Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Đến tận những ngày tháng 4 năm 2020, có một số người vẫn cho rằng xe 843 tranh công của xe 390, vẫn cho là anh Bùi Quang Thận cướp công đồng đội. Là người trong cuộc, tôi xin một lần nữa nói về chuyện này cho rõ ràng, dứt điểm: xe tăng 390 là xe đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập, nhưng anh Bui Quang Thận nói riêng và xe 843 nói chung cũng không hề tranh cướp công của ai cả.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng tư lệnh đã huy động 398 xe tăng, thiết giáp (gồm cả vài chục xe chiến lợi phẩm vừa tịch thu được) tiến vào chiến đấu, dẫn đầu đội hình năm cánh quân giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Lữ đoàn 203 do Lữ đoàn trưởng Nguyễn Tất Tài và Chính ủy Bùi Văn Tùng chỉ huy đã được giao nhiệm vụ dẫn đầu mũi tiến công vào nội đô Sài Gòn của cánh quân phía Đông. Trong đội hình tiến công, Đại đội 4 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận là một trong những đơn vị đi đầu. Sáng ngày 30/4/1975, sau khi vượt qua cầu Sài Gòn, đập tan ổ phục kích ở cầu Thị Nghè, xe tăng 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy vượt lên dẫn đầu. Khi xe lao vào cổng phụ bên trái của Dinh Độc lập thì bị kẹt lại nên đồng chí Bùi Quang Thận rời xe, mang theo lá cờ của xe mình lên nóc Dinh Độc lập thay thế cho lá cờ ba sọc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đúng lúc đó, xe 390 lao thẳng vào cổng chính và húc tung cánh cổng của dinh. Sự kiện đó đã được ghi lại một cách cụ thể trong cuốn “Một số trận chiến đấu của bộ đội Tăng - Thiết giáp - Tập 2” do Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp xuất bản năm 1978, trang 135, nguyên văn như sau: “11.30 ngày 30-4-1975 phân đội đi đầu lữ đoàn 203 tiến đến trước “dinh Độc Lập”, quân địch không còn tinh thần chống cự. Tăng 390 húc đổ cổng sắt, đại đội trưởng Bùi Quang Thận xông vào dinh nhanh chóng hạ cờ ngụy, treo lá cờ giải phóng lên vị trí cao nhất”- trang 135.

Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Toàn bộ cán bộ, chiến sỹ Đại đội xe tăng 4 chụp ảnh trước xe tăng 843

Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Trích đoạn trong cuốn “Một số trận chiến đấu của bộ đội Tăng - Thiết giáp - Tập 2” do Bộ Tư lệnh Tăng - Thiết giáp xuất bản năm 1978, trang 135

Vào thời điểm đó, mọi người chỉ quan tâm đến việc quân đội ta mà đại diện là đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã cắm cờ trên Dinh Độc lập nên cũng không chú ý nhiều đến xe tăng 390. Bên cạnh đó, hồi sau chiến thắng, các chiến sỹ của lữ đoàn 203 ai cũng coi chuyện húc cổng Dinh là một cái gì đó hết sức bình thường. Chính bản thân lái xe tăng 390 Nguyễn Văn Tập cũng nói rằng, trong đội hình tiến công có hàng chục chiếc xe, không xe 390 húc thì sẽ có xe khác húc đổ cổng Dinh Độc lập. Ngoài ra, sự tuyên truyền của ta hồi trước mang nặng tính biểu tượng. Vì thế, người ta ngợi ca hành động cắm cờ như một hành động anh hùng, báo hiệu giờ phút chiến thắng của cách mạng và sự cáo chung của chính quyền Sài Gòn. Do vậy, mọi người lại vô tình cho rằng xe 843 của anh Thận húc cổng Dinh vì anh ấy là người cắm cờ. Một số tay thợ vẽ “vườn” của tuyên huấn Binh chủng Tăng Thiết giáp cũng dựa vào tấm ảnh chiếc xe vào sau mang số 846 đang hiên ngang nằm giữa cổng Dinh để vẽ lại, và viết lên đó số hiệu 843. Thấy tranh đẹp, Binh chủng Tăng Thiết giáp đặt làm số lượng lớn bằng sơn mài để làm quà tặng chính thức của binh chủng. Tai hại hơn nữa, các nhà làm sách giáo khoa lại lấy luôn tư liệu tuyên truyền của báo chí, tuyên huấn làm chính sử, rồi đưa vào sách giáo khoa Lịch sử. Chính vì vậy mới dẫn đến chuyện cậu học sinh tiểu học cãi cô giáo là: “xe của bố em mới là xe đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập”.

Đến tận những ngày tháng 4 năm 2020, có một số người vẫn cho rằng xe 843 tranh công của xe 390, vẫn cho là anh Bùi Quang Thận cướp công đồng đội. Họ có những bình phẩm, nhận xét gây phản cảm trong dư luận, làm giảm tầm vóc chiến công chung vĩ đại của dân tộc. Vì vậy, là người trong cuộc, tôi xin một lần nữa nói về chuyện này cho rõ ràng, dứt điểm để tránh những tranh cãi, hiểu lầm về sau. Theo một số nguồn tin là sau 30 tháng 4 năm 1975, việc nhầm lẫn này là do có một chỉ thị miệng từ “trên xuống” là không tuyên truyền về xe 390 bởi đây là một chiếc T-59 do Trung Quốc chế tạo, mà khi đó, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lại đang nhanh chóng xấu đi. Vì vậy, tuyên huấn chỉ tập trung đến việc đưa tin ca ngợi hành động cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập của đại đội trưởng Bùi Quang Thận mà không nói nhiều về chiếc xe tăng nào húc đổ cổng Dinh đầu tiên.  Tuy nhiên, việc chiếc xe 390 húc đổ cổng Dinh thì cán bộ chiến sỹ Lữ đoàn 203 thời đó hầu như ai cũng biết. Năm 1978, sách “Một số trận chiến đấu của bộ đội Thiết giáp- Tập 2” do Bộ Tư lệnh Thiết giáp xuất bản cũng đã ghi nhận xe tăng 390 là xe đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc lập. Đặc biệt, năm 1995, một tấm ảnh của nữ nhà báo người Pháp có tên Franxoa De Mulde xuất hiện. Trong buổi hội thảo do Binh chủng Tăng Thiết giáp tổ chức, Tư lệnh Đoàn Sinh Hưởng vốn không phải cán bộ cũ của Lữ đoàn 203, lại không được cơ quan giúp việc cung cấp tư liệu lịch sử “Một số trận chiến đấu của bộ đội Thiết giáp” do Bộ Tư lệnh Tăng Thiết giáp xuất bản năm 1978, trong đó đã ghi nhận xe 390 là xe húc cổng chính Dinh Độc lập, đã thừa nhận tấm ảnh của nhà báo Pháp là một phát hiện mới.

Kể từ đó, báo chí lại một phen nổi sóng nhưng là ngợi ca xe 390. Thậm chí họ còn ví von là xe 390 đã húc đổ cánh cổng Dinh như “húc đổ thành lũy cuối cùng của chế độ thực dân kiểu mới”. Ngay cả VTV3 khi làm chương trình “Người đương thời” cũng xoáy vào ý đó. Họ đến phỏng vấn tôi, tôi trả lời thẳng : “Là người dân đất Việt, nước có giặc thì đi đánh giặc. Hết giặc rồi thì về nhà bới đất lật cỏ làm ăn. Chuyện đó là bình thường. Đối với riêng kíp 390, Nhà nước và quân đội cũng đâu có ruồng rẫy họ. Trừ anh Tập ra quân cuối năm 1976, còn anh Toàn, anh Phượng đều được giữ lại phục vụ quân đội cho đến lúc về hưu. Riêng anh Nguyên, quân đội cho đi đào tạo sĩ quan, nhưng rồi chính anh ấy xin chuyển ngành khi đang là trung úy. Thật sự, đó là lúc chả ai thích ở trong quân đội”. Thậm chí, vì thực tế đấy nên khi dựng phim, nhà báo Tạ Bích Loan bảo tôi : “Anh thông cảm, đoạn phỏng vấn anh, chúng em không phát được. Anh xem trên mạng vậy !”.

Còn đối với những những ý kiến cho rằng anh Bùi Quang Thận cướp công, nói cho công bằng thì anh ấy không cướp công của ai cả. Anh em ở xe 390 thì cũng chỉ có ý kiến về việc anh ấy không nói gì về xe 390 và các xe khác trong đơn vị mà chỉ nói về hành động của mình khi trả lời đài báo. Về chuyện này thì cũng xin mọi người thông cảm. Khi trả lời phỏng vấn, phóng viên họ đưa ra câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó. Thậm chí còn bị cắt xén, biên tập theo ý định của họ nên nó không thật hoàn chỉnh. Bản thân tôi khi theo dõi các cuộc phỏng vấn thì thấy chủ yếu họ hỏi anh ấy: Xe anh tiến vào Dinh Độc lập thế nào? Anh nghĩ gì khi quyết định nhảy xuống cắm cờ? Quá trình vào Dinh cắm cờ diễn ra như thế nào? v.v.. thì anh ấy không có điều kiện nhắc đến xe khác cũng là chuyện đương nhiên. Bên cạnh đó, xe tăng 843 cũng thực sự đã cán đích đầu tiên. Chiếc xe ấy đã dũng cảm lao vào cổng bất chấp ở trong đó có gì. Thật không may là cổng phụ nó lại hẹp hơn chiều rộng của xe nên xe bị kẹt lại. Tất cả bọn họ đều rất đáng được ca ngợi! Ấy thế mà họ cứ bị mang tiếng oan bởi những người không chịu hiểu rõ sự thật. Nói như vậy bởi có ai là nạn nhân của họ đâu. Là những người cùng đơn vị với các anh khi đánh chiếm Dinh Độc lập, chúng tôi rất đau lòng trước nỗi hàm oan của các anh!

Nói vậy để mọi người hiểu rằng có một thời cách tuyên truyền, cách biên soạn lịch sử theo định hướng như vậy đã dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc và làm “ngộ độc” cả dư luận. Và khi đã bị “ngộ độc” trên diện rộng thì thật sự không hiểu nó sẽ tồn tại dai dẳng đến bao giờ?

Ngõ hầu giải độc phần nào cho những ngộ nhận ấy, trước đây tôi cũng đã đôi lần có ý kiến xung quanh chuyện này. Hôm nay thêm bài này nhưng rất mong nó cũng là lần cuối. Trước khi đăng bài, tôi đã gửi cho anh Vũ Đăng Toàn trưởng xe 390 để xin ý kiến. Anh hoàn toàn nhất trí không tham gia gì. Rất mong các bạn hiểu cho đúng và mở lòng yêu thương tới cả Đại đội 4 của chúng tôi. Đã có nhiều chiến sỹ C4 không còn trên cõi đời, nhưng tất cả những người còn lại, chúng tôi đều đoàn kết và yêu thương quý trọng nhau. Khi hội ngộ, không ai còn giữ tên riêng mà đều gọi nhau bằng biệt danh “Quê”- Niềm tự hào của Lính xe tăng !

Nguyễn Khắc Nguyệt

(QK7 Online) - Qua cuộc trao đổi bằng điện thoại, tôi đã được gặp cựu chiến binh Nguyễn Văn Kỷ, pháo thủ số 2 trên chiếc xe tăng số hiệu 843 húc vào Dinh Độc lập trưa ngày 30-4-1975, góp phần cùng nhân dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Tôi gọi điện cho bác Nguyễn Văn Kỷ khi bác đang về Hà Nội điều trị bệnh. Dù sức khỏe không được tốt, nhưng khi được hỏi về ký ức 30-4-1975, bác Nguyễn Văn Kỷ đã hồ hởi tiếp chuyện như quên cả ốm đau, bệnh tật. Bác nói: Hồi đó khi đã học hết lớp 7, bác xung phong đi bộ đội. Nhập ngũ, bác được học kỹ thuật xe tăng tại Đoàn 600, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp. Năm 1972 tham gia chống địch đánh lấn chiếm Thành cổ Quảng Trị. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, sau khi giải phóng các tỉnh dọc tuyến vào Nam, sáng 30-4-1975 đơn vị xe tăng Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2, Binh đoàn Hương Giang của bác Nguyễn Văn Kỷ đã có mặt trên đất Sài Gòn, chạy thẳng tìm hướng Dinh Độc lập mà đánh. Kíp xe tăng T54 mang số hiệu 843 của bác gồm Trung úy Bùi Quang Thận - đại đội trưởng, Lữ Văn Hỏa - lái xe, Thái Bá Minh - pháo thủ số 1 và bác Nguyễn Văn Kỷ - pháo thủ số 2.


Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Pháo thủ Nguyễn Văn Kỷ yểm trợ trung úy Bùi Quang Thận chạy lên Dinh Độc lập
cắm cờ trưa ngày 30-4-1975
 - Ảnh: Nhân vật cung cấp


Bác Nguyễn Văn Kỷ kể: Sau chiến dịch Tây Nguyên, thực thi mệnh lệnh của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút giải phóng miền Nam”, các đơn vị của ta đồng loạt thẳng tiến hướng Sài Gòn. Vượt qua sự chống trả ngoan cố của địch trong suốt chặng đường hành quân, 9 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 203 của bác Nguyễn Văn Kỷ có mặt tại cầu Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt 2 xe M113 của địch, trung úy Bùi Quang Thận ra lệnh tiến thẳng Dinh Độc lập theo nhiệm vụ đã phân công. Mỗi xe một hướng, vừa đi vừa hỏi đường. Khi áp sát cửa Dinh Độc lập, trung úy Bùi Quang Thận lệnh cho pháo thủ số 2 – Nguyễn Văn Kỷ nhắm giữa cổng Dinh Độc lập mà bắn. Nhưng không hiểu sao bắn cả hai lần đạn vẫn không nổ? Trung úy Bùi Quang Thận ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng Dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Cả hai xe cùng tiến vào bên trong. Lúc này, trung úy Bùi Quang Thận rút lá cờ trên xe nhảy xuống, bác Nguyễn Văn Kỷ cầm súng AK yểm trợ Bùi Quang Thận chạy lên Dinh Độc lập cắm cờ vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kỷ chia sẻ, đó là giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời của bác.   
 “Khi lá cờ ngụy quyền Sài Gòn bị giật xuống, cờ Mặt trận thống nhất miền Nam được cắm trên nóc Dinh Độc lập, chúng tôi đã ôm nhau cười, khóc vì sung sướng. Nhìn quần áo ai cũng lấm lem, nhưng không thể tả được chúng tôi hạnh phúc như thế nào. Sau bao nhiêu năm bom đạn, cuối cùng hai miền đất nước được thống nhất. Tôi còn nhớ, vào khoảnh khắc lịch sử trưa 30-4-1975, sau khi chiếm được Dinh Độc lập, trên khắp các ngả đường ở Sài Gòn diễn ra nhiều hoạt động chào mừng chiến thắng”. Bác Kỷ chia sẻ thêm, “trận đánh tiến vào Dinh Độc lập và chứng kiến giây phút cả nước vui mừng thống nhất là khoảng khắc tôi nhớ mãi trong cuộc đời”.  

Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Xe tăng 843 tham gia diễu binh sau ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước - 
Ảnh: Nhân vật cung cấp 

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, câu chuyện bác Nguyễn Văn Kỷ kể cho tôi qua điện thoại thật cảm động.  Trở về sau chiến tranh, cuộc sống của pháo thủ Nguyễn Văn Kỷ thầm lặng, bình dị với công việc làm nông tại tỉnh Tuyên Quang.  Lúc rảnh rỗi, bác phụ thêm nghề vá xe, đan rổ rá, mài dao kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống. Hiện nay, mỗi tháng bác được hơn một triệu đồng từ trợ cấp thương binh hạng 4/4. Bác nhớ lại, trên đường tiến quân vào Sài Gòn, vết đạn quân Mỹ bắn trước đầu xe làm bác bị thương khi đang sử dụng súng 12,7 ly bắn bộ binh Mỹ ở căn cứ Nước Trong. Giờ đây, mảnh đạn ấy vẫn còn nằm trong cổ tay bác Nguyễn Văn Kỷ.

Xe tăng số hiệu máy hút cổng chính Dinh Độc Lập

Pháo thủ Nguyễn Văn Kỷ (bên trái) và đại tá Bùi Quang Thận
thăm lại chiến trường xưa năm 2005 - 
Ảnh: Nhân vật cung cấp

42 năm trôi qua, những người lính năm xưa đã trở về với cuộc sống đời thường. Họ khiêm tốn nhận mình là những người lính “may mắn”. Họ nói: “Thắng lợi đó là chiến công chung của toàn dân tộc, chúng tôi chỉ là những người may mắn”.
 

Lê Hoan