Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn

 
Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao. Tác phẩm kể về cuộc đời và sự tha hóa từ một anh nông dân hiền lành, chất phác thành một tên côn đồ, đầu đường xó chợ của Chí Phèo. Tham khảo ngay bài phân tích tiếng chửi Chí Phèo dưới đây để hiểu thêm về dụng ý nghệ thuật qua chi tiết đặc sắc này của Nam Cao.

Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn

Tác giả đưa tiếng chửi của Chí Phèo lên đầu truyện với mục đích để lại sự độc đáo và ấn tượng cho người đọc. Tác giả đã không sử dụng cách kể chuyện theo khuôn khổ truyền thống mà theo kết cấu hồi tưởng, những tình tiết mở đầu cực kỳ bất ngờ và khiến người đọc thực sự lôi cuốn.

Ban đầu, Chí Phèo chửi chung chung: chửi trời, chửi đời, rồi đến chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn.

Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.

Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn

Ngay ở đoạn văn tiếng chửi mở đầu tác phẩm, tác giả đã trình bày ba bi kịch chính của Chí Phèo, và đó cũng là nền tảng triển khai những bi kịch này xuyên suốt tác phẩm:

+ Bi kịch số phận: Cả cuộc đời Chí Phèo chỉ là con số không, không cha không mẹ không gia đình, không tài sản của cải. Chí Phèo chửi cha mẹ mình, thực ra chính là chửi chính mình, chửi chính số kiếp đau đớn của mình. “Nhưng biết đứa nào đẻ ra Chí Phèo”, câu hỏi ấy vang lên không lời đáp như chính sự bế tắc, bất lực của Chí, một kẻ bị chối bỏ ngay từ khi mới ra đời và phải sống cả kiếp người-thú đau đớn, chật vật.

+ Bi kịch tha hóa: Cùng với việc đánh mất nhân hình, tiếng chửi và hành động rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém chính là những biểu hiện của quá trình “lưu manh hóa”, dần biến Chí Phèo thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

+ Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người: Tiếng chửi của Chí Phèo không có một lời đáp. Bởi vì, tất cả dân làng Vũ Đại đều không xem Chí Phèo là con người. Đây là hệ quả tất yếu từ những đau thương mà Chí Phèo gây ra cho họ. Tình cảnh “chỉ ba con chó dữ với một thằng say rượu” cho thấy sự cô đơn tận cùng của Chí Phèo, bị chối bỏ, bị đẩy ra ngoài xã hội người của làng Vũ Đại, bị tước đoạt quyền làm người. Tiếng chửi của Chí Phèo, do vậy, chính là một nỗ lực tuyệt vọng để giao tiếp, chính là tiếng kêu cứu của khao khát lương thiện trong vô thức của Chí Phèo, là “tiếng hát lộn ngược” vô vọng tìm sự sẻ chia, thấu hiểu.

Qua tiếng chửi, Nam Cao đặt ra một nghịch lý trước người đọc: Chí Phèo say hay tỉnh? Rõ ràng ông đã khẳng định “cứ rượu say là hắn chửi”. Nhưng nếu đó là tiếng chửi của một người say và mất hết ý thức, tại sao lại lớp lang rành mạch (sự tăng cấp giữa các đối tượng), tại sao vẫn nhận ra “thân hắn khổ đến nông nỗi này”. Say mà tỉnh, tỉnh mà say, đó là trạng thái lưỡng phân của hình tượng Chí Phèo, qua đó Nam Cao hé lộ cho người đọc thấy được ý thức tỉnh táo của Chí Phèo sau cái vô thức của kẻ say, nỗi đau con người sau hình thù quỷ dữ, khát vọng lương thiện sau những hành động, lời nói côn đồ, ác độc.

Chí Phèo khao khát được hòa nhập vào thế giới loài người, khao khát được giao tiếp, thế nhưng không ai nói chuyện với hắn, hắn đành chửi, chửi để mong người ta chửi lại cũng được, để chứng minh ít ra hắn vẫn là con người và người ta vẫn còn muốn đáp lại hắn. Và đến tột cùng của sự đớn đau, khi đã không còn ai chửi nhau với hắn, Chí Phèo mới thốt lên trong đau đớn rằng ai đã sinh ra cái thân hắn để hắn khổ đến thế này.

Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn

Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo trong tác phẩm của Nam Cao

Mở bài phân tích tiếng chửi của Chí Phèo

Nam Cao là một nhà văn lớn trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những tác phẩm của ông như tái hiện lại cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ cùng số phận đáng thương. Chính vì giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa trong hiện thực tàn khốc đó mà truyện của ông luôn thành công bước vào trái tim của người đọc. Trong đó, Chí Phèo là một tác phẩm nổi tiếng kể về sự tha hóa của người nông dân nghèo trong sự chèn ép của xã hội. Chí Phèo gây ấn tượng đặc biệt cho độc giả không phải bằng văn phong chau chuốt, mà bởi hàng loạt tiếng chửi xuyên suốt nội dung câu chuyện. Đó là tiếng chửi đời, tiếng chửi xã hội, tiếng chửi lòng người tàn nhẫn khiến cho một số phận rơi vào cảnh tha hóa, đến mức bị cự tuyệt quyền làm người.

Thân bài phân tích tiếng chửi của Chí Phèo
Hắn vừa đi vừa chửi
Ngay từ khi bắt đầu câu chuyện, nhân vật Chí Phèo đã gây ấn tượng người đọc với hình ảnh một kẻ say ngất ngưởng. Một người bình thường, người ta sẽ chỉ chửi ai đó khi họ đang tức giận, đang phẫn nộ để giải tỏa nỗi căng thẳng, bực bội trong mình. Liệu Chí Phèo có đang gây xích mích hay bất hòa với ai mà phải chửi? Trong lời chửi, ta thấy Chí Phèo chửi cả trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn và chửi cả người đẻ ra hắn. Tiếng chửi của một kẻ đang trong cơn say mà lại nghe như một đoạn văn có lớp, có bài bản, có phân cao thấp, chửi từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Ấy mà, đối tượng dường như xác định là người đẻ ra hắn thì hắn không biết, mà có cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. Thế là thành ra, tiếng chửi của hắn lại như cất đang chửi vu vơ, cứ cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung. Để rồi hắn cứ bước đi, sau lưng để lại tiếng chửi vọng mãi về sau
 
Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo
Đầu tiên, hắn chửi trời. Bầu trời cao xanh bình yên đẹp đẽ là thế nhưng lại trở nên thật chướng mắt đối với hắn. Phải chăng vì bầu trời có thể ôm trọn loài người vào lòng, tuy đón nhận hắn mà lại nhận thêm cả Bá Kiến - kẻ đã hủy hoại của đời một người nông dân thiện lương như hắn? Hay là do bi kịch cuộc đời hắn xuất phát từ chuyện bà Ba phải lòng, gọi vào bóp chân khiến Bá Kiến tức điên rồi hãm hại hắn cũng là chuyện do trời sinh ra? Chỉ với tiếng chửi trời ấy, mà Nam Cao đã thành công phản ánh cả một xã hội thối nát, sẵn sàng dẫm đạp, đè bẹp đến mức không chừa chỗ cho người lương thiện có chốn dung thân. Đồng thời, trời cũng chính là một câu cửa miệng, là một lời kêu ca cho những thân phận nhỏ bé mang số mệnh bất hạnh. Sau khi chửi trời, hắn lại chửi đời. Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai, đời là cuộc sống của một con người, đời là số phận được định kể từ ai đó sinh ra cho đến khi họ rời khỏi để đến cõi vĩnh hằng. Hắn chửi đời chính là hắn đang chửi mọi thứ trong cuộc sống của hắn, chẳng sót một điều gì. Hắn chửi đời, là chửi cuộc đời hay chửi chính đời hắn? Hắn chửi đời, hắn chửi tất cả những ai từng bước chân vào cuộc đời hắn, để rồi gây nên cảnh bi kịch như hiện tại. Phải chăng, mọi thứ trong đời hắn đều đáng nhạo báng và chế giễu?
 
Phân tích nhân vật Chí Phèo
Cũng đúng thôi, bởi vì trong khi mọi người sinh ra trong một gia đình ấm êm, còn hắn lại đến từ cái lò gạch bỏ không, chẳng rõ quê quán, chẳng rõ nguồn gốc, chẳng rõ thân sinh? Hay đó chính là một dấu hiệu báo trước cho hàng loạt những bi kịch sau đó của cuộc đời hắn? Giá mà đời hắn suôn sẻ hơn chút, giá mà hắn được ưu ái cho may mắn hơn chút, giá mà mọi thứ bình yên hơn chút, thì tiếng chửi ấy đã chẳng nặng nhọc, bất lực đến thế. Cha mẹ - người hắn chẳng biết là ai - cho hắn hình hài rồi vứt bỏ hắn, còn làng Vũ Đại thì tước đi quyền làm người của hắn. Quyền làm người là thứ mỗi chúng ta từ khi sinh ra đã sở hữu, nhưng mọi người lại nỡ lòng tước đoạt đi, để rồi dồn ép hắn trở thành một con quỷ dữ mà chính hắn cũng ghê sợ. Còn nhớ quãng đời từ khi sinh ra tới khi 20 tuổi, hắn vẫn còn được bao bọc trong vòng tay của người làng. Nhưng rồi, họ lại chuyển tay nhau nuôi hắn, họ nuôi hắn sống nhưng không dạy hắn cách sống. Vì thế mà Chí Phèo chẳng hề được hưởng tình yêu thương thực sự từ bất kỳ ai. Cứ thế, cuộc đời hắn như một bức tranh với muôn vàn mảnh ghép không hoàn hảo. Cả làng nuôi hắn, nhưng nuôi một cách hờ hững, rồi lại tránh xa, cự tuyệt hắn. Vì thế mà hắn chửi cả làng. Hắn chửi cả làng là chẳng trừ một ai, thế mà ai cũng nghĩ hắn trừ chính mình ra.
Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn
 
Kết bài phân tích tiếng chửi của Chí Phèo
Qua việc sử dụng tiếng chửi thô sơ, nguyên bản cùng ngôn ngữ gần gũi, thân thiết, Nam Cao đã tái hiện một cách chân thực bi kịch cuộc đời nhân vật. Câu chuyện không gắn liền với giọt nước mắt, mà sử dụng tiếng chửi làm một hình thức khác của tiếng khóc. Từ đó, tác giả đã phản ánh một cách xuất sắc xã hội đương thời thối nát, dồn con người ta đến bước đường cùng, để rồi khiến người ta tha hóa dần đi so với nguyên bản của mình!

Phân tích ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo

Đối với hắn, cả làng đều đáng chửi vì đã tước đi quyền làm người của hắn, khiến hắn lâm vào cuộc sống không giống một con người. Tiếng chửi là tiếng của sự chai sạn, là tiếng khóc của những kẻ đã không còn tin vào cuộc sống, là tiếng lòng của những kiếp người bất lực trước số phận bi kịch.

Tưởng như cảm xúc trong hắn đã chai sạn cả rồi, ấy mà một bát cháo hành từ người con gái xấu đến ma chê quỷ hờn đã khiến hắn bỗng thèm được sống như một con người. Có lẽ, lớp ngoài gai góc của hắn chỉ như một lớp vỏ bọc, chỉ chờ được ai đó thấu hiểu, xoa dịu những tổn thương chất chứa trong trái tim, hắn sẽ sẵn sàng gỡ bỏ đi.

Thế rồi, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Cả làng Vũ Đại đã quá ngao ngán, vì thế nào ai dại mà động đến hắn. Ấy thế mà, hắn lại chửi cả người không chửi chung với hắn. Phải chăng, hắn đang tủi thân, đang như một đứa trẻ làm nũng với mẹ, chỉ để được quan tâm, được chú ý. Dù chỉ là có ai đó chịu giao tiếp với hắn, chịu chửi nhau với hắn cũng được. Nhưng rốt cuộc, cũng chỉ có một mình hắn đối mặt với nỗi đau của mình.

Chửi chán mọi người, hắn lại quay sang chửi đứa chết mẹ nào chửi ra hắn. Cha mẹ - người đáng ra nên được kính trọng - thì lại bị hắn chửi không tiếc thương. Cũng phải thôi, trong khi người khác được cha mẹ chăm sóc bảo bọc, cha mẹ hắn chỉ biết đẻ ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy thì họ nào đã hoàn thành đạo làm cha làm mẹ, mà đẻ ra hắn, cho hắn hình người rồi mà hắn nào có sung sướng gì? Trong lòng hắn phải chăng chỉ mong rằng ngay từ đầu đừng đưa hắn đến cõi đời cô độc nào, để hắn phải một mình gánh chịu những bi kịch đau thương.

Tiếng chửi của hắn không phải tiếng chửi của một người con bất hiếu, mà là tiếng chửi của một người con bất hành. Cuối cùng, đọng lại sau tiếng chửi đó là một số phận có phần đáng thương hơn là đáng trách.

Hắn chửi đến thế nhưng vẫn chẳng một ai đáp trả. Tiếng chửi của Chí Phèo nào chỉ là tiếng hờn trách, mà còn là khát khao được giao tiếp với con người. Vậy mà, chẳng ai cho hắn cơ hội, chẳng ai chịu lắng nghe hắn cả. Hắn chỉ có một mình, cô độc một cách đáng thương, chỉ có thể tự chửi rồi tự mình nghe, rồi lại buồn bực, đau khổ đến chai sạn cảm xúc vì cuộc đời quá đỗi bất công.

Chính vì lẽ đó mà hắn thấy tức, tức chết đi được. Chỉ có một mình hắn với ba con chó giữ. Đến chi tiết này, hắn như chẳng còn được coi là con người, đây là một sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho hắn. Dù là trong cơn say, hắn vẫn ám ảnh và đau đáu vì điều này. Bởi dù cho hắn cố tìm kiếm sự đồng cảm, sự chú ý đến bao nhiêu, thì đáp lại hắn chỉ có loài chó mà thôi.

Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn

Vị trí, kết cấu và nghệ thuật tiếng chửi của Chí Phèo

- Vị trí: Tiếng chửi của Chí Phèo được đưa ngay lên đầu tác phẩm, để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả về nhân vật Chí Phèo với tiếng chửi đầy bất mãn và đau đớn.

- Những hình thái diễn đạt khác nhau của tiếng chửi:

+ Thông qua lời dẫn truyện lạnh lùng, xót xa của tác giả.

+ Thông qua lời thuật lại đầy ngán ngẩm, thờ ơ, hờ hững của dân làng Vũ Đại

+ Thông qua cái giọng bực tức, chất vấn, đớn đau, quằn quại khi vật lộn với bi kịch của chính bản thân Chí Phèo.

- Tiếng chửi có sự tăng tiến về mặt cấp độ: càng về sau tiếng chửi của hắn càng trở nên gay gắt, cay cú và phẫn nộ, đau đớn đến cực điểm.

Cách sắp xếp tiếng chửi của Chí Phèo 

"Bắt đầu hắn chửi trời… Rồi hắn chửi đời… chửi ngay tất cả làng Vũ Đại… chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo…"

- Sử dụng biện pháp tu từ cú pháp:

+ Điệp cú pháp, liệt kê (hắn chửi trời… hắn chửi đời… chửi ngay… chửi đứa…): nhấn mạnh đối tượng của tiếng chửi được sắp xếp từ xa đến gần, từ cao đến thấp, có thứ tự, có lớp lang.

+ Cuối câu chửi sử dụng nghệ thuật chêm xen ("đẻ ra cái thằng Chí Phèo"): nhấn mạnh bi kịch bị từ chối của Chí Phèo đồng thời gián tiếp tố cáo chính xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẻ ra Chí Phèo.

=> Tiếng chửi của Chí Phèo diễn ra theo trật tự từ cái vĩ mô đến cái cụ thể, từ lớn đến nhỏ.

Tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo

- Những tiếng chửi của Chí Phèo vu vơ, uất ức, hắn chửi từ trời đến đời, từ làng Vũ Đại đến những người không chửi nhau với hắn... hắn chửi tất cả mà chẳng trúng vào ai. Bởi Chí Phèo không biết ai làm hắn khổ, còn cả thế gian ai cũng nghĩ mình vô can trong bi kịch của Chí.

- Điều độc đáo trong tiếng chửi của Chí Phèo là ở việc Nam Cao đã lồng tiếng chửi vào một nhân vật đã bị tha hóa cả đạo đức và nhân cách, hắn chính là sản phẩm của sự tàn bạo. Thế nên, tiếng chửi ấy rất xứng đáng, rất hợp lý.

Đặc sắc nghệ thuật trần thuật qua tiếng chửi 

- Kết cấu đi thẳng vào vấn đề chính: trong tiếng chửi hội tụ các vấn đề quan trọng mà tác giả muốn triển khai.

- Cách dẫn dắt cuốn hút, hấp dẫn người đọc.

- Cách kể chuyện đa chủ thể: bằng lời nửa trực tiếp, tiếng chửi vừa có điểm nhìn của Nam Cao, vừa có điểm nhìn của Chí Phèo, vừa có điểm nhìn của làng Vũ Đại.

- Ngôn ngữ sống động, đa giọng điệu.

=> Nghệ thuật trần thuật đạt đến trình độ bậc thầy, làm nên sức sống cho tác phẩm.

 

Xác định đối tượng chửi của Chí Phèo trong đoạn văn