhân sự thay đổi mức vốn pháp định qua các thời kì:Kể từ khi chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, thị trường ngân hàng nước ta đã chứng kiến không ít những biến động thăng trầm, nhất là sự phát triển quá nhanh các NHTM cổ phần, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng trong khi NHNN chưa đủ quyền lực và thực lực để quản lý và kiểm soát các tổ chức tín dụng [TCTD] đã được hình thành trong những năm 1987, 1988, 1989. Vì vậy, đã có hàng loạt các NHTM cổ phần, quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng bị đổvỡ, gây không khí ảm đạm và sự trả giá quá đắt trong hoạt động ngân hàng những năm 1989- 1990.Tính đến ngày 31/12/1995, Việt Nam đã có 73 ngân hàng [không kể 182 quỹ tín dụng nhân dân] với khoảng 452.138 lao động, tổng tài sản có vào khoảng 46.912 tỷVND [khoảng 4.500 triệu USD].Sau 3 năm gia nhập WTO, số lượng các TCTD không ngừng tăng về số lượng. So với thời điểm 31/12/1997 khi Luật các TCTD đã được Quốc hội thông qua [sau này gọi tắt là Luật các TCTD], đến 31/12/2008, hệ thống TCTD gồm có: 05 NHTM Nhà nước; 01 Ngân hàng Chính sách xã hội; 01 Ngân hàng Phát triển; 40 NHTM cổ phần [giảm 11 ngân hàng]; 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài [tăng 22chi nhánh ngân hàng nước ngoài]; 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 55 văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài, 17 công ty tài chính [tăng 15 Công ty tài chính]; 13 công ty cho thuê tài chính [tăng 10 công ty]; 01 Quỹ tín dụng TW và 1.019 quỹ tín dụng cơ sở [tăng 80 quỹ tín dụng cơ sở]. Một điểm đáng lưu ý là từ năm 2006 đến nay, một số ngân hàng đã chuyển từ mô hình NHTM cổ phần nông thôn thành NHTM cổ phần đô thị, nhất là các NHTM vừa thay đổi tên và chuyển đổi mô hình hoạt động như NHTM cổ phần nông thôn Đồng Tháp Mười thành NHTM cổ phần Xăng Dầu Petrolimex; NHTM cổ phần nông thôn Ninh Bình thànhNHTM cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu … Khi các NHTM cổ phần nông thôn chuyển thành NHTM cổ phần đô thị sẽ được mở rộng phạm vi hoạt động. Do vậy, thị trường ngân hàng Việt Nam vốn đã “chật hẹp” nay lại càng chật hẹp hơn. Số lượng các TCTD nước ta hiện nay là quá nhiều so với quy mô dân số nước ta. Trong khi đó, Hàn Quốc với dân số gần 50 triệu người chỉ có chưa đầy 20 ngân hàng [tại thời điểm khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á năm 1997, Hàn Quốc có 33 ngân hàng nhưng sau đó có 5 ngân hàng buộc phá sản, 10 ngân hàng khác sáp nhập để đến nay tổng số ngân hàng chỉ còn là 18, trong đó có 13 NHTM và 5 ngân hàng chuyên biệt], Singapore chỉ có 4 ngân hàng nội địa, Thái Lan có khoảng10 ngân hàng và Trung Quốc chỉ có một ngân hàng cổ phần. Trước thời điểm khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á 1997, số lượng ngân hàng ở các quốc gia này cũng rất nhiều, nhưng sau đó hàng loạt ngân hàng đã được sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tái cơ cấu, tránh đổ vỡ liên hoàn của hệ thống tài chính quốc gia. Sự tồn tại nhiều chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng trên thị trường ngânhàng nước ta sẽ làm cho thị trường ngân hàng nước ta manh mún, khó tạo lập được các NHTM có sức mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Do hoạt động trong một thị trường chật hẹp, các NHTM buộc phải dùng mọi biện phápđể giành, giữ thị trường. Thực trạng này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là nguyên nhân của những bất ổn trên thị trường ngân hàng.Theo một cuộc điều tra của tổ chức phát triển Liên hợp quốc UNDP nửa cuối năm 2005 cho thấy, 45% khách hàng được hỏi, kể cả doanh nghiệp và cá nhân đều trả lời sẽ chuyển sang vay vốn ngân hàng nước ngoài chứ không vay vốn của ngân hàng trong nước. 50%khách hàng được hỏi trả lời sẽ lựa chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế, 50% số người còn lại được hỏi lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệtlà ngoại tệ. Đã đến lúc NHNN cần có một cuộc “sàng lọc” để tìm kiếm các NHTM đáp ứng được các đòi hỏi của pháp luật cũng như đủ sức cạnh tranh được với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài.Theo cam kết khi gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập sự hiện diện thương mại tại nước ta dưới các hình thức lập văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, tham gia ngân hàng liên doanh và thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Về tham gia cổ phần: [i] Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hoá như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam; [ii] Đối với việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng, trừ khi luật pháp của Việt Nam có quy định khác hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Với các cam kết về mở của thị trường cung ứng dịch vụ ngân hàng trên, các ngân hàng đa quốc gia đang rất hoan hỉ với tương lai và tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Việc tồn tại quá nhiều ngân hàng quy mô nhỏ sẽ làm cho cuộc chiến giành giật thị trường càng trở nên quyết liệt hơn, rủi ro trên trong kinh doanh ngân hàng theo đó sẽ tăng lên. Nhìn một các tổng thể, các NHTM trong nước cần có cái nhìn xa hơn trong việc giành và giữ thị trường, nhất là các NHTM trong nước chủ động trong việc phối hợp, liên kết lại với nhau để giữ lại số NHTM “vừa đủ” cạnh tranh với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài.Như vậy có thể thấy việc NHNN thay đổi quy định về vốn pháp định nhằm mục đích thanh lọc các NHTM, thích hợp với sự phát triển của đất nước, làm vững mạnh và trong sạch thị trường ngân hàng Việt Nam.III. Thực trạng tăng vốn pháp định của các NHTM3.1. Những khó khăn của ngân hàng trong quá trình nâng vốn pháp địnhNgay từ đầu năm 2010, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu Chi nhánh NHNN các tỉnh, các tổ chức tín dụng [TCTD] phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về tăng vốn pháp định của Chính phủ, như Công văn số 397/NHNN-TTGSNH ngày 14/01/2010 yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, TCTD phi ngân hàng không phải là TCTD phi ngân hàng cổ phần xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ năm tài chính 2010; Công văn số 398/NHNN-TTGSNH yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố chỉ đạo các TCTD có trụ sở chính trên địa bàn triển khai các công việc Báo cáo tình hình tăng vốn điều lệ năm 2009 theo chấp thuận của NHNN; và Công văn số 9199/NHNN-TTGSNH củaNHNN gửi Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc thực hiện Nghị định số 141 về việc tăng vốn pháp định của các TCTD và yêu cầu các Chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố phải báo cáo về tiến độ thực hiện tăng vốn của các ngân hàng tại địa bàn chậm nhất vào ngày 20/12/2010…Tuy nhiên, diễn biến nền kinh tế nước ta trong 2010 đã cản trở không nhỏ đến việc tăng vốn pháp định của các NHTM như “lạm phát so với cùng kỳ năm trước lên tới11,75%, lãi suất cho vay tăng vọt lên 15-18%, chênh lệch tỷ giá trong và ngoài ngân hàng lên tới trên 10%, nhập siêu [không kể vàng] xấp xỉ 15 tỉ đô la, dự trữ ngoại hối đã giảm xuống mức thấp, thâm hụt ngân sách vẫn nằm ngoài ngưỡng an toàn… Nguyên nhân chính là do việc quá ham chạy theo tăng trưởng ngắn hạn trong một nền kinh tế kém hiệu quả, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước. Không những thế, chính sách tiền tệ và tài khóa thiếu phối hợp, thậm chí mâu thuẫn nhau, khiến cho môi trường vĩ mô vốn đã bất ổn càng trở nên bất định và ẩn chứa nhiều bất trắc. Trong môi trường này, phản ứng phổ biến của doanh nghiệp làphòng thủ hay đánh quả, phản ứng phổ biến của người dân có tiền là tích trữ vàng, đô la, hay bất động sản - các hành vi không những không tạo ra giá trị gia tăng mà còn làm tăng thêm sự bất ổn của thị trường và của môi trường vĩ mô”1.Trước tình hình khó khăn như vậy, các NHTM vẫn quyết tâm thực hiện yêu cầu tăng vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước, dù hầu hết các ngân hàng đã được NHNN chấp thuận và được Ủy ban Chứng khoán cấp phép chào bán cổ phần, nhưng khó có thể hoàn thành đúng hạn, đặc biệt là những ngân hàng mới được chấp thuận phương án tăng vốn và chào bánchứng khoán cuối tháng 11 năm 2010.=> Sau 4 năm kể từ ngày Nghị định số 141 có hiệu lực, mới chỉ có 17 NHTM đáp ứng mức yêu cầu về vốn pháp định, còn tới 23 NHTM chưa đáp ứng yêu cầu.3.2. Hệ quả của việc gia hạn tăng vốn pháp địnhĐể ổn định thị trường, tránh xáo động và những hậu quả khác từ việc “xử lý tư cách pháp lý” của các NHTM nếu không đáp ứng đủ yêu cầu về vốn pháp định, ngày 14/12/2010, NHNN đã có kiến nghị đề nghị Chính phủ cho phép gia hạn tăngvốn đối với các NHTM và đã “được chấp thuận”. Trên cơ sở đề nghị của NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo giao NHNN phối hợp cùng các cơ quan liên quan trình Chính phủ trước ngày 15/12/2010 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141. Dưới góc độ quản lý nhà nước việc NHNN đề nghị gia hạn là phù hợp với thẩm quyền và tình hình kinh tế nước ta trong năm 2010. Mặc dù vậy, cách giải quyết của NHNN khi đề nghị gia hạn thời gian tăng vốn cho các NHTM vẫn là một can thiệp thiếu kiên quyết và không kịp thời trước diễn biến của thị trường, sẽ dẫn đến những hệ quả xấu trong quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thểlà:Thứ nhất, làm giảm hiệu lực của quy định pháp luật trong thực tiễn. Khi ban hành văn bản pháp luật, Nhà nước mong muốn quy định đó được thực hiện một cách nghiêm minh, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ sẽ phải chịu những biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Nhìn vào quá trình tăng vốn của các NHTM Việt Nam trong năm qua, số lượng NHTM đáp ứng đủ vốn 3.000 tỷ còn khá khiêm tốn. Trong số các NHTM tăng vốn, có rất ít ngân hàng đáp ứng đủ, thậm chí có những ngân hàng mới chỉ đạt mứcvốn pháp định 2.000 tỷ đồng. Chẳng hạn, “kết thúc đợt chào bán trong tháng 11, ngân hàng Nam Việt đã chào bán thành công 82 triệu cổ phần, tăng vốn lên 1.820 tỷ đồng; ngân hàng Gia Định tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào ngày 11/11/2010; ngân hàng Kiên Long cũng tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Đệ Nhất, Việt Nam Thương Tín [Vietbank] đã được NHNN chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, nhưng việc chào bán hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể. Trong khi nhu cầu tăng vốn đang lớn thì không ít ngân hàng lại đối mặt với tình trạng các cổ đông xin thoái lui hoặc không mặn mà với cổ phiếu mới, như mộtsố cổ đông hiện hữu của BaoVietBank đến hết hạn nộp tiền vẫn không thực hiện quyền mua cổ phiếu tăng vốn của mình. Cổ đông lớn của Navibank là Tập đoàn Dệt may Việt Nam [Vinatex] đã quyết định thoái vốn khỏi ngân hàng này. Trước đó, Vinatex với tỷ lệ cổ phần nắm giữ 11% đã quyết định thoái vốn khỏi GiaDinhBank. Còn tại PGBank, một cổ đông lớn là Công ty CP Xây lắp III Petrolimex [Penjico] đã “từ chối” quyền mua cổ phần phát hành thêm và chuyển quyền mua cổ phần PGBank cho cổ đông của mình. Các ngân hàng đã tìm đủ mọi cách để tăng đủ vốn, song xem ra “lực bất tòng tâm”. Một số ngân hàng cứ có kế hoạch trình bày với cơ quan nhà nước đã, còn việc thực chất tăng có đủ và có kịp không thì không quan trọng, và sẽ “giải trình sau”2.Việc gia hạn tăng vốn cũng đồng nghĩa với việc, các NHTM không tăng đủ vốn theo lộ trình cũng sẽ “không bị sao cả”, nghĩa là vẫn tồn tại, vẫn hoạt động, không hề bị ảnh hưởng gì. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, những khó khăn trong quá trình tăng vốn hoàn toàn có thể tiên liệu được, NHNN hoàn toàn có thể đệ trình phương án gia hạn tăng vốn sớm hơn để chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc gia hạn này. Tuy nhiên, việc ban hành Nghị định về sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 chỉ được NHNN phối với các cơ quan hữu quan xây dựng khi phương án gia hạn tăng vốn được Chính phủ chấp thuận. Và như vậy, quy định của Nghị định 141 cũng chỉ là một “vật trang sức” quý giá trên thị trường ngân hàng mà thôi! Và như thế, hiệu lực và hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ, mục tiêu bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của NHNN liệu có đạt được?Thứ hai, cách giải quyết của NHNN mang tính đối phó, không có kế hoạch và mang tính “vụ việc”. Như đã phân tích ở trên, kinh tế Việt Nam năm 2010 gặp nhiều khó khăn, việc huy động vốn của các NHTM thông qua thị trường chứng khoán còn gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi lẽ, thị trường chứng khoán trong suốt một thời gian dài hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế, hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của tổ chức tín dụng như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi. Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ trong việc hạn chế các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các tổ chức tín dụng để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các TCTD cổ phần có cổ đông hiện hữu là các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ. Một số TCTD cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quyđịnh3. Đáng lẽ, trước những khó khăn của các NHTM trong việc tăng vốn pháp định, thay vì những chỉ đạo “kiên quyết” như đã nêu trên, NHNN phải có “kế hoạch dự phòng”, trong trường hợp các NHTM không tăng đủ vốn theo quy định thì sẽ xử lý như thế nào?Nhìn vào cách chỉ đạo “kiên quyết” của NHNN ở đầu năm, nhiều nhà nghiên cứu khi đó đã “dự đoán” sẽ có một xu hướng hợp nhất, sáp nhập, mua tại NHTM ở Việt Nam hoặc sẽ có NHTM phải giải thể. Do vậy, khi việc gia hạn tăng vốn điều lệ cho các NHTM được chấp thuận, đã có quan điểm cho rằng, thực chất việc gia hạn tăng vốn điều lệ là “nhằm giải cứu các NHTM khỏi những hệ lụy xấu từ việc phải sáp nhập, giải thể hoặc bán cổ phần”4. Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn nhận việc “gia hạn” tăng vốn pháp định như vậy là khó thuyết phục. Bởi lẽ, hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nói chung, hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM nói riêng là quyền của các doanh nghiệp. Hành vi hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bị cấm khi vi phạm luật cạnh tranh. Do vậy, thực chất của hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là hệ quả của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, là những hình thức tập trung kinh tế được pháp luật thừa nhận. Tập trung kinh tế là sự tập hợp các nguồn lực kinh tế bằng hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh mà không phải là quá trình tích tụ tư bản thông thường. Nếu như giải thể và phá sản doanh nghiệp được coi như những phương thức giải quyết số phận của các doanh nghiệp gặp khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả, thì hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM sẽ góp phần cơ cấu lại các NHTMkinh doanh kém hiệu quả, song không làm giảm đi giá trị đầu tư của thị trường. Nói khác đi, hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM không làm giá trị đầu tư chung trên thị trường liên quan giảm đi, mà trái lại, sáp nhập, mua lại, hợp nhất NHTM đóng vai trò của quá trình điều phối các nguồn lực kinh tế từ những người sử dụng kém hiệu quả để tập trung vào doanh nghiệp có khả năng sử dụng tốt hơn. Khi đó, số lượng NHTM có thể giảm đi song giá trị đầu tư của thị trường không giảm sút5.Có thể khẳng định rằng, phương án hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM trong điều kiện hiện nay cần được nhìn nhận là giải pháp tối ưu để tái cấu trúc thị trường ngânhàng Việt Nam, là giải pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng nhu cầu vốn pháp định của các NHTM quy mô nhỏ. Đối với các TCTD, khung pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại TCTD đã được quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, nhưng trong điều kiện thị trường mua bán doanh nghiệp ở nước ta chưa thực sự hình thành, việc thựchiện những giao dịch hợp nhất, sáp nhập, mua lại NHTM vẫn còn là viễn cảnh.Thứ ba, ảnh hưởng đến lộ trình tăng vốn của các NHTM trong tương lai. Mục đích của việc ban hành danh mục vốn pháp định của các TCTD của Chính phủ là nhằm từng bước nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD đủ sức cạnh tranh với các TCTD nước ngoài. Nội dung quy định của Nghị định 141 xác định lộ trình tăng vốn cho các TCTD chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và ngày 31/12/2010. Điều đó có nghĩa là, trên cơ sở lộ trình tăng vốn được xác định trước, các NHTM được chủ động kế hoạch tăng vốn điều lệ của mình, chủ động điều chỉnh tăng quy mô vốn phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị điều hành, có cơ sở đảm bảo việc tăng vốn điều lệ góp phần tăng năng lực tài chính, đồng thời duy trì TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả.Nhìn vào nền kinh tế Việt Nam khi ban hành Nghị định 141, việc xác định lộ trình tăng vốn là phù hợp. Thống đốc NHNN đã có lý khi khẳng định: “Nếu không tăng vốn được theo quy định thì phải xử lý thôi, vì đã là pháp luật thì phải chấp hành. NHNN sẽ có nhiều biện pháp xử lý theo pháp luật hiện hành và không “nuông chiều” những trường hợp này. Không phải khi giá cổ phiếu gấp 10 lần thì hăng hái nhảy vào lập ngân hàng, còn khi thị trường chững lại thì lại kêu khó”6. Và như vậy, việc gia hạn tăng vốn cũng đồng nhất với việc “không thể xử lý được” các NHTM không đáp ứng được mức vốn pháp định, sẽ tạo “tiền lệ xấu” cho lần tăng vốn lần sau.Thứ tư, sự suy giảm lòng tin của công chúng đối với quyết sách của Chính phủ. Việc gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng cho các NHTM thêm mộtnăm là một diễn biến quen thuộc, không gây quá nhiều bất ngờ nếu theo dõi thường xuyên những động thái chính sách của NHNN 7 và sẽ tác động đến thị trường tài chính cả ở hiện tại và tương lai. Trước mắt, quyết định này sẽ hóa giải bài toán sức ép tăng vốn trong khi việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán còn gặp khó khăn do niềm tin của nhà đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng. “Các ngân hàng quy mô nhỏ có thể quẳng gánh lo tăng vốn điều lệ trong ngắn hạn để tậptrung khả năng và nguồn lực để giải quyết những vấn đề nội tại như đảm bảo các điều kiện an toàn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, đảm bảo thanh khoản cho thời điểm cuối năm và giáp Tết, hoàn thành các chỉ tiêu tín dụng và lợi nhuận và củng cố khả năng cạnh tranh trong bối cảnh lãi suất gia tăng. Một phần nguồn tiền của các cổ đông hiện hữu, bên cạnh đầu tư vào thị trường chứng khoán, cũng có thể tìm đến hệ thống ngân hàng như những khoản đầu tư tiết kiệm, và theo đó, sức ép thanh khoản đáp ứng nhu cầu vốn cuối năm của hệ thống sẽ được giảm nhẹ, cuộc đua lãi suất có thể vì thế mà bớt đi căng thẳng”8.Tuy nhiên, những hiện tượng như cuộc đua lãi suất bắt nguồn từ những ngân hàng nhỏ do tình trạng khát vốn, cho vay lãi suất cao trong khi khả năng quản trị điều hành kém, vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng để cho vay dài hạn và đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng cao vẫn là chiếc “vòng luẩn quẩn” gây tác hại cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và sự ổn định của thị trường tài chính, gây ra những quan ngại “kinh niên” về tính nhất quán và hiệu lực của các quy định hay chính sách của NHNN, các quan ngại này sẽ tiếp tục ám ảnh thị trường, ám ảnh niềm tin của nhà đầu tư, bất chấp sự can thiệp từ phía cơ quan quản lý.Một quyết định đúng đắn, kịp thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết được tình trạng khó khăn của doanh nghiệp trong thực tiễn kinh doanh. Một quyết định chỉ thật sự phù hợp nếu nó phản ảnh được hầu hết lợi ích cần được bảovệ. Cách làm bị động, chậm chạp của NHNN trong việc thực thi pháp luật về tăng vốn pháp định của NHNN vừa qua cần phải được nghiêm túc nhìn nhận lại, cùng với bài học về vai trò của “Nhà nước” và vai trò của “thị trường”.

Video liên quan

Chủ Đề