Vùng đỏ vùng cam vùng xanh hà nội

(HNMO) - Ngày 15-1-2022, UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 54/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. 

Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 9h ngày 14-1-2022, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng), nhưng nhiều quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có sự điều chỉnh cấp độ dịch so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước. Đặc biệt, hiện không có quận, huyện, thị xã đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh).

Cụ thể, trong 2 tuần nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 21.890 trường hợp mắc Covid-19 tại cộng đồng (tăng 2.463 ca so với trước đó). Như vậy, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần. 

Ngoài ra, trong 30 quận, huyện, thị xã, hiện có 23 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 và 7 quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam). So với tuần trước đó, quận Hoàn Kiếm từ cấp độ 3 (vùng cam) xuống cấp độ 2 (vùng vàng). Như vậy, hiện thành phố không có quận, huyện nào ở vùng xanh và vùng đỏ.

Cũng trong 14 ngày gần đây, có 158 xã, phường, thị trấn ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện, thị xã; cụ thể: Gia Lâm 13 đơn vị, Đống Đa 11 đơn vị, Thanh Xuân 10 đơn vị, Hoài Đức 10 đơn vị, Nam Từ Liêm 9 đơn vị, Ba Đình 9 đơn vị, Thanh Trì 9 đơn vị, Hai Bà Trưng 9 đơn vị, Hoàng Mai 8 đơn vị, Cầu Giấy 7 đơn vị, Hoàn Kiếm 7 đơn vị, Hà Đông 6 đơn vị, Đông Anh 6 đơn vị, Ứng Hòa 5 đơn vị, Thường Tín 5 đơn vị, Thanh Oai 5 đơn vị, Chương Mỹ 5 đơn vị, Long Biên 5 đơn vị, Sóc Sơn 4 đơn vị, Quốc Oai 4 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Bắc Từ Liêm 3 đơn vị, Phú Xuyên 2 đơn vị, Mê Linh 2 đơn vị, Sơn Tây 1 đơn vị. Theo đánh giá cấp độ dịch, 158 xã, phường, thị trấn của 25 quận, huyện này thuộc cấp độ 3.

Còn lại, trong số 421 xã, phường, thị trấn, có 54 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 367 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2.

Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19. Đến nay, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội là 99% (trong khi tỷ lệ tối thiểu cần đạt là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 liều vắc xin là 97,1% (trong khi tỷ lệ tối thiểu cần đạt là 80%).

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia (PC-Covid) để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang https://pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

Chiều 11/2, Ban Chỉ đạo TP Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Tính đến ngày 11/2, Hà Nội không còn xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch Covid-19, tương ứng màu cam-nguy cơ cao.

Theo thông báo mới nhất của UBND TP về đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố, tính đến 9 giờ ngày 11/2, Hà Nội có 43 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; 536 xã, phường ở cấp độ 1; không có đơn vị nào ở cấp độ 3 và cấp độ 4 trong phòng, chống dịch. Khả năng đáp ứng ở tất cả các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đều ở mức cao.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc có trách nhiệm của các địa phương, đơn vị để đạt được mục tiêu có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán an toàn, vui tươi cho người dân. Tuy nhiên, Phó Bí thư Thành ủy lưu ý nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng vẫn rất cao khi thành phố dần mở cửa trở lại các hoạt động thiết yếu. Vì thế, các địa phương, đơn vị phải rà soát kỹ nguyên nhân dịch bệnh gia tăng, có giải pháp cụ thể để kiềm chế các ca bệnh.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, khi thành phố mở cửa trở lại nhiều hoạt động thiết yếu. Trong đó, các đơn vị phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phù hợp tình hình thực tiễn để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là công tác tiêm chủng, việc hạn chế tập trung đông người sau dịp Tết.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, các địa phương phải chuẩn bị tốt mọi mặt để học sinh lớp 1 đến lớp 6 của các quận trở lại trường học theo lộ trình. Sở Giáo dục và Đào tạo sớm tham mưu UBND thành phố về việc cho học sinh mầm non của các huyện trở lại trường. Đồng thời, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo, phối hợp chặt chẽ các nhà trường, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng khi trở lại trường học tập trung.

Tại phiên họp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan rà soát các đối tượng để hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2, mũi 3. Đồng thời cho biết, thành phố sẽ tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng, tri ân lực lượng y tế tham gia tuyến đầu vào công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Để thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Đối với các địa phương có sự gia tăng F0 đột biến thì cần nghiêm túc đánh giá các nguyên nhân để tìm ra các giải pháp phù hợp thực tiễn.

VIỆT HOÀNG

Theo thông báo chính thức do dịch bệnh căng thẳng thì Ủy ban nhân dân Hà Nội chia khu vực thành các vùng để dễ dàng quản lý và đưa ra biện pháp phòng chống dịch. Theo đó mỗi vùng có đặc điểm riêng và ranh giới cũng như những biện pháp phòng chống dịch riêng. Vùng xanh hiện đang được coi là vùng an toàn.

Vùng xanh ở Hà Nội có được về quê không là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp bên dưới bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

>>>>>>> Tham khảo: Vùng xanh có cần giấy đi đường không?

Vùng xanh là gì?

Để hiểu Vùng xanh ở Hà Nội có được về quê không thì trước hết cần hiểu vùng xanh là gì. Việc phân chia thành các vùng dựa trên tình hình dịch bệnh là một bước chỉ đạo mới để phòng chống dịch tốt hơn. Theo Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31.5.2021 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 có 4 mức độ nguy cơ được thể hiện tới cấp xã trên bản đồ chống dịch tương ứng với các màu sắc: Màu xanh là mức Bình thường mới; Màu vàng là mức Nguy cơ; màu cam là mức Nguy cơ cao còn màu đỏ là mức Nguy cơ rất cao.

Như vậy có thể hiểu vùng xanh là vùng gồm những xã, huyện, tỉnh không thuộc các vùng đỏ, cam và vàng. Tức đây là vùng có tình hình dịch bình thường, không phải là vùng dịch phức tạp. Vùng xanh cũng là vùng an toàn và không có ca bệnh nào tại đây.  Vùng được quản lý và tuân theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên dù vùng xanh được coi là vùng an toàn nhưng vẫn cần được bảo vệ nghiêm ngặt và thực hiện nghiêm các quy định mà pháp luật quy định để bảo vệ người dân tốt nhất.

Việc xác định vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh rất quan trọng có ý nghĩa trong việc giúp các cơ quan chức năng có các giải pháp phòng chống dịch tương ứng với các mức độ nguy cơ của mỗi vùng. Dựa trên ranh giới đã xác định các vùng mà người dân có thể tìm kiếm, phát hiện các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19 xung quanh địa bàn mình hoặc tại một vị trí bất kỳ ở Hà Nội.

Vùng đỏ vùng cam vùng xanh hà nội

Ranh giới vùng xanh

Thành phố Hà Nội hiện thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý – dân cư – sinh hoạt – sản xuất, theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam thành phố (tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp). cụ thể ranh giới của vùng 3 gồm có:

Vùng xanh (phía Tây, phía Nam Thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp.

Vùng xanh là vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm Công nghiệp có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. Chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy.

Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Vậy cụ thể người dân đang sinh sống tại vùng xanh khi có nhu cầu muốn về quê thắc mắc không biết có được về hay không. Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo để có câu trả lời cho câu hỏi Vùng xanh ở Hà Nội có được về quê không?

Để trả lời câu hỏi Vùng xanh ở Hà Nội có được về quê không thì từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng. Phân vùng 1 (vùng đỏ) tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, vùng 2 (vùng vàng) và vùng 3 (vùng xanh) theo Chỉ thị 15 tới 6h ngày 21/9.

Căn cứ theo nội  dung tại chỉ thị 15 thì người dân chỉ bị hạn chế việc di chuyển chứ không bị cấm ra đường.

Tuy nhiên theo nội dung tại Công điện số 19/CĐ-UBND ngày 21/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường các biện pháp thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 thì tại Hà Nội tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 06h00, ngày 06/9/2021, trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. UBND Thành phố yêu cầu người dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố; thôn xóm cách ly với thôn xóm; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” nhằm khống chế sự lây lan, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong thời gian giãn cách xã hội.

Như vậy trừ những cần thiết thì người dân nên ở yên tại nhà, hạn chế ra ngoài và tuân thủ theo quy định 5k của Thủ tướng Chính phủ.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vùng xanh ở Hà Nội có được về quê không. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.