Xã loại 2 có bao nhiêu cán bộ, công chức

Xã/Phường/Thị trấn là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong 3 phân cấp hành chính của Việt Nam, gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã. Vậy, tại đơn vị hành chính cấp xã số lượng cán bộ, công chức được quy định là bao nhiêu?

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã là bao nhiêu? [Ảnh minh họa]

Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

  • Loại 1: tối đa 23 người;

  • Loại 2: tối đa 21 người;

  • Loại 3: tối đa 19 người.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã không được quá số lượng nêu trên, bảo đảm đúng với chức danh và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

  • Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam [áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam];

  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

  • Trưởng Công an;

  • Chỉ huy trưởng Quân sự;

  • Văn phòng – thống kê;

  • Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường [đối với phường, thị trấn] hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường [đối với xã];

  • Tài chính – kế toán;

  • Tư pháp – hộ tịch;

  • Văn hóa – xã hội.

Lưu ý: Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức sẽ giảm đi 01 người.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã nêu trên bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.

Trước đây, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP là:

  • Cấp xã loại 1: không quá 25 người;

  • Cấp xã loại 2: không quá 23 người;

  • Cấp xã loại 3: không quá 21 người;

Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP đã giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đối với số lượng cán bộ, công chức dôi dư do tinh giản biên chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:

1. Tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP .

2. Giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; nghỉ hưu trước tuổi; nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 26/2015/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Điều chuyển, bổ sung cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn cấp huyện hoặc ở địa bàn cấp huyện khác thuộc tỉnh; hoặc chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường hợp cán bộ, công chức dôi dư được giải quyết chế độ thôi việc, căn cứ quy định pháp luật có liên quan và khả năng ngân sách của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Thùy Trâm

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này.

Phân bổ cán bộ, công chức cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính

Việc phân bổ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay được được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã.

Từ năm 2010 đến ngày 25/6/2019 [theo Nghị định số 92/2009], số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại I không quá 25 người; loại II không quá 23 người; loại III không quá 21 người.

Thực hiện Nghị quyết 18 Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 25/6/2019, số lượng cán bộ, công chức ở cấp xã giảm xuống 2 người: Loại I không quá 23 người; loại II không quá 21 người; loại III không quá 19 người.

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng giảm tương ứng loại I từ không quá 22 người xuống 14 người; loại II không quá 20 người xuống còn 12 người; loại III không quá 19 người cuống còn tối đa 10 người.

Những xã có quy mô dân số lớn, áp lực công việc rất cao và nhiều khó khăn

Thời gian gần đây, khi thực hiện chủ trương bố trí công an chính quy về xã nên các xã tiếp tục giảm thêm 1 biên chế chức danh trưởng công an xã.

Dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ, Vietnamnet.vn cho biết, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cả nước có 10.599 đơn vị hành chính cấp xã với tổng số 212.606 cán bộ, công chức [bình quân 20,6 người/xã]. Con số này so với năm 2015 giảm 20.833 người [tương ứng giảm khoảng 9%].

Thực tiễn thời gian qua đã phát sinh nhiều điều bất hợp lý, đặc biệt là yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp, địa bàn cấp xã sau sáp nhập rộng, dân số tăng; cùng với đó là ở các đô thị dân số cơ học tăng nhanh dẫn đến khối lượng công việc ở nhiều đơn vị hành chính cấp xã tăng lên, tạo áp lực lớn đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Với số lượng cán bộ, công chức cấp xã các nơi gần như chỉ chênh nhau vài người nhưng quy mô dân số giữa các đơn vị hành chính cấp xã lại chênh lệch quá lớn.

Điển hình như phường Long Bình thành phố Biên Hòa [tỉnh Đồng Nai] có dân số cao trên 130.500 người; phường Sông Đà, thị xã Mường Lay [tỉnh Điện Biên] có dân số thấp nhất là 1.008 người. Hay một xã của huyện Bình Chánh [TP.HCM] có dân số gần 130.000 người, còn một xã của tỉnh Lạng Sơn có dân số 400 người.

Vì vậy, đối với đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số lớn, áp lực công việc rất cao và nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: “Có những cái chúng ta phải có tư duy ngược lại một chút và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.

Đề xuất tăng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô dân số

Tổng hợp từ kiến nghị của địa phương và của cử tri cả nước trong 3 năm gần đây gửi đến Bộ Nội vụ, nhiều ý kiến đề nghị tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô dân số; bổ sung chức danh công chức Văn phòng Đảng ủy, chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra...

Để gỡ vướng cho câu chuyện này, Bộ Nội vụ đề xuất nhiều cơ chế chính sách táo bạo trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Trên cơ sở giữ nguyên quy định số cán bộ, công chức theo phân loại đơn vị hành chính như hiện hành, Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung quy định tăng thêm số lượng công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại những đơn vị có dân số đông.

Cụ thể, với phường thuộc quận: Cứ tăng thêm đủ 5.000 người được tính thêm 1 công chức. Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Cứ tăng thêm đủ 3.500 người được tính thêm 1 công chức.

Phường thuộc thị xã và xã miền núi, vùng cao: Cứ tăng thêm đủ 2.500 người được tính thêm 1 công chức. Thị trấn và xã đồng bằng: Cứ tăng thêm đủ 4.000 người được tính thêm 1 công chức. Xã và thị trấn ở hải đảo: Cứ tăng thêm đủ 1.600 người được tính thêm 1 công chức. Phường ở hải đảo: Cứ tăng thêm đủ 1.400 người được tính thêm 1 công chức.

Số người hoạt động không chuyên trách cũng tăng tương ứng với số cán bộ, công chức. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo dân số không khống chế tối đa nhưng không vượt quá tổng số của cả tỉnh.

Theo tính toán của Bộ Nội vụ, với các quy định trên, cần tăng thêm 7.418 cán bộ, công chức cấp xã và 7.418 người hoạt động không chuyên trách.

Trong lúc cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế nhưng Bộ Nội vụ vẫn mạnh dạn đề xuất tăng biên chế cho cấp xã để giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra.

Cũng chính vì thế mà Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã rất quyết liệt rằng: “Có những cái chúng ta phải có tư duy ngược lại một chút và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.

Đây cũng là nội dung nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tỉnh thành trong cả nước tại 3 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị định ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam vừa qua.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nội dung này sẽ được đưa ra xin ý kiến Chính phủ. Sau khi được Chính phủ đồng ý, các đề xuất này sẽ được trình lên xin ý kiến Bộ Chính trị./.

Dự thảo Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố [thay thế các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP], gồm 04 Chương và 40 điều.

Dự thảo đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung về quy định chức danh, số lượng, tiêu chuẩn [khung năng lực] và nhiệm vụ cụ thể [bản mô tả công việc] của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, chế độ hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, phụ cấp kiêm nhiệm,...

Số lượng cán bộ công chức cấp xã loại 2 được quy định bao nhiêu người?

Việc phân bổ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay được được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã. Từ năm 2010 đến ngày 25/6/2019 [theo Nghị định số 92/2009], số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại I không quá 25 người; loại II không quá 23 người; loại III không quá 21 người.

Cấp xã có bao nhiêu cán bộ công chức?

Theo Quyết định, số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Loại 1 tối đa 23 người; loại 2 tối đa 21 người và loại 3 tối đa là 19 người.

1 xã có bao nhiêu cán bộ?

Trong khi đó, hiện nay, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định ở mức tối đa như sau: Xã loại 1 tối đa 23 người, xã loại 2 tối đa 21 người và xã loại 3 tối đa 19 người.

Cán bộ cấp xã hưởng lương như thế nào?

Do đó, lương cán bộ công chức cấp xã 2023 được thực hiện theo công thức: Lương = Hệ số lương x mức lương cơ sở. - Từ nay đến hết ngày 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. - Từ ngày 01/7/2023 đến khi có chính sách mới: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Chủ Đề