Xã An Mỹ huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng có bao nhiêu ấp

STO - Trong 10 năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông, bờ kênh, đường giao thông, nhà cửa trên địa bàn huyện Kế Sách [Sóc Trăng] xảy ra ngày càng nhiều, nhất là khi có tác động mạnh của bão, lũ, triều cường. Sạt lở đất gây hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu vực nhà sàn ở cặp bờ sông, làm mất đất, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đặc biệt, tình hình sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại bờ sông rạch Phụng An, xã An Mỹ đã làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và dự đoán sạt lở sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.

Theo lãnh đạo UBND huyện Kế Sách, từ năm 2018 đến nay, trên tuyến rạch Phụng An, đoạn UBND xã An Mỹ cũ và rạch Phụng An đoạn tiếp giáp Đường huyện 6 nhiều lần xảy ra sạt lở, với tổng số đoạn sạt lở là 40 đoạn, với chiều dài gần 1.200m đã làm ảnh hưởng đến giao thông và ngăn, giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có đoạn bờ sông rạch Phụng An từ UBND xã An Mỹ cũ đến cầu Sập, có đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, chiều dài khoảng 205m. Đối với tuyến Đường huyện 6, từ thị trấn Kế Sách [huyện Kế Sách] đi đến xã Hậu Thạnh [huyện Long Phú] - Quốc lộ 60, xảy ra sạt lở 2 đoạn. Cụ thể, đoạn sạt lở 1 có chiều dài 24m, chiều rộng khoảng 6m, sạt lở phần mặt Đường huyện 6 [hiện phần thân đường còn lại 1m]; đoạn sạt lở 2 có chiều dài 52m, chiều rộng khoảng 6m, thân đường còn 1m.

Nhiều đoạn sạt lở trên tuyến rạch Phụng An, xã An Mỹ, huyện Kế Sách [Sóc Trăng] lấn sâu vào tuyến đường giao thông, ảnh hưởng đến lưu thông của người dân. Ảnh: THÚY LIỄU

Với các điểm sạt lở trên, việc người dân đi lại rất nguy hiểm, vì sạt lở ăn sâu vào mặt đường, cùng với đó làm ảnh hưởng nhiều đến lưu thông, vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn xã An Mỹ. Ông Nguyễn Bá Duyệt, ấp Phụng An, xã An Mỹ bộc bạch: "Khoảng 5 năm trở lại đây, tôi nhận thấy sạt lở tại khu vực bờ sông, bờ kênh xảy ra thường xuyên, bất kể mưa hay nắng, nên người dân sống khu vực gần sông, rạch rất lo lắng. Bởi sạt lở ngày càng sâu vào các tuyến đường giao thông nông thôn làm người dân đi lại khó khăn, nhất là cảm giác lo sợ khi đang lưu thông trên đường xảy ra sạt lở, rất nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, khi khu vực tôi sinh sống xảy ra sạt lở, bà con đã chung tay cùng chính quyền địa phương khắc phục các điểm sạt lở nhỏ, nhằm phòng, chống tình trạng sạt lở diện rộng".

“Kể từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn xã An Mỹ mỗi năm sạt lở 2km, sạt sâu vào bờ, đường đal, vườn cây ăn trái từ 3 - 10 m, diện tích đất bị sạt lở khoảng 1ha/năm, đặc biệt là tình hình sạt lở bờ bao, đường đal ngày càng nghiêm trọng hơn, với tổng đoạn sạt lở là hơn 50 đoạn, chiều dài hơn 1.400m, ước thiệt hại hàng tỷ đồng. Do đó, để khắc phục sạt lở xảy ra trên địa bàn xã An Mỹ, huyện đã tiến hành gia cố tạm bằng cừ dừa, cừ tràm đối với các đoạn bờ bao và đường đal; đồng thời, dời tuyến đường vào trong để đảm bảo cho người dân lưu thông và ngăn giữ nước. Riêng với các điểm sạt lở trên Đường huyện 6, huyện đã gia cố bằng cừ dừa, cừ tràm, trải đá cấp phối, di dời vật kiến trúc đảm bảo đối với xe 2 bánh lưu thông trên tuyến” - đồng chí Lê Hoàng Phong - Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách thông tin.

Theo đồng chí Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, sạt lở trước đây xảy ra vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Tuy nhiên, những năm gần đây, sạt lở bờ sông, kênh, rạch xảy ra rải rác trong năm. Nguyên nhân là do tác động của dòng chảy, thủy triều dâng cao, sóng lớn, xâm nhập mặn đã làm sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Qua đó, để khắc phục tạm thời các đoạn sạt lở, đồng chí Vương Quốc Nam đề nghị huyện Kế Sách gia cố tạm thời các điểm sạt lở, cần thiết làm kè mềm ổn định bờ để người dân đi lại an toàn; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông, khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở, vận động người dân di dời đến nơi ở an toàn.

Do biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến bất thường nên tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Vì vậy, bà con sống khu vực ven sông, sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện Kế Sách cần quan tâm đến tình trạng sạt lở, nhằm tránh các thiệt hại về sản xuất cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân trong gia đình.

STO - Thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Kế Sách [Sóc Trăng] đã triển khai đồng bộ, góp phần tạo diện mạo mới ở các địa phương khó khăn trên địa bàn.

Huyện Kế Sách có 13 đơn vị xã, thị trấn với 86 ấp;, trong đó, có 16 ấp thuộc 6 xã, thị trấn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Kế Thành, Thới An Hội, An Mỹ, Trinh Phú, Đại Hải và thị trấn Kế Sách. Toàn huyện có 44.241 hộ, với 183.093 nhân khẩu. Hộ dân tộc thiểu số là 5.234 hộ, với 23.500 nhân khẩu, chiếm gần 13% dân số toàn huyện [dân tộc Khmer 4.955 hộ, với 22.365 khẩu, dân tộc Hoa 277 hộ với 1.124 khẩu, dân tộc khác 2 hộ với 11 khẩu].

Những năm qua, huyện Kế Sách luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách đặc thù trong vùng đồng bào Khmer, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ở các xã có đông đồng bào Khmer đã có đường ôtô đến trung tâm xã, đường đal liên ấp, bảo đảm cho người dân đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện, con em đi học dễ dàng hơn.

Đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh đi kiểm tra, giám sát một số công trình, dự án lộ đal trên địa bàn thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách [Sóc Trăng]. Ảnh: THẠCH PÍCH

Chúng tôi có dịp đến ấp An Định, thị trấn Kế Sách trong những ngày tháng 4, xe chạy bon bon, phần cũng nhờ có tuyến lộ đal phẳng lì mới dài hơn 1km, được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổng kinh phí gần 850 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Luân, người dân ngụ ấp An Khương, thị trấn Kế Sách phấn khởi cho biết: “Tôi có miếng ruộng ở ấp này. Trước kia, lần nào đi thăm ruộng cũng vất vả vì phải đi trên bờ kênh. Giờ được Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ đal này, không chỉ tôi mà người dân trong ấp An Định rất vui mừng”.

Chủ tịch UBND thị trấn Kế Sách Mai Văn Duẫn cho biết: “Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể phối hợp đồng bộ trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025. Đồng bào dân tộc thiểu số ở thị trấn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Nhà nước; có ý thức tự lực, khắc phục khó khăn, tích cực lao động sản xuất”.

Để tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản của cấp trên, UBND huyện Kế Sách chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với các phòng, ban ngành liên quan và UBND các xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chi hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, trụ trì và ban quản trị các chùa Nam tông Khmer và người có uy tín tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực hưởng ứng thực hiện chương trình; ban hành kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về chương trình giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.

Đồng chí Lâm Sơn - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kế Sách cho biết: “Những năm qua, việc thực hiện các chính sách đặc thù trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được quan tâm thực hiện tốt. Đặc biệt trong năm 2022, triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu ở xã đặc biệt khó khăn, xây dựng 11 công trình giao thông nông thôn, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Hiện nay, các công trình này đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, giúp bà con, học sinh đi lại dễ dàng, giao lưu buôn bán được tốt hơn. Trong thời gian tới, để Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát huy hiệu quả tốt hơn, huyện kiến nghị cấp trên nên tiếp tục bổ sung, cấp vốn đầu tư thêm để thực hiện các dự án thuộc chương trình; kiến nghị các ban ngành tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai, chất lượng các công trình, dự án. Qua đó, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Còn đối với dự án đất ở, nhà ở, huyện kiến nghị đến cấp trên nâng định mức hỗ trợ đất ở mỗi hộ lên, để đảm bảo hộ dân đáp ứng trong việc xây dựng nhà ở”.

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các công trình Tiểu dự án 1 của Dự án 4, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số làm thay đổi đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại diện mạo mới cho các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kế Sách.

Chủ Đề