Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.Vì cả bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Có gieo vần ở các câu cuối 1, 2, 4, 6, 8: nhà – xa – gà – hoa – ta. Có các phép đối ở câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.

Câu 2:

a. Theo nội dung câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế vì bạn bè đã lâu lắm không gặp “Đã bấy lâu nay, Bác tới nhà”.b. Tuy nhiên ở 6 câu thơ tiếp thì tác giả lại kể về hoàn cảnh đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Tác giả cho thấy là có sẵn tất cả mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì.Tác giả khi tạo ra tình huống như vậy là có dụng ý: tác giả nói lên sự mong ước muốn tiếp đãi bạn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng giờ đây vật chất thì không có nên sự chân tình có thể bù đắp những thiếu hụt về vật chất.c. Câu thơ thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà cái quan trọng là tình cảm chân thực giữa bạn bè với nhau. Những người tri âm, tri kỉ chỉ cần gặp nhau là thấy vui sướng lắm rồi, không nhất thiết là cứ phải vật chất, mâm cao cỗ đầy thì mới có tình cảm.d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:Qua cách ứng xử của Nguyễn Khuyến đối với bạn, cho thấy Nguyễn Khuyến rất đối tốt với bạn và muốn tiếp đãi bạn một cách chu đáo. Ngoài ra, ta cũng thấy được tình bạn tốt đẹp, trong sáng của của những người bạn thân với nhau. Tác giả tiếp bạn bằng những gì chân tình, sâu sắc và tôn trọng nhất.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1:a. Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” mang tính chất dân dã, đời thường, gần gũi với mọi người. Còn ngôn ngữ trong bài “Sau phút chia li” là bài được dịch ra từ chữ Hán nên mang tính trang trọng và mẫu mực.b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” với “Qua Đèo Ngang”:* Giống nhau: đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.* Khác nhau:- Trong bài “Qua Đèo Ngang”: Hai từ ta nhưng chỉ một người, một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai.* Trong bài “Bạn đến chơi nhà”: hai từ ta chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và ông bạn già Dương Khuê) chung một tâm trạng mừng vui vì lâu rồi mới gặp lại nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe, còn nhớ đến nhau, chung niềm tâm sự của những nhà Nho về ở ẩn trước cảnh đất nước sắp mất về tay người khác nhưng không làm gì được. Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn cô đơn.

Câu 2: Học thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.


 

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7

- Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Soạn bài Bài ca Côn Sơn

Soạn bài Bạn đến chơi nhà, Ngắn 2

Bố cục:- Phần 1 (câu đầu): giới thiệu sự việc- Phần 2 (6 câu tiếp): hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà- Phần 3 (câu cuối): tình bạn thắm thiết chân thành

Hướng dẫn soạn bài:


Câu 1 (trang 105 Ngữ Văn 7 Tập 1):- Bạn đến chơi nhà là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật- Dấu hiệu:+ bài thơ có tám câu mỗi câu bảy chữ+ hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn+ có phép đối ở các cặp câu giữa: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

Câu 2 (trang 105 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ lập ý bằng cách dựng nên hoàn cảnh bạn đến chơi nhưng nhà không có gì để tiếp đãi bạn. Rồi kết thúc bằng câu t: Bác đến chơi đây ta với ta thể hiện tình cảm tha thiết đậm đà. Cụ thểa. Theo nội dung câu thứ nhất đã rất lâu bạn mới đến chơi nhà hoàn cảnh như thế Nguyễn Khuyến nên có một sự tiếp đãi chu đáo thể hiện tình cảm của mìnhb.– Thế nhưng qua sáu câu tiếp theo hoàn cảnh của Nguyễn Trãi lại chẳng có gì:+ nhà không có trẻ để sai bảo, nhà thì xa chợ không mua được món gì thết đãi bạn+ nhà có ao nhưng sâu quá không bắt được cá+ Vườn rộng lại rào thưa khó bắt gà+ Cải chưa ra cây, cà mới nụ+ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa+ Cả đến miếng trầu tiếp khách cũng không có- Tạo ra tình huống đặc biệt như thế tác giả muóin lấy cái không để bật lên khẳng định một cái có đó là tình bạn thắm thiết đậm đà: Bác đến chơi đây ta với tac.- Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ta với ta là ý muốn nói tình bạn thắm thiết của tác giả và người bạn tới chơi- Qua đó tác giả khẳng định tình cảm tình cảm gắn bó keo sơn vùa kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn đód. Nhận xét về tình bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà: đó là tình bạn tri âm tri kỷ

LUYỆN TẬP


Câu 1 (trang 106 Ngữ Văn 7 Tập 1):a. Điểm khác trong ngôn ngữ của bài thơ Bạn đến chơi nhà và Sau phút chia li- Sử dụng nhiều vốn từ thuần Việt- Ngôn ngữ được sử dụng theo phong cách bình dân chủ yếu là ngôn ngữ đời thường, khẩu ngữ (bác, ta, ao sâu, đuổi, ......b. So sánh cụm từ ta với ta trong Bạn đến chơi nhà và Qua đèo ngang* Điểm giống- Hình thức- Đều được dùng để biểu biểu đạ bộc bạch tâm trạng tình cảm của mỗi tác giả* Điểm khác:- Trong bài thơ Qua đèo ngang ta với ta là tự nói với chính mình biểu lộ sâu sắc thấm thía nỗi cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên bao la hoang vu

- Còn trong Bạn đến chơi nhà ta với ta là tôi với bác (nhà thơ với người bạn đến chơi) để khẳng định tình bạn keo sơn găn bó giữa hai người

----------------------HẾT------------------------

Bài học nổi bật tuần 5, cùng học và soạn bài Sông núi nước nam trang 62 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 nhé

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Tiếng gà trưa là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.


Hướng dẫn soạn bài Bạn đến chơi nhà sẽ giúp các em có thêm những gợi ý hay khi tìm hiểu và chuẩn bị trước nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà. Các em hãy cùng tham khảo để nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Phân tích những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà Soạn bài Khóc Dương Khuê Dàn ý phân tích những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà Sơ đồ tư duy Bạn đến chơi nhà Soạn bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

  • Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 7, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Bạn đến chơi nhà trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Bạn đến chơi nhà.

Bài giảng: Bạn đến chơi nhà - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

A. Nội dung tác phẩm

Với việc tạo ra một tình huống hóm hỉnh khi bạn đến chơi để rồi kết bằng bằng câu kết “Bác đến chơi đây, ta với ta!” chứa đựng trong đó một tình bạn đậm đà, thắm thiết.

B. Đôi nét về tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835- 1909) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

- Học rộng, tài cao, thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ

- Ông là nhà thơ lớn của dân tộc

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Sau mười năm làm quan, ông cáo quan về ở ẩn sống tại Yên Đổ. Thơ ca của ông chủ yếu sáng tác vào thời gian này.

b, Bố cục: 3 phần

- Phần 1( 6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

- Phần 2( 6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

- Phần 3( Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ 

  • Thất ngôn bát cú Đường Luật, bài thơ có 8 câu, 7 chữ

  • Cách gieo vần: Các chữ cuối ở câu 1, 2, 3, 4 và 6 (nhà, xa, cá, gà và ta).

e, Giá trị nội dung

- Ngợi ca giá trị tình bạn chân thành, tha thiết

- Nêu ra một triết lý của tình bạn: Tình bạn cao đẹp vượt lên giá trị vật chất

f, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú

- Ngôn ngữ và hình ảnh giản dị, giọng thơ chất phác hồn nhiên

C. Đọc hiểu văn bản

1. 6 Câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

- Thời gian: “đã bấy lâu nay”, có nghĩa là rất lâu rồi bạn mới ghé thăm.

- Cách xưng hô: “bác”, đầy thân mật và gắn bó giữa những người bạn.

- Giọng điệu: cởi mở, chân thành thể hiện thái độ hiếu khách của nhân vật trữ tình.

-  Hai vế câu: sóng đôi như một lời reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở, chân tình.

=> Mở đầu với sự reo vui và lòng hiếu khách của nhân vật trữ tình

2. 6 câu tiếp: Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến thăm nhà

- Hoàn cảnh đầy éo le khi bạn đến chơi nhà:

+  Trẻ thời đi vắng - không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn.

+ Chợ thời xa - gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

- Ở nhà thì không có gì đãi bạn: 

+ Ao sâu - khôn chài cá: Ao sâu nước nhiều khó bắt cá mời bạn

+ Cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa - tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.

+ Miếng trầu với quan niệm “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có.

=> Một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất. Tưởng là có nhưng lại không có gì qua một giọng điệu vô cùng hóm hỉnh, lạc quan.

3. Câu cuối: Khẳng định tình bạn chân thành

- Bác đến chơi đây: Ngày hôm nay bác đến, tuy về vật chất không có gì nhưng tình cảm vẫn luôn đong đầy tình nghĩa

- “Ta với ta”:

+ Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình - chủ nhà

+ Từ “ta” thứ hai: người bạn - khách

+ Từ “với” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách.

=> Câu thơ khẳng định được tình cảm tri kỷ của hai người bạn cũng như tâm hồn thấu hiểu sâu sắc, không màng đến của cải vật chất.

D. Sơ đồ tư duy

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 đầy đủ, chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ bạn đến chơi nhà

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.