Win 7 STD là gì

Win 7 STD là gì
Khách hàng khi lựa chọn mua và sử dụng sản phẩm phần mềm bản quyền của Microsoft Windows, Office... cần tìm hiểu các thuật ngữ được sử dụng trong tên của sản phẩm để hiểu các tính năng và giới hạn sử dụng của sản phẩm

Các ký hiệu viết tắt trong sản phẩm Windows, Office bản quyền của Microsoft

Các ký hiệu này hết sức quan trọng liên quan đến giá trị, giá bán, tính năng... của sản phẩm. Ví dụ cùng 1 sản phẩm Windows 8 Pro bản quyền lại được chia làm 2 dạng giấy phép bản quyền là OEM (bản quyền theo 1 máy xác định, ko chuyển được sang máy khác và có giá rẻ hơn) và OLP (bản quyền theo 1 máy ko xác định, có thể chuyển từ máy này sang máy khác và có giá đắt hơn nhiều)

Dưới đây là các ký hiệu thông dụng được sử dụng trong rất nhiều trường hợp:

  • OEM - Original Equipment Manufacturer hoặc OEI (Original Equipment Installation): dạng cấp phép đi kèm theo máy, Fullbox (Key và đĩa cài) và không thể chuyển giấy phép từ máy này (không dùng nữa) sang máy khác. Đây là giấy phép có giá rẻ nhất, nếu máy tính bị hỏng thì giấy phép bản quyền cũng mất theo.
  • OLP - Open License: dạng cấp phép sản phẩm giấy phép mở chỉ có Key (ko có đĩa cài) và có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác. Đây là giấy phép có giá đắt nhất, nếu máy tính bị hỏng thì có thể chuyển giấy phép sang 1 máy tính khác để tiếp tục sử dụng.
  • FPP - Full Packaged Product (Retail): giấy phép bán lẻ Fullbox (Key và đĩa cài) dưới hình thức mỗi giấy phép sử dụng cho 1 máy tính hoặc cho nhiều máy tính (Multiple Activation Lisence). Giấy phép dạng này có thể chuyển giấy phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác
  • 1 Processor License: là dạng cấp phép cho máy chủ tính theo số lượng bộ xử lý CPU và không tính theo số lượng người truy nhập từ máy trạm (CAL). Như vậy nếu mua giấy phép theo dạng này thì sẽ không phải mua thêm CAL.
  • CAL - Client Access License: giấy phép cho phép số lượng máy trạm truy nhập vào máy chủ (ví dụ: Windows Server 2003, Exchange Server 2003)
  • Device CAL: Dạng CAL được tính cho từng thiết bị truy nhập vào máy chủ
  • User CAL: dạng CAL được tính cho từng người truy nhập vào máy chủ
  • Clt - Client: chỉ số lượng CAL được đi kèm với License của máy chủ trong trường hợp cấp phép theo dạng FPP
  • CD/DVD: đây là sản phẩm có dạng cấp phép FPP với đĩa cài đặt là CD/DVD
  • ExtrnConn - External Connector: được dùng trong trường hợp máy chủ có cung cấp dịch vụ ra ngoài Internet và không biết được số lượng máy trạm / người dùng sẽ truy nhập vào máy chủ này. Nhân viên của nội bộ tổ chức dù truy nhập trong nội bộ hay thông qua Internet thì cũng phải mua CAL
  • Ent - Enterprise: phiên bản cao cấp của sản phẩm thường có nhiều tính năng hơn so với bản Standard (ví dụ: Clustering; Load Balancing...)
  • Ed (hoặc Edtn) - Edition: bản (ví dụ Office 2003 Standard Edition - Bản Chuẩn)
  • LIC/SA Pack - License & Software Assurance: SA bắt buộc phải được mua cùng với License khi mua lần đầu tiên thành một gói chung, khi hết hạn SA (có thời hạn 2 năm) thì khách hàng có thể mua SA rời để gia hạn.
  • MLP - Multi License Pack: Gói các giấy phép mua dưới dạng FPP (thường dành cho CAL và đóng gói theo số lượng 5, 10, 25)
  • MultiLang - Multi Language: phiên bản đa ngôn ngữ
  • NL - No Level: không phân cấp (có thể bỏ qua phần này)
  • OLCS: Office Live Communication Server
  • OML - Ops Mgmt License - Operation Management License: CAL của Microsoft Operation License
  • SA - Software Assurance: bảo hiểm phần mềm, cho phép khách hàng được quyền nhận phiên bản mới của sản phẩm trong vòng 2 năm kể từ khi mua SA. Chỉ có thể mua SA rời khi gia hạn các SA đã hết hạn.
  • Spcl Edtn - Special Edition: bản Đặc biệt
  • VUP - Version Upgrade: bản nâng cấp dành cho các phiên bản cũ (chỉ còn trong dạng cấp phép FPP)

CHÚ Ý: để Cập nhật các thông tin mới được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm Windows này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây


Win 7 STD là gì

Bảng giá Office Bản quyền
Giá từ 999k đến 1799k
(Hàng chính hãng FPT)

Giảm thêm 300.000đ khi
Chuyển khoản qua ATM tại đây
Win 7 STD là gì

Bảng giá Windows 8.1
Giá từ 1.499.000đ/1máy
(Hàng chính hãng FPT)

Giảm thêm 500.000đ khi
Chuyển khoản ATM tại đây
Win 7 STD là gì

Bảng giá Windows 10
Giá từ 1799k đến 1999k
(Hàng chính hãng FPT)

Giảm thêm 200.000đ khi
Chuyển qua ATM tại đây

Theo Microsoft

Danh mục bài viết liên quan cùng chủ đề

  • Key bản quyền Windows 8 sẽ được nhúng trong BIOS của các máy tính
  • Microsoft bắt đầu bán Office 2013 bản quyền cho các công ty
  • Thống kê Win 8, Win Phone Store và các sản phẩm dịch vụ của Microsoft
  • Windows 8 Enterprise (Ultimate) Bản quyền - Bảng giá bán Các phiên bản FullBox, Key
  • Windows 8 Home, Win 8 SL Bản quyền - Bảng giá bán Các phiên bản FullBox, Key
  • Windows 8 Pro Bản quyền - Bảng giá bán Các phiên bản FullBox, Key
  • Bản quyền Microsoft Office 2013 chỉ sử dụng được cho 01 máy duy nhất
  • Chợ ứng dụng Windows Store của Microsoft đạt 20.000 ứng dụng
  • Các phiên bản Windows 8 và bảng so sánh tính năng
  • Download Windows 8 Setup ISO 32/64bit nguyên gốc từ Microsoft bằng Key bản quyền
  • Download Windows 8.1 Setup ISO 32/64bit nguyên gốc từ Microsoft bằng Key bản quyền
  • Kích hoạt Windows 8 miễn phí bằng cách nâng cấp Windows Media Center